60% doanh nghiệp bất động sản báo lỗ quý III, GS Đặng Hùng Võ xin lỗi người dân Văn Giang về việc đã ký hai tờ trình đề xuất thu hồi đất xây dựng đường cao tốc nối Hưng Yên và Hà Nội... là những thông tin đáng chú ý trong tuần.
Theo số liệu VNDIRECT thống kê, trong số 68 doanh nghiệp niêm yết thuộc lĩnh vực bất động sản công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III, có 8 doanh nghiệp lỗ, phổ biến là 1-4 tỷ đồng. Các doanh nghiệp còn lại vẫn có lãi trong quý nhưng gần 60% số này giảm lãi so với cùng kỳ năm ngoái, thậm chí có đơn vị còn hạ tới 99% lãi.
Không bán được hàng khiến doanh thu giảm, trong khi lượng hàng tồn kho ngày càng lớn là nguyên nhân chính khiến nhiều công ty địa ốc lỗ hoặc giảm lãi nghiêm trọng. Trong số 27 doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất, 17 công ty có lượng hàng tồn kho tăng so với cùng kỳ.
Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng (VPH), Công ty cổ phần Bất động sản Phát Đạt (DPR) đều là những doanh nghiệp có số lượng hàng tồn kho lên đến hàng nghìn tỷ đồng. So với cùng kỳ, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (VCR) có tốc độ tăng trưởng chóng mặt về lượng hàng tồn kho. Quý III năm 2011, con số hàng tồn kho của doanh nghiệp này chỉ xấp xỉ 8 tỷ đồng. Đến quý III năm nay, con số này tăng lên 405,22 tỷ đồng.
Những con số lỗ lãi, tồn kho của các doanh nghiệp niêm yết mới phản ánh được một góc của bức tranh toàn cảnh về ngành bất động sản hiện nay. Vấn đề giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu... để cứu các doanh nghiệp bất động sản vẫn là bài toán khó đã không ít lần được đặt lên bàn nghị sự của cơ quan quản lý. Nhiều chính sách cũng đã được ban hành nhưng dường như vẫn chưa đủ để vực dậy thị trường địa ốc vượt qua cơn "bĩ cực".
'Khó ép doanh nghiệp dừng dự án'
Để giải quyết lượng hàng tồn kho bất động sản đang gây khó khăn cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, Bộ Xây dựng đã kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội có biện pháp hạn chế nguồn cung bằng việc tạm dừng hàng loạt dự án bất động sản. Tuy nhiên, theo đại diện nhiều doanh nghiệp, việc làm này sẽ không khả thi và có thể gây thiệt hại nặng nề cho các đơn vị có dự án bị tạm dừng.
Đa số doanh nghiệp cho rằng, nếu đơn vị nào có đủ tiềm lực tài chính, muốn tiếp tục thực hiện dự án mà bị cơ quan quản lý dùng biện pháp hành chính bắt dừng thì sẽ khiến họ chịu rất nhiều thiệt hại. Đồng thời, hầu hết doanh nghiệp địa ốc cho rằng các dự án nhà ở đang phát triển theo hướng thị trường. Do vậy, Nhà nước nên để thị trường tự điều tiết, thay vì dùng biện pháp hành chính để can thiệp. Trong trường hợp muốn giải quyết lượng hàng tồn kho và gỡ khó cho doanh nghiệp thì cái họ đang cần là được khoanh nợ, giãn nợ, giảm bớt thuế đất và sửa đổi cơ chế để các dự án nhanh chóng được triển khai.
GS Đặng Hùng Võ xin lỗi người dân Văn Giang
Chiều 8/11, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đối thoại với nông dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Nội dung cuộc đối thoại xoay quanh việc 8 năm trước, khi còn đương chức, ông Võ đã ký hai tờ trình lên Thủ tướng, đề xuất thu hồi đất để xây dựng đường cao tốc nối Hưng Yên và Hà Nội qua cầu Thanh Trì và khu đô thị Văn Giang (huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Tham dự buổi đối thoại gồm Luật sư Trần Quang Hải và khoảng 30 người dân Văn Giang.
