Đại biểu Quốc hội cũng chất vấn Bộ trưởng Xây dựng rằng liệu có dám chắc sẽ xử lý được tồn kho bất động sản trong 1 đến 2 năm tới không?
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, nhiều đại biểu quan tấm đến vấn đề nợ xấu, tồn kho trong lĩnh vực bất động sản, những biện pháp khắc phục và khi nào thị trường bất động sản sẽ hồi phục.
Về vấn đề tồn kho bất động sản, người đứng đầu ngành xây dựng cho biết số này rất lớn, bởi bên cạnh những dự án bất động sản xây xong không bán được còn có tồn kho là những sản phẩm dở dang vì chủ đầu tư không đủ tiền để tiếp tục thực hiện và tồn kho nền đất ở những dự án đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp.
Nguyên nhân của việc tồn kho lớn được Bộ trưởng giải thích là do quá trình phát triển các dự án bất động sản trước đây mang tính phong trào, dẫn đến cung vượt rất xa so với nhu cầu thực.
Thứ hai là cơ cấu bất động sản bất hợp lý, thừa những cái bất động sản cao cấp hoặc trung bình nhưng thiếu những bất động sản phục vụ những người dân thu nhập thấp.
Thứ ba là vốn cho bất động sản chủ yếu dựa vào vốn vay tín dụng và một phần vốn đóng góp của người dân mua nhà. Do vậy, khi tín dụng cho bất động sản bị thắt chặt và lãi suất tăng cao thì các dự án bất động sản đóng băng và không tiếp tục thực hiện được.
Thứ tư, thiếu các thiết chế tài chính để hỗ trợ về nguồn vốn dài hạn cho bất động sản như quỹ tiết kiệm nhà ở hay quỹ phát triển bất động sản v.v…
Trước tình hình này, Bộ Xây dựng đã đề nghị với Chính phủ và được Chính phủ chỉ đạo trong Chỉ thị số 2196 về khắc phục những khó khăn của thị trường bất động sản. Trong đó, những dự án nào chưa giải phóng mặt bằng thì phải dừng lại, những dự án nào đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa đầu tư hạ tầng thì tạm thời giãn tiến độ. Những dự án nào đang đầu tư hạ tầng thì phải tiếp tục cơ cấu lại theo hướng tập trung để phát triển nhà ở xã hội.
Cơ cấu lại các sản phẩm bất động sản để phù hợp với khả năng thanh toán của người dân, khuyến khích chuyển những sản phẩm bất động sản thương mại sang nhà ở xã hội, trong đó nhà nước sẽ hỗ trợ tiền sử dụng đất và thuế.
Mặt khác, Bộ Xây dựng đề nghị với Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho vay với những người mua nhà, đặc biệt những người mua nhà sử dụng lần đầu, những người mua nhà ở xã hội. Đề nghị Quốc hội cho phép miễn giảm thuế VAT đối với những người mua nhà ở lần đầu.
Tuy nhiên, đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) cho rằng, "còn rất băn khoăn về tính khả thi" của những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản mà Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đưa ra.
Theo vị này, khối lượng lớn căn hộ và biệt thự tồn đọng được các chuyên gia ví như "cục máu đông" làm đình trệ, ách tắc nền kinh tế, đây cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng nợ xấu hiện nay. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, dư nợ bất động sản có thể đã lên tới 1 triệu tỷ đồng bằng, gần bằng 1/2 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (khoảng 100 tỷ USD).
Hiện nay, giá bất động sản đã hạ tới 30 - 40% nhưng không ai mua, thị trường bất động sản vẫn trầm lắng. Như vậy chúng ta bán được cho ai nếu như chúng ta giải cứu?, đại biểu Hùng nói.
Thứ hai, vị này cho hay, nếu chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, với giá bán 20 - 30 triệu/m2 nay nay hạ xuống 5-7 triệu/m2 thì khoảng chênh lệch ấy ai bù vào, chưa tính đến khi chuyển đổi căn hộ hoặc chung cư cao cấp hoặc biệt thự sang nhà ở xã hội thì phải thiết kế lại và kết cấu lại cũng sẽ phát sinh rất nhiều chi phí.
Bộ trưởng đã tính đến tình huống này chưa và hiện nay trong Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo của Bộ trưởng chưa có con số cụ thể bao nhiêu dự án bất động sản đang tồn đọng. "Bao nhiêu vốn chúng ta để chết chìm trong bất động sản, chưa có một báo cáo nào của Bộ xây dựng cũng như của Chính phủ đưa ra, chúng ta không có con số thực tế thì làm sao chúng ta giải quyết được một cách thiết thực, một cách khả thi", đại biểu Phùng Văn Hùng chất vấn.
