Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhìn nhận như vậy trong cuộc trao đổi bên hành lang kỳ họp QH sáng qua, 13.11 ngay sau khi trả lời chất vấn.
Trả lời chất vấn tại nghị trường, Bộ trưởng dự báo bất động sản (BĐS) năm 2013 sẽ ấm lên, nhận định này dựa trên cơ sở nào, thưa Bộ trưởng?
Bây giờ đang cố gắng làm để cho ấm lên nhưng rất khó khăn. Cần sự tập trung, quyết tâm của trước hết các doanh nghiệp (DN), sau đó là của các cơ quan quản lý, của Chính phủ, trong đó sự vào cuộc của địa phương đóng vai trò quyết định. Vào cuộc ở đây chính là chia sẻ khó khăn với DN, động viên DN, tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính…
Nhiều chuyên gia đề xuất kích cầu BĐS bằng hỗ trợ tín dụng trực tiếp cho người có nhu cầu mua nhà ở, theo Bộ trưởng đây có phải là giải pháp quan trọng nhất?
Đúng. Kích cầu BĐS chính là kích cầu từ người tiêu dùng, mà muốn kích cầu người tiêu dùng thì giá phải rẻ. Chẳng hạn chuyển từ căn hộ cao cấp, trung cấp, xuống căn hộ bình dân hoặc chuyển dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội… đó cũng là kích cầu. Làm theo cách này sẽ được giảm, miễn tiền sử dụng đất. Lẽ ra người dân phải mua giá 10 triệu đồng/m2 nhưng nếu dự án được giảm, miễn tiền sử dụng đất thì chỉ phải bỏ tiền mua với giá 8 triệu đồng/m2.
Vừa rồi hàng loạt DN cũng giảm giá mạnh so với trước, theo Bộ trưởng thì mức giảm giá như hiện nay đã phù hợp chưa?
Vấn đề giá cả phù hợp hay không phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào, trong đó quan trọng nhất là lãi suất tín dụng. Nếu một công trình xây dựng bây giờ chi phí 8 triệu đồng/m2 để bán 10 triệu đồng/m2 nhưng để 1 năm chịu lãi thì chi phí lên đến 20 triệu. Cho nên đánh giá cụ thể giá bán bao nhiêu là phù hợp phụ thuộc vào dự án đó thực hiện vào thời điểm nào, tồn kho bao lâu.
Thưa Bộ trưởng, nhiều DN lý giải giá nhà đất cao do họ phải “chi phí đi đêm” để lo thủ tục cấp dự án?
Không phải chỗ nào cũng như thế, nhưng rõ ràng chi phí không chính thức đó cũng là một nhân tố làm tăng giá. Cái đó cần phải loại bỏ bằng cách tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tăng cường đấu tranh, phát hiện, chống tham nhũng, lãng phí.
Bây giờ đang cố gắng làm để cho ấm lên nhưng rất khó khăn. Cần sự tập trung, quyết tâm của trước hết các doanh nghiệp (DN), sau đó là của các cơ quan quản lý, của Chính phủ, trong đó sự vào cuộc của địa phương đóng vai trò quyết định. Vào cuộc ở đây chính là chia sẻ khó khăn với DN, động viên DN, tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính…
Nhiều chuyên gia đề xuất kích cầu BĐS bằng hỗ trợ tín dụng trực tiếp cho người có nhu cầu mua nhà ở, theo Bộ trưởng đây có phải là giải pháp quan trọng nhất?
Đúng. Kích cầu BĐS chính là kích cầu từ người tiêu dùng, mà muốn kích cầu người tiêu dùng thì giá phải rẻ. Chẳng hạn chuyển từ căn hộ cao cấp, trung cấp, xuống căn hộ bình dân hoặc chuyển dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội… đó cũng là kích cầu. Làm theo cách này sẽ được giảm, miễn tiền sử dụng đất. Lẽ ra người dân phải mua giá 10 triệu đồng/m2 nhưng nếu dự án được giảm, miễn tiền sử dụng đất thì chỉ phải bỏ tiền mua với giá 8 triệu đồng/m2.
Vừa rồi hàng loạt DN cũng giảm giá mạnh so với trước, theo Bộ trưởng thì mức giảm giá như hiện nay đã phù hợp chưa?
Vấn đề giá cả phù hợp hay không phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào, trong đó quan trọng nhất là lãi suất tín dụng. Nếu một công trình xây dựng bây giờ chi phí 8 triệu đồng/m2 để bán 10 triệu đồng/m2 nhưng để 1 năm chịu lãi thì chi phí lên đến 20 triệu. Cho nên đánh giá cụ thể giá bán bao nhiêu là phù hợp phụ thuộc vào dự án đó thực hiện vào thời điểm nào, tồn kho bao lâu.
Thưa Bộ trưởng, nhiều DN lý giải giá nhà đất cao do họ phải “chi phí đi đêm” để lo thủ tục cấp dự án?
Không phải chỗ nào cũng như thế, nhưng rõ ràng chi phí không chính thức đó cũng là một nhân tố làm tăng giá. Cái đó cần phải loại bỏ bằng cách tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tăng cường đấu tranh, phát hiện, chống tham nhũng, lãng phí.
Theo Thanh niên