Không thể để tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo (SMSM) tồn tại giữa một đô thị văn minh hiện đại. Hà Nội đã có kế hoạch cụ thể giải quyết triệt để nhà SMSM trong tháng 4 tới - Đó là khằng định của Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Hùng
Hà Nội vẫn còn nhiều nhà siêu mỏng, siêu méo
Chưa thể nói không vì... thiếu kinh phí
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, từ nhiều năm nay, UBND TP đã ban hành nhiều quy định về những diện tích không được phép xây dựng (như diện tích đất dưới 15 m2, có cạnh dưới 3 m không được xây dựng thành các công trình độc lập) nhưng hàng loạt công trình nhà SMSM vẫn được hình thành trên nhiều con đường mới mở. Ngay cả 2 bên con đường "đắt nhất hành tinh” - tuyến Vành đai I Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu vẫn còn tồn tại 20 trường hợp nhà SMSM.
"Để tồn tại nhà SMSM là không chấp nhận được, song đó là hậu quả của quá trình phát triển đô thị do nhiều yếu tố, nên quan trọng là cách ứng xử với hiện tượng này”, Giám đốc Sở XD Hà nội Nguyễn Thế Hùng khẳng định. Tuy nhiên, để nói không với nhà SMSM ngay lập tức là không dễ dàng. Trong số hơn 600 công trình SMSM, sau một thời gian triệt hạ hiện Hà Nội còn 192 nhà SMSM. Để thanh toán gần 200 trường hợp nhà SMSM còn lại này theo ông Hùng là hết sức khó khăn bởi một số công trình xây dựng từ năm 2007 (thời điểm chưa có quy định về các diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng) nên phải có phương án thu hồi, tái định cư cho chủ sở hữu những công trình này. Trong khi đó kinh phí để thu hồi, lo tái định cư cho dân là hết sức khó khăn. Chẳng hạn, tuyến Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, trong tổng kinh phí 1.000 tỷ đồng đầu tư, kinh phí giải phóng mặt bằng đã ngốn hết 700 tỷ đồng, chỉ còn 300 tỷ đồng cho việc thi công đường. Nếu thu hồi hết diện tích 2 bên tuyến Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu ngân sách nhà nước sẽ không đủ, ông Hùng dẫn chứng.
Thu hồi diện tích đất không đủ điều kiện vào mục đích công cộng
Ông Nguyễn Thụ Đát, Trưởng phòng Xây dựng - Phát triển đô thị thuộc UBND TP Hà Nội cho biết: TP vừa có Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ban hành quy định xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng đang tồn tại dọc theo các tuyến đường giao thông và nguyên tắc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đường giao thông mới trên địa bàn TP. Theo đó, TP sẽ thu hồi 50m hai bên đường để xây dựng 2 tuyến phố theo quy hoạch khi thực hiện dự án xây dựng đường giao thông mới; đồng thời xử lý các trường hợp đất có diện tích dưới 15m2 và có kích thước mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng dưới 3m (đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng - trường hợp SMSM).
Quy định này đã cụ thể hóa 3 phương án xử lý trường hợp SMSM. Đối với các trường hợp SMSM phát sinh trước khi Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg ngày 28/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thì UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm rà soát, thống kê, sau đó phân loại, lập và phê duyệt phương án xử lý. Trường hợp không thực hiện được việc hợp thửa đất hoặc hợp khối nhà theo quy định, thì nếu đã có quy hoạch nhưng chưa thực hiện thì tổ chức thu hồi đất để thực hiện quy hoạch đó; nếu trước đây chưa có quy hoạch xây dựng thì UBND các quận, huyện, thị xã lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch và phương án xử lý được duyệt. Đối với các trường hợp tồn tại từ 15/3/2005 (khi Quyết định số 39 có hiệu lực) đến nay thì UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng (nếu chưa có); đồng thời rà soát, thống kê, phân loại, lập và phê duyệt phương án xử lý.