Đồng thời, vị này cũng phê Bộ trưởng Bộ Xây dựng, "đến bây giờ vẫn nói là bộ tiếp tục phối hợp với các cơ quan rà soát lại tất cả các dự án, tôi cho là quá chậm, vì vấn đề này chúng ta đã nêu ra hơn 1 năm nay, tại sao bộ với tư cách là bộ chuyên ngành lại đến bây giờ vẫn chưa nắm được con số bao nhiêu bất động sản đang tồn đọng". Đồng thời, ông cũng yêu cầu Bộ trưởng có dám chắc trong vòng 1,2 năm tới sẽ xử lý được số bất động sản tồn đọng không?
Với câu hỏi chất vấn này, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, hiện nay có nhiều cơ quan, tổ chức đánh giá về tồn kho bất động sản nhưng chưa có tiêu chí thống nhất cho nên các số liệu khác nhau. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng đã yêu cầu các Sở Xây dựng địa phương báo cáo.
Theo số liệu chưa đầy đủ của 44 tỉnh, thành phố có nhiều dự án bất động sản, tính đến ngày 30/8, tổng giá trị tồn kho bất động sản (dự án đã hoàn thành, chưa bán được, căn hộ đã mở bán những chưa ký hợp đồng, căn hộ thấp tầng nhưng chưa bán được, đất nền chưa bán được, văn phòng đã hoàn thành chưa có người thuê) ước tính là 40.750 tỷ đồng.
Trong đó, căn hộ chung cư tồn hơn 16.469, căn hộ thấp tầng tồn hơn 5.176, đất nền tồn 1.624.878 m2, văn phòng cho thuê tồn 25.870 m2.
Theo Bộ trưởng, thị trường bất động sản Việt Nam là một thị trường non trẻ và kinh nghiệm của những nhà quản lý, kinh doanh bất động sản còn rất hạn chế. Việc tháo gỡ khó khăn của thị trường bất động sản yêu cầu phải được các Bộ, ngành quan tâm tháo gỡ và đặc biệt là vai trò của các địa phương.
Có điều chỉnh được hay không, có cơ cấu lại căn hộ, dự án hay không, có nhanh hay không, tất cả phụ thuộc vào địa phương, cơ quan tham mưu và quyết tâm của doanh nghiệp, vị này chia sẻ.
Trước Quốc hội, người đứng đầu ngành xây dựng phát biểu, "thị trường bất động sản hiện nay đang ở giai đoạn khó khăn nhất, chắc chắn vẫn tiếp tục khó khăn và tháo phải gỡ từng bước, nếu để càng khó khăn thì nợ xấu càng tăng thêm. Cho nên cần phải quyết tâm rất cao và chắc chắn thị trường bất động sản sẽ ấm lên cùng với sự hồi phục của nền kinh tế".
Về vấn đề tồn kho bất động sản, người đứng đầu ngành xây dựng cho biết số này rất lớn, bởi bên cạnh những dự án bất động sản xây xong không bán được còn có tồn kho là những sản phẩm dở dang vì chủ đầu tư không đủ tiền để tiếp tục thực hiện và tồn kho nền đất ở những dự án đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp.
Nguyên nhân của việc tồn kho lớn được Bộ trưởng giải thích là do quá trình phát triển các dự án bất động sản trước đây mang tính phong trào, dẫn đến cung vượt rất xa so với nhu cầu thực.
Thứ hai là cơ cấu bất động sản bất hợp lý, thừa những cái bất động sản cao cấp hoặc trung bình nhưng thiếu những bất động sản phục vụ những người dân thu nhập thấp.
Thứ ba là vốn cho bất động sản chủ yếu dựa vào vốn vay tín dụng và một phần vốn đóng góp của người dân mua nhà. Do vậy, khi tín dụng cho bất động sản bị thắt chặt và lãi suất tăng cao thì các dự án bất động sản đóng băng và không tiếp tục thực hiện được.
Thứ tư, thiếu các thiết chế tài chính để hỗ trợ về nguồn vốn dài hạn cho bất động sản như quỹ tiết kiệm nhà ở hay quỹ phát triển bất động sản v.v…
Trước tình hình này, Bộ Xây dựng đã đề nghị với Chính phủ và được Chính phủ chỉ đạo trong Chỉ thị số 2196 về khắc phục những khó khăn của thị trường bất động sản. Trong đó, những dự án nào chưa giải phóng mặt bằng thì phải dừng lại, những dự án nào đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa đầu tư hạ tầng thì tạm thời giãn tiến độ. Những dự án nào đang đầu tư hạ tầng thì phải tiếp tục cơ cấu lại theo hướng tập trung để phát triển nhà ở xã hội.
Cơ cấu lại các sản phẩm bất động sản để phù hợp với khả năng thanh toán của người dân, khuyến khích chuyển những sản phẩm bất động sản thương mại sang nhà ở xã hội, trong đó nhà nước sẽ hỗ trợ tiền sử dụng đất và thuế.
