Chung cư Đại Thanh với mức giá 10 triệu đồng/m2 đang trở thành câu chuyện nóng của thị trường BĐS.
Còn sự đáng sợ ở đây được dư luận hiểu theo nhiều cách, đáng sợ về mức giá bán với các chủ đầu tư khác trên thị trường, đáng sợ về chất lượng căn hộ đối với người mua...
Khu đô thị Đại Thanh có diện tích quy hoạch 17 héc-ta, với các công trình cao từ 5 - 33 tầng. Đây là dự án do CTCP Đầu tư tư nhân số 1 Lai Châu làm chủ đầu tư sau khi mua lại của Công ty Hải Phát. Trái với cảnh vắng vẻ ở các sàn giao dịch khác, Sàn BĐS Mường Thanh của chủ đầu tư thời điểm này luôn tấp nập người. Sức hút đến từ cách bán hàng siêu linh hoạt của họ. Mở bán từ quý II năm nay, chủ đầu tư đã đưa ra các mức giá bán bám sát nhu cầu thị trường, từ 14,3 triệu đồng/m2; rồi 13 triệu đồng/m2 và giờ là 10 triệu đồng/m2. Tất nhiên, không phải tất cả các căn hộ đều đồng loạt có giá 10 triệu đồng/m2, mà tỷ lệ những căn như vậy chỉ chiếm một phần trong dự án với những đặc điểm như diện tích nhỏ (dưới 45 m2, căn ở tầng cao…).
Trao đổi với ĐTCK, ông Lê Thanh Thản, Giám đốc CTCP Đầu tư tư nhân số 1 Lai Châu đã chỉ ra những yếu tố khiến Dự án Đại Thanh có được mức giá trên. Thứ nhất, đất xây dựng dự án là quỹ đất đô thị phát triển từ cách đây 4 năm, Công ty mua lại với giá thấp. Thứ hai, DN không sử dụng vốn vay ngân hàng. Theo quy hoạch, dự án này sẽ có khoảng 4.000 căn hộ chung cư, giá trị đầu tư ước 2.400 tỷ đồng. Toàn bộ tiền đầu tư là vốn tự có của DN và huy động trả trước từ khách hàng. Yếu tố quan trọng nhất để giảm giá thành, theo vị giám đốc này là DN đã tạo ra được quy trình đầu tư khép kín và cắt giảm được tối đa chi phí thừa, những kiểu ăn kênh giá vốn từ lâu tồn tại trên thị trường xây dựng. Chủ đầu tư hiện chủ động từ thi công, giám sát, thiết kế, nhập khẩu nguyên vật liệu…
“Nếu như trước kia riêng chi phí lán trại cho công nhân xây dựng đã rất tốn kém, thì nay chúng tôi tận dụng tầng hầm đã xây dựng xong để họ ở. Quản lý được trực tiếp đầu vào sản phẩm, những khâu trung gian trong một dự án như phòng vật tư, kế hoạch, tài chính…, chúng tôi đều cắt giảm hết”, ông Thản nêu ví dụ.
Khi sản phẩm này gây sốt trên thị trường, không ít DN BĐS đã lên tiếng phản đối động thái giảm giá chung cư tại Dự án Đại Thanh. Họ cho rằng, không thể làm dự án thương mại ở Hà Nội mà bán ra với giá 8 - 10 triệu đồng/m2 và nếu nhà được bán với giá đó thì chỉ có thể là do DN ăn bớt nguyên vật liệu?
Không khó hiểu với phản ứng của không ít chủ đầu tư BĐS trước mức giá 10 triệu đồng/m2 nhà thương mại tại Hà Nội. Tuy nhiên, những thông tin mà chủ đầu tư Dự án Đại Thanh chia sẻ đáng để các nhà đầu tư suy ngẫm, nhất là việc quản trị dự án để cắt đi những “mánh” ăn chênh, đẩy giá thành nhà ở lên rất cao. Còn nỗi lo bị cạnh tranh, thực sự ngoài ưu thế về giá và diện tích căn hộ nhỏ, vị trí Dự án Đại Thanh có thể là điểm hạn chế. Không dễ để những cặp vợ chồng chọn đây là chốn an cư nếu căn hộ cách nơi làm việc của họ tới 12 - 15 km.
