Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, hiện lượng hàng tồn kho bất động sản có giá trị hơn 40 ngàn tỷ đồng. Để giải phóng lượng hàng này, cần hạn chế cung ảo, cơ cấu sản phẩm và có chính sách nhằm kích cầu.
Chiều nay 12/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội xung quanh những vẫn đề liên quan đến lĩnh vực bất động sản trong đó vấn đề tồn kho sản phẩm lớn đang ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh bất động, dẫn đến các hệ lụy cho nền kinh tế.
Bộ trưởng Xây dựng cho biết, tồn kho bất động sản hiện nay rất lớn. Hiện nay có nhiều cơ quan, tổ chức đánh giá về tồn kho nhưng chưa có tiêu chí thống nhất nên số liệu khác nhau. Bộ Xây dựng đã có yêu cầu các Sở báo cáo cụ thể con số.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của 44 tỉnh thành, tính đến 30/8/2012, hàng tồn kho cả nước hiện nay có 16.469 căn hộ chung cư, trong đó TP.HCM 10.108 căn, Hà Nội là 3.292 căn. Tổng số nhà thấp tầng 4.116 căn trong đó Hà Nội 3.483 căn, TPHCM là 1.131 căn. Đất nền hơn 1,6 triệu m2 trong đó văn phòng là 25.870m2. Tổng giá trị hàng tồn kho 40.750 tỷ đồng
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, ngoài những con số trên còn có những sản phẩm tồn kho ở tình trạng dở dang. Tức là sản phẩm bất động sản đã có người mua mới, góp tiền một phần nhưng do chủ đầu tư chưa có tiền để xây dựng.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc hàng tồn kho cao là do quá trình phát triển các dự án một cách tự phát, theo phong trào thiếu tuân thủ quy hoạch và kế hoạch dẫn đến các dự án quá nhiều vượt rất xa so với nhu cầu thực của xa hội, của thị trường.
Theo số liệu của Bộ Xây dựng, hiện nay, cả nước có 2.399 dự án theo thống kê của 44 tỉnh thành và có xấp xỉ khoảng 71.000 ha đất cho bất động sản, riêng Hà Nội hiện nay có 368 dự án với khoảng 20.000 ha cho bất động sản, những dự án đang triển khai chiếm khoảng 40% tức là 8.000 ha với 233 dự án.
Thứ hai, do cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa hợp lý, có thể nói là vừa thiếu vừa thừa. Sản phẩm bất động sản cao cấp và trung bình thừa nguồn cung còn bất động sản bình dân đáp ứng nhu cầu của người dân lại thiếu.
Thứ ba, vốn chủ yếu dựa vào vốn vay, và dựa vào vốn góp của người dân. Còn chủ đầu tư đa số là có vốn chủ sở hữu rất thấp cho nên khi tín dụng bất động sản thắt chặt, lãi suất cao nên chủ đầu tư không đủ tài chính để thực hiện dự án.
Trước những nguyên nhân trên, Bộ trưởng đưa ra các giải pháp trước mắt. Đó là thực hiện theo Chỉ thị 1296 của Chính phủ về các giải pháp khắc phục khó khăn của thị trường bất động sản.
Trong đó, phải rà soát toàn bộ dự án bất động sản, phân loại dự án nào chưa giải phóng mặt bằng thì phải dừng lại, những dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa có hạ tầng thì tạm thời giãn tiến độ, còn đối với những dự án đã và đang đầu tư hạ tầng rồi thì tập trung vào tái cơ cấu dự án, tập trung vào phát triển nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, còn cơ cấu lại các sản phẩm bất động sản tùy vào từng đô thị, vị trí từng dự án để phù hợp với khả năng thanh toán của người dân, đặc biệt là chuyển các sản phẩm thương mại sang loại hình nhà ở xã hội, trong đó Nhà nước hỗ trợ về tiền đất, thuế theo đúng chính sách của Nhà nước.
Bộ Xây dựng cũng đã có kiến nghị Quốc hội miễn giảm thuế VAT đối với những người mua nhà lần đầu để kích thích nhu cầu làm tan băng bất động sản...
Bộ trưởng Xây dựng cho biết, tồn kho bất động sản hiện nay rất lớn. Hiện nay có nhiều cơ quan, tổ chức đánh giá về tồn kho nhưng chưa có tiêu chí thống nhất nên số liệu khác nhau. Bộ Xây dựng đã có yêu cầu các Sở báo cáo cụ thể con số.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của 44 tỉnh thành, tính đến 30/8/2012, hàng tồn kho cả nước hiện nay có 16.469 căn hộ chung cư, trong đó TP.HCM 10.108 căn, Hà Nội là 3.292 căn. Tổng số nhà thấp tầng 4.116 căn trong đó Hà Nội 3.483 căn, TPHCM là 1.131 căn. Đất nền hơn 1,6 triệu m2 trong đó văn phòng là 25.870m2. Tổng giá trị hàng tồn kho 40.750 tỷ đồng
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, ngoài những con số trên còn có những sản phẩm tồn kho ở tình trạng dở dang. Tức là sản phẩm bất động sản đã có người mua mới, góp tiền một phần nhưng do chủ đầu tư chưa có tiền để xây dựng.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc hàng tồn kho cao là do quá trình phát triển các dự án một cách tự phát, theo phong trào thiếu tuân thủ quy hoạch và kế hoạch dẫn đến các dự án quá nhiều vượt rất xa so với nhu cầu thực của xa hội, của thị trường.
Theo số liệu của Bộ Xây dựng, hiện nay, cả nước có 2.399 dự án theo thống kê của 44 tỉnh thành và có xấp xỉ khoảng 71.000 ha đất cho bất động sản, riêng Hà Nội hiện nay có 368 dự án với khoảng 20.000 ha cho bất động sản, những dự án đang triển khai chiếm khoảng 40% tức là 8.000 ha với 233 dự án.
Thứ hai, do cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa hợp lý, có thể nói là vừa thiếu vừa thừa. Sản phẩm bất động sản cao cấp và trung bình thừa nguồn cung còn bất động sản bình dân đáp ứng nhu cầu của người dân lại thiếu.
Thứ ba, vốn chủ yếu dựa vào vốn vay, và dựa vào vốn góp của người dân. Còn chủ đầu tư đa số là có vốn chủ sở hữu rất thấp cho nên khi tín dụng bất động sản thắt chặt, lãi suất cao nên chủ đầu tư không đủ tài chính để thực hiện dự án.
Trước những nguyên nhân trên, Bộ trưởng đưa ra các giải pháp trước mắt. Đó là thực hiện theo Chỉ thị 1296 của Chính phủ về các giải pháp khắc phục khó khăn của thị trường bất động sản.
Trong đó, phải rà soát toàn bộ dự án bất động sản, phân loại dự án nào chưa giải phóng mặt bằng thì phải dừng lại, những dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa có hạ tầng thì tạm thời giãn tiến độ, còn đối với những dự án đã và đang đầu tư hạ tầng rồi thì tập trung vào tái cơ cấu dự án, tập trung vào phát triển nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, còn cơ cấu lại các sản phẩm bất động sản tùy vào từng đô thị, vị trí từng dự án để phù hợp với khả năng thanh toán của người dân, đặc biệt là chuyển các sản phẩm thương mại sang loại hình nhà ở xã hội, trong đó Nhà nước hỗ trợ về tiền đất, thuế theo đúng chính sách của Nhà nước.
Bộ Xây dựng cũng đã có kiến nghị Quốc hội miễn giảm thuế VAT đối với những người mua nhà lần đầu để kích thích nhu cầu làm tan băng bất động sản...
Theo VnMedia