Trong phiên họp sáng nay (14/11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, trong đó đáng chú ý là 4 giải pháp cho thị trường bất dộng sản.
Thủ tướng khẳng định, lĩnh vực bất động sản đang là một trong những lĩnh vực rất khó khăn và được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Vì thế để giải quyết khó khăn trong lĩnh vực này, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra bốn giải pháp.
Trước hết, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, khó khăn chung của thị trường bất động sản hiện nay một phần xuất phát từ việc quản lý yếu kém, thiếu quy hoạch, kế hoạch phù hợp nên thị trường nhà ở đã phát triển quá nóng, cơ cấu không hợp lý và tình trạng đầu cơ làm dư thừa nguồn cung, nhất là loại nhà ở cao cấp, vượt quá khả năng của phần lớn người có nhu cầu mua nhà để ở.
Theo đó, để từng bước tháo gỡ khó khăn, thời gian tới định hướng đặt ra là mở rộng tín dụng cho vay mua nhà, khuyến khích các tổ chức tín dụng liên kết với chủ dự án để cung cấp tín dụng dài hạn cho người có nhu cầu mua nhà để ở. Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố tìm nguồn vốn phù hợp để mua lại các khu nhà làm nhà tái định cư, nhà ở xã hội, ký túc xá sinh viên...
Hai là rà soát các dự án đã giao để xác định các dự án tạm dừng, dự án được tiếp tục triển khai, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cho phù hợp và yêu cầu các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện. Cho phép phân nhỏ các căn hộ phù hợp với quy hoạch; khuyến khích hạ giá bán để đáp ứng nhu cầu và khả năng thanh toán của nhiều đối tượng dân cư.
Ba là đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng thêm nhu cầu văn phòng làm việc, căn hộ cho thuê; nghiên cứu điều chỉnh chính sách bán nhà cho các đối tượng là người nước ngoài có dự án đầu tư, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.
Bốn là tăng cường quản lý nhà nước về thị trường bất động sản. Rà soát lại quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở phù hợp với điều kiện và chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược về nhà ở đã ban hành, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.
Ngoài ra, Chính phủ sẽ tiếp tục đề xuất bổ sung hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý đô thị và kinh doanh bất động sản. Nghiên cứu xây dựng các định chế tài chính mới để hỗ trợ thị trường như quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ đầu tư bất động sản... Hoàn thiện các chính sách thuế để hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản và khuyến khích sử dụng tiết kiệm đất.
Ngoài bốn giải pháp giải quyết tình trạng khó khăn của thị trường bất động sản, Thủ tướng Chính phủ cũng đưa ra 3 nhóm giải pháp giải quyết hàng tồn kho, cụ thể:
Thứ nhất, tăng nhanh tổng cầu của nền kinh tế.
Thứ hai là tập trung hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, thực hiện đồng bộ các giải pháp để mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Thứ ba là giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm.
Không những thế, Thủ tướng Chính phủ cũng đánh giá việc xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách vì nợ xấu đang cản trở tín dụng không đến được doanh nghiệp, là nguy cơ làm mất ổn định hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính. Vì thế, cần thực hiện khẩn trương, quyết liệt nhưng phải có lộ trình phù hợp, quy trình chặt chẽ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ rõ, ba vấn đề giải quyết khó khăn cho bất động sản, nợ xấu và giải quyết hàng tồn kho có mối quan hệ lẫn nhau. Vì thế cần giải quyết 3 vấn đề một cách đồng bộ mới mang lại hiệu quả, nhất là trong khi nền kinh tế đang rơi vào tình trạng rất khó khăn như hiện nay.
Trước hết, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, khó khăn chung của thị trường bất động sản hiện nay một phần xuất phát từ việc quản lý yếu kém, thiếu quy hoạch, kế hoạch phù hợp nên thị trường nhà ở đã phát triển quá nóng, cơ cấu không hợp lý và tình trạng đầu cơ làm dư thừa nguồn cung, nhất là loại nhà ở cao cấp, vượt quá khả năng của phần lớn người có nhu cầu mua nhà để ở.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Theo đó, để từng bước tháo gỡ khó khăn, thời gian tới định hướng đặt ra là mở rộng tín dụng cho vay mua nhà, khuyến khích các tổ chức tín dụng liên kết với chủ dự án để cung cấp tín dụng dài hạn cho người có nhu cầu mua nhà để ở. Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố tìm nguồn vốn phù hợp để mua lại các khu nhà làm nhà tái định cư, nhà ở xã hội, ký túc xá sinh viên...
Hai là rà soát các dự án đã giao để xác định các dự án tạm dừng, dự án được tiếp tục triển khai, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cho phù hợp và yêu cầu các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện. Cho phép phân nhỏ các căn hộ phù hợp với quy hoạch; khuyến khích hạ giá bán để đáp ứng nhu cầu và khả năng thanh toán của nhiều đối tượng dân cư.
Ba là đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng thêm nhu cầu văn phòng làm việc, căn hộ cho thuê; nghiên cứu điều chỉnh chính sách bán nhà cho các đối tượng là người nước ngoài có dự án đầu tư, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.
Bốn là tăng cường quản lý nhà nước về thị trường bất động sản. Rà soát lại quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở phù hợp với điều kiện và chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược về nhà ở đã ban hành, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.
Ngoài ra, Chính phủ sẽ tiếp tục đề xuất bổ sung hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý đô thị và kinh doanh bất động sản. Nghiên cứu xây dựng các định chế tài chính mới để hỗ trợ thị trường như quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ đầu tư bất động sản... Hoàn thiện các chính sách thuế để hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản và khuyến khích sử dụng tiết kiệm đất.
Ngoài bốn giải pháp giải quyết tình trạng khó khăn của thị trường bất động sản, Thủ tướng Chính phủ cũng đưa ra 3 nhóm giải pháp giải quyết hàng tồn kho, cụ thể:
Thứ nhất, tăng nhanh tổng cầu của nền kinh tế.
Thứ hai là tập trung hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, thực hiện đồng bộ các giải pháp để mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Thứ ba là giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm.
Không những thế, Thủ tướng Chính phủ cũng đánh giá việc xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách vì nợ xấu đang cản trở tín dụng không đến được doanh nghiệp, là nguy cơ làm mất ổn định hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính. Vì thế, cần thực hiện khẩn trương, quyết liệt nhưng phải có lộ trình phù hợp, quy trình chặt chẽ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ rõ, ba vấn đề giải quyết khó khăn cho bất động sản, nợ xấu và giải quyết hàng tồn kho có mối quan hệ lẫn nhau. Vì thế cần giải quyết 3 vấn đề một cách đồng bộ mới mang lại hiệu quả, nhất là trong khi nền kinh tế đang rơi vào tình trạng rất khó khăn như hiện nay.
Theo Người đưa tin