Trước những băn khoăn của không ít người cho rằng căn hộ giá thấp, chất lượng sẽ thấp và chủ đầu tư ăn bớt vật liệu, ông Thản nói: “Sử dụng thang máy chất lượng kém có thể tiết kiệm giá thành 5 tỷ đồng/chiếc. Không dại gì chúng tôi làm vậy với một dự án có tổng vốn đầu tư tới 2.400 tỷ đồng. Thậm chí, mỗi tòa nhà, chúng tôi còn đầu tư thêm lưới an toàn trị giá 3 tỷ đồng”.
Nhìn vào danh mục vật liệu mà chủ đầu tư đính kèm trong hợp đồng mua bán, chất lượng căn hộ có thể là điều không còn đáng sợ với người mua. Đơn cử, sàn gạch men loại Prime; tường sơn Spec, Sky, Master, Valspar… sản xuất tại Việt Nam; trần bê tông Việt Úc, Việt Hàn, Sun way, Việt Đức, Xi măng Bút Sơn, Vinakansai, Hữu Nghị; thiết bị điện của Roman, Lioa; thiết bị vệ sinh sản xuất tại Việt Nam; ống cấp thoát nước nhựa Tiền Phong…
Tuy vậy, vẫn có một điều đáng sợ với khách hàng là họ sẽ không dễ có được giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho những căn hộ có diện tích dưới 45 m2, bởi việc sửa Luật Nhà ở (cho phép tồn tại căn hộ diện tích nhỏ) và các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề này không hề đơn giản và mất thời gian.
Câu chuyện về Dự án Đại Thanh cho thấy, hiện vẫn có những lối đi trên thị trường BĐS và những cách làm mới vì quyền lợi số đông khách hàng sẽ được thị trường ủng hộ.
Tiến độ Dự án Đại Thanh đang được triển khai khá nhanh
Khu đô thị Đại Thanh có diện tích quy hoạch 17 héc-ta, với các công trình cao từ 5 - 33 tầng. Đây là dự án do CTCP Đầu tư tư nhân số 1 Lai Châu làm chủ đầu tư sau khi mua lại của Công ty Hải Phát. Trái với cảnh vắng vẻ ở các sàn giao dịch khác, Sàn BĐS Mường Thanh của chủ đầu tư thời điểm này luôn tấp nập người. Sức hút đến từ cách bán hàng siêu linh hoạt của họ. Mở bán từ quý II năm nay, chủ đầu tư đã đưa ra các mức giá bán bám sát nhu cầu thị trường, từ 14,3 triệu đồng/m2; rồi 13 triệu đồng/m2 và giờ là 10 triệu đồng/m2. Tất nhiên, không phải tất cả các căn hộ đều đồng loạt có giá 10 triệu đồng/m2, mà tỷ lệ những căn như vậy chỉ chiếm một phần trong dự án với những đặc điểm như diện tích nhỏ (dưới 45 m2, căn ở tầng cao…).