Cũng theo quy định này, UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét việc cho phép chủ sử dụng đất SMSM có nhu cầu được tổ chức khai thác, sử dụng thửa đất đúng mục đích, đúng quy hoạch đã được phê duyệt để làm dịch vụ công cộng.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, từ nhiều năm nay, UBND TP đã ban hành nhiều quy định về những diện tích không được phép xây dựng (như diện tích đất dưới 15 m2, có cạnh dưới 3 m không được xây dựng thành các công trình độc lập) nhưng hàng loạt công trình nhà SMSM vẫn được hình thành trên nhiều con đường mới mở. Ngay cả 2 bên con đường "đắt nhất hành tinh” - tuyến Vành đai I Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu vẫn còn tồn tại 20 trường hợp nhà SMSM.
"Để tồn tại nhà SMSM là không chấp nhận được, song đó là hậu quả của quá trình phát triển đô thị do nhiều yếu tố, nên quan trọng là cách ứng xử với hiện tượng này”, Giám đốc Sở XD Hà nội Nguyễn Thế Hùng khẳng định. Tuy nhiên, để nói không với nhà SMSM ngay lập tức là không dễ dàng. Trong số hơn 600 công trình SMSM, sau một thời gian triệt hạ hiện Hà Nội còn 192 nhà SMSM. Để thanh toán gần 200 trường hợp nhà SMSM còn lại này theo ông Hùng là hết sức khó khăn bởi một số công trình xây dựng từ năm 2007 (thời điểm chưa có quy định về các diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng) nên phải có phương án thu hồi, tái định cư cho chủ sở hữu những công trình này. Trong khi đó kinh phí để thu hồi, lo tái định cư cho dân là hết sức khó khăn. Chẳng hạn, tuyến Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, trong tổng kinh phí 1.000 tỷ đồng đầu tư, kinh phí giải phóng mặt bằng đã ngốn hết 700 tỷ đồng, chỉ còn 300 tỷ đồng cho việc thi công đường. Nếu thu hồi hết diện tích 2 bên tuyến Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu ngân sách nhà nước sẽ không đủ, ông Hùng dẫn chứng.
Thu hồi diện tích đất không đủ điều kiện vào mục đích công cộng
Ông Nguyễn Thụ Đát, Trưởng phòng Xây dựng - Phát triển đô thị thuộc UBND TP Hà Nội cho biết: TP vừa có Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ban hành quy định xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng đang tồn tại dọc theo các tuyến đường giao thông và nguyên tắc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đường giao thông mới trên địa bàn TP. Theo đó, TP sẽ thu hồi 50m hai bên đường để xây dựng 2 tuyến phố theo quy hoạch khi thực hiện dự án xây dựng đường giao thông mới; đồng thời xử lý các trường hợp đất có diện tích dưới 15m2 và có kích thước mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng dưới 3m (đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng - trường hợp SMSM).
Quy định này đã cụ thể hóa 3 phương án xử lý trường hợp SMSM. Đối với các trường hợp SMSM phát sinh trước khi Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg ngày 28/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thì UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm rà soát, thống kê, sau đó phân loại, lập và phê duyệt phương án xử lý. Trường hợp không thực hiện được việc hợp thửa đất hoặc hợp khối nhà theo quy định, thì nếu đã có quy hoạch nhưng chưa thực hiện thì tổ chức thu hồi đất để thực hiện quy hoạch đó; nếu trước đây chưa có quy hoạch xây dựng thì UBND các quận, huyện, thị xã lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch và phương án xử lý được duyệt. Đối với các trường hợp tồn tại từ 15/3/2005 (khi Quyết định số 39 có hiệu lực) đến nay thì UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng (nếu chưa có); đồng thời rà soát, thống kê, phân loại, lập và phê duyệt phương án xử lý.
Cũng theo quy định này, UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét việc cho phép chủ sử dụng đất SMSM có nhu cầu được tổ chức khai thác, sử dụng thửa đất đúng mục đích, đúng quy hoạch đã được phê duyệt để làm dịch vụ công cộng.
Theo Đại Đoàn Kết