Chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng chiều 12 và sáng 13-11 tại Quốc hội, một số đại biểu đặt câu hỏi về “ngưỡng nguy hiểm” của thị trường bất động sản, phải làm gì để đổ vỡ không xảy ra, còn nếu đổ vỡ thì xử lý như thế nào?
Sau khi lý giải nguyên nhân của tình trạng thị trường đóng băng, Bộ trưởng Dũng cho biết, Bộ đã và đang rà soát lại các dự án bất động sản, cơ cấu lại các sản phẩm, diện tích căn, cho chuyển đổi nhà thương mại sang nhà xã hội, có cơ chế ưu đãi chủ đầu tư, đề nghị ngân hàng tiếp tục cho người mua nhà vay, giảm thuế cho người mua nhà ở lần đầu…
Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) đặt câu hỏi: Hiện hơn 1 triệu tỷ đồng đang “chôn” trong lĩnh vực này, nhưng nếu Bộ cho chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội để bán cho người thu nhập thấp thì ai sẽ phải bù vào khoản chênh lệch đó?
Bộ trưởng Dũng cho rằng, trong giải pháp mà Bộ và Chính phủ đưa ra đã có sự liên hệ chặt chẽ giữa các bộ ngành, vừa phải rà soát lại các dự án, vừa phải tiếp thêm vốn, vừa có ưu đãi về thuế….
Theo đại biểu Trần Du Lịch, mặc dù đã có sự nỗ lực của Bộ và Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thị trường bất động sản, tuy nhiên, dường như các giải pháp đó chưa đặt đúng tầm nghiêm trọng của vấn đề. Ông Lịch cho biết, trong khoảng 30 năm trở lại đây, tất cả các cuộc khủng khoảng kinh tế của thế giới đều xuất phát từ bất động sản. Hiện chúng ta đang đứng trước nguy cơ như vậy. Bên cạnh đó, yếu kém trong quản lý thị trường bất động sản là điển hình của sự yếu kém trong quản lý. Vì vậy, cần nhìn nhận đúng vấn đề để từ đó đưa ra một đề án tập trung với những giải pháp quyết liệt, cụ thể mới hy vọng giải quyết tình trạng nợ xấu trong bất động sản.
Có ý kiến cho rằng, các giải pháp trên mới chỉ mang tính chất tình thế chứ chưa phải là căn cơ. Giải pháp mạnh và hiệu quả được đề xuất là hạ giá thành về mức 50% để giải phóng hàng tồn. Tuy nhiên, có lẽ “liệu pháp sốc” này sẽ ít được các doanh nghiệp bất động sản chấp nhận.
Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) đặt câu hỏi: Hiện hơn 1 triệu tỷ đồng đang “chôn” trong lĩnh vực này, nhưng nếu Bộ cho chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội để bán cho người thu nhập thấp thì ai sẽ phải bù vào khoản chênh lệch đó?
Bộ trưởng Dũng cho rằng, trong giải pháp mà Bộ và Chính phủ đưa ra đã có sự liên hệ chặt chẽ giữa các bộ ngành, vừa phải rà soát lại các dự án, vừa phải tiếp thêm vốn, vừa có ưu đãi về thuế….
Ảnh minh họa
Theo đại biểu Trần Du Lịch, mặc dù đã có sự nỗ lực của Bộ và Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thị trường bất động sản, tuy nhiên, dường như các giải pháp đó chưa đặt đúng tầm nghiêm trọng của vấn đề. Ông Lịch cho biết, trong khoảng 30 năm trở lại đây, tất cả các cuộc khủng khoảng kinh tế của thế giới đều xuất phát từ bất động sản. Hiện chúng ta đang đứng trước nguy cơ như vậy. Bên cạnh đó, yếu kém trong quản lý thị trường bất động sản là điển hình của sự yếu kém trong quản lý. Vì vậy, cần nhìn nhận đúng vấn đề để từ đó đưa ra một đề án tập trung với những giải pháp quyết liệt, cụ thể mới hy vọng giải quyết tình trạng nợ xấu trong bất động sản.
Có ý kiến cho rằng, các giải pháp trên mới chỉ mang tính chất tình thế chứ chưa phải là căn cơ. Giải pháp mạnh và hiệu quả được đề xuất là hạ giá thành về mức 50% để giải phóng hàng tồn. Tuy nhiên, có lẽ “liệu pháp sốc” này sẽ ít được các doanh nghiệp bất động sản chấp nhận.
Theo Công lý