Trao đổi với ĐTCK, ông Lê Thanh Thản, Giám đốc CTCP Đầu tư tư nhân số 1 Lai Châu đã chỉ ra những yếu tố khiến Dự án Đại Thanh có được mức giá trên. Thứ nhất, đất xây dựng dự án là quỹ đất đô thị phát triển từ cách đây 4 năm, Công ty mua lại với giá thấp. Thứ hai, DN không sử dụng vốn vay ngân hàng. Theo quy hoạch, dự án này sẽ có khoảng 4.000 căn hộ chung cư, giá trị đầu tư ước 2.400 tỷ đồng. Toàn bộ tiền đầu tư là vốn tự có của DN và huy động trả trước từ khách hàng. Yếu tố quan trọng nhất để giảm giá thành, theo vị giám đốc này là DN đã tạo ra được quy trình đầu tư khép kín và cắt giảm được tối đa chi phí thừa, những kiểu ăn kênh giá vốn từ lâu tồn tại trên thị trường xây dựng. Chủ đầu tư hiện chủ động từ thi công, giám sát, thiết kế, nhập khẩu nguyên vật liệu…
“Nếu như trước kia riêng chi phí lán trại cho công nhân xây dựng đã rất tốn kém, thì nay chúng tôi tận dụng tầng hầm đã xây dựng xong để họ ở. Quản lý được trực tiếp đầu vào sản phẩm, những khâu trung gian trong một dự án như phòng vật tư, kế hoạch, tài chính…, chúng tôi đều cắt giảm hết”, ông Thản nêu ví dụ.
Khi sản phẩm này gây sốt trên thị trường, không ít DN BĐS đã lên tiếng phản đối động thái giảm giá chung cư tại Dự án Đại Thanh. Họ cho rằng, không thể làm dự án thương mại ở Hà Nội mà bán ra với giá 8 - 10 triệu đồng/m2 và nếu nhà được bán với giá đó thì chỉ có thể là do DN ăn bớt nguyên vật liệu?
Không khó hiểu với phản ứng của không ít chủ đầu tư BĐS trước mức giá 10 triệu đồng/m2 nhà thương mại tại Hà Nội. Tuy nhiên, những thông tin mà chủ đầu tư Dự án Đại Thanh chia sẻ đáng để các nhà đầu tư suy ngẫm, nhất là việc quản trị dự án để cắt đi những “mánh” ăn chênh, đẩy giá thành nhà ở lên rất cao. Còn nỗi lo bị cạnh tranh, thực sự ngoài ưu thế về giá và diện tích căn hộ nhỏ, vị trí Dự án Đại Thanh có thể là điểm hạn chế. Không dễ để những cặp vợ chồng chọn đây là chốn an cư nếu căn hộ cách nơi làm việc của họ tới 12 - 15 km.
Trước những băn khoăn của không ít người cho rằng căn hộ giá thấp, chất lượng sẽ thấp và chủ đầu tư ăn bớt vật liệu, ông Thản nói: “Sử dụng thang máy chất lượng kém có thể tiết kiệm giá thành 5 tỷ đồng/chiếc. Không dại gì chúng tôi làm vậy với một dự án có tổng vốn đầu tư tới 2.400 tỷ đồng. Thậm chí, mỗi tòa nhà, chúng tôi còn đầu tư thêm lưới an toàn trị giá 3 tỷ đồng”.
Nhìn vào danh mục vật liệu mà chủ đầu tư đính kèm trong hợp đồng mua bán, chất lượng căn hộ có thể là điều không còn đáng sợ với người mua. Đơn cử, sàn gạch men loại Prime; tường sơn Spec, Sky, Master, Valspar… sản xuất tại Việt Nam; trần bê tông Việt Úc, Việt Hàn, Sun way, Việt Đức, Xi măng Bút Sơn, Vinakansai, Hữu Nghị; thiết bị điện của Roman, Lioa; thiết bị vệ sinh sản xuất tại Việt Nam; ống cấp thoát nước nhựa Tiền Phong…
Tuy vậy, vẫn có một điều đáng sợ với khách hàng là họ sẽ không dễ có được giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho những căn hộ có diện tích dưới 45 m2, bởi việc sửa Luật Nhà ở (cho phép tồn tại căn hộ diện tích nhỏ) và các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề này không hề đơn giản và mất thời gian.
Câu chuyện về Dự án Đại Thanh cho thấy, hiện vẫn có những lối đi trên thị trường BĐS và những cách làm mới vì quyền lợi số đông khách hàng sẽ được thị trường ủng hộ.
Theo ĐTCK