Mặt khác, Bộ Xây dựng đề nghị với Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho vay với những người mua nhà, đặc biệt những người mua nhà sử dụng lần đầu, những người mua nhà ở xã hội. Đề nghị Quốc hội cho phép miễn giảm thuế VAT đối với những người mua nhà ở lần đầu.
Tuy nhiên, đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) cho rằng, "còn rất băn khoăn về tính khả thi" của những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản mà Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đưa ra.
Theo vị này, khối lượng lớn căn hộ và biệt thự tồn đọng được các chuyên gia ví như "cục máu đông" làm đình trệ, ách tắc nền kinh tế, đây cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng nợ xấu hiện nay. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, dư nợ bất động sản có thể đã lên tới 1 triệu tỷ đồng bằng, gần bằng 1/2 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (khoảng 100 tỷ USD).
Hiện nay, giá bất động sản đã hạ tới 30 - 40% nhưng không ai mua, thị trường bất động sản vẫn trầm lắng. Như vậy chúng ta bán được cho ai nếu như chúng ta giải cứu?, đại biểu Hùng nói.
Thứ hai, vị này cho hay, nếu chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, với giá bán 20 - 30 triệu/m2 nay nay hạ xuống 5-7 triệu/m2 thì khoảng chênh lệch ấy ai bù vào, chưa tính đến khi chuyển đổi căn hộ hoặc chung cư cao cấp hoặc biệt thự sang nhà ở xã hội thì phải thiết kế lại và kết cấu lại cũng sẽ phát sinh rất nhiều chi phí.
Bộ trưởng đã tính đến tình huống này chưa và hiện nay trong Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo của Bộ trưởng chưa có con số cụ thể bao nhiêu dự án bất động sản đang tồn đọng. "Bao nhiêu vốn chúng ta để chết chìm trong bất động sản, chưa có một báo cáo nào của Bộ xây dựng cũng như của Chính phủ đưa ra, chúng ta không có con số thực tế thì làm sao chúng ta giải quyết được một cách thiết thực, một cách khả thi", đại biểu Phùng Văn Hùng chất vấn.
Đồng thời, vị này cũng phê Bộ trưởng Bộ Xây dựng, "đến bây giờ vẫn nói là bộ tiếp tục phối hợp với các cơ quan rà soát lại tất cả các dự án, tôi cho là quá chậm, vì vấn đề này chúng ta đã nêu ra hơn 1 năm nay, tại sao bộ với tư cách là bộ chuyên ngành lại đến bây giờ vẫn chưa nắm được con số bao nhiêu bất động sản đang tồn đọng". Đồng thời, ông cũng yêu cầu Bộ trưởng có dám chắc trong vòng 1,2 năm tới sẽ xử lý được số bất động sản tồn đọng không?
Với câu hỏi chất vấn này, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, hiện nay có nhiều cơ quan, tổ chức đánh giá về tồn kho bất động sản nhưng chưa có tiêu chí thống nhất cho nên các số liệu khác nhau. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng đã yêu cầu các Sở Xây dựng địa phương báo cáo.
Theo số liệu chưa đầy đủ của 44 tỉnh, thành phố có nhiều dự án bất động sản, tính đến ngày 30/8, tổng giá trị tồn kho bất động sản (dự án đã hoàn thành, chưa bán được, căn hộ đã mở bán những chưa ký hợp đồng, căn hộ thấp tầng nhưng chưa bán được, đất nền chưa bán được, văn phòng đã hoàn thành chưa có người thuê) ước tính là 40.750 tỷ đồng.
Trong đó, căn hộ chung cư tồn hơn 16.469, căn hộ thấp tầng tồn hơn 5.176, đất nền tồn 1.624.878 m2, văn phòng cho thuê tồn 25.870 m2.
Theo Bộ trưởng, thị trường bất động sản Việt Nam là một thị trường non trẻ và kinh nghiệm của những nhà quản lý, kinh doanh bất động sản còn rất hạn chế. Việc tháo gỡ khó khăn của thị trường bất động sản yêu cầu phải được các Bộ, ngành quan tâm tháo gỡ và đặc biệt là vai trò của các địa phương.
Có điều chỉnh được hay không, có cơ cấu lại căn hộ, dự án hay không, có nhanh hay không, tất cả phụ thuộc vào địa phương, cơ quan tham mưu và quyết tâm của doanh nghiệp, vị này chia sẻ.
Trước Quốc hội, người đứng đầu ngành xây dựng phát biểu, "thị trường bất động sản hiện nay đang ở giai đoạn khó khăn nhất, chắc chắn vẫn tiếp tục khó khăn và tháo phải gỡ từng bước, nếu để càng khó khăn thì nợ xấu càng tăng thêm. Cho nên cần phải quyết tâm rất cao và chắc chắn thị trường bất động sản sẽ ấm lên cùng với sự hồi phục của nền kinh tế".
Theo ĐTTC