Liên quan tới việc ký quyết định giao đất ở thời điểm đó, nguyên Thứ trưởng tự nhận "là không đúng thẩm quyền, kể cả trường hợp có ủy quyền cũng không đúng pháp luật".
Nguyên Thứ trưởng cũng cho rằng, việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất mà không điều chỉnh quy hoạch cũng là không đúng. "Ở cương vị công tác của mình khi đó, tôi không giám sát được để có những chệch choạc thì tôi chịu trách nhiệm. Còn những cái gì gây thất thoát cho bà con thì là lỗi của tôi", ông Võ bộc bạch trong buổi đối thoại.
Giá nhà ở TP HCM giảm 14% sau 3 năm
Công ty Savills vừa công bố bộ chỉ số địa ốc tại TP HCM cập nhật theo quý, lấy mốc 100 điểm làm hệ quy chiếu. Theo đó, quý III năm 2012, nhà ở Sài Gòn âm 1,7 điểm so với quý trước và giảm 14% so với thời kỳ hoàng kim quý III năm 2009.
Giá trung bình trên thị trường (đã bao gồm các dự án mới) có tốc độ giảm nhanh hơn, xuống khoảng 23%. Điều này cho thấy việc giảm giá chủ yếu đến từ các dự án mới gia nhập thị trường hơn là do các dự án cũ.
60% doanh nghiệp bất động sản báo lỗ quý III.
Không bán được hàng khiến doanh thu giảm, trong khi lượng hàng tồn kho ngày càng lớn là nguyên nhân chính khiến nhiều công ty địa ốc lỗ hoặc giảm lãi nghiêm trọng. Trong số 27 doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất, 17 công ty có lượng hàng tồn kho tăng so với cùng kỳ.
Công ty cổ phần Vạn Phát Hưng (VPH), Công ty cổ phần Bất động sản Phát Đạt (DPR) đều là những doanh nghiệp có số lượng hàng tồn kho lên đến hàng nghìn tỷ đồng. So với cùng kỳ, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (VCR) có tốc độ tăng trưởng chóng mặt về lượng hàng tồn kho. Quý III năm 2011, con số hàng tồn kho của doanh nghiệp này chỉ xấp xỉ 8 tỷ đồng. Đến quý III năm nay, con số này tăng lên 405,22 tỷ đồng.
Những con số lỗ lãi, tồn kho của các doanh nghiệp niêm yết mới phản ánh được một góc của bức tranh toàn cảnh về ngành bất động sản hiện nay. Vấn đề giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu... để cứu các doanh nghiệp bất động sản vẫn là bài toán khó đã không ít lần được đặt lên bàn nghị sự của cơ quan quản lý. Nhiều chính sách cũng đã được ban hành nhưng dường như vẫn chưa đủ để vực dậy thị trường địa ốc vượt qua cơn "bĩ cực".
'Khó ép doanh nghiệp dừng dự án'
Để giải quyết lượng hàng tồn kho bất động sản đang gây khó khăn cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, Bộ Xây dựng đã kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội có biện pháp hạn chế nguồn cung bằng việc tạm dừng hàng loạt dự án bất động sản. Tuy nhiên, theo đại diện nhiều doanh nghiệp, việc làm này sẽ không khả thi và có thể gây thiệt hại nặng nề cho các đơn vị có dự án bị tạm dừng.
Đa số doanh nghiệp cho rằng, nếu đơn vị nào có đủ tiềm lực tài chính, muốn tiếp tục thực hiện dự án mà bị cơ quan quản lý dùng biện pháp hành chính bắt dừng thì sẽ khiến họ chịu rất nhiều thiệt hại. Đồng thời, hầu hết doanh nghiệp địa ốc cho rằng các dự án nhà ở đang phát triển theo hướng thị trường. Do vậy, Nhà nước nên để thị trường tự điều tiết, thay vì dùng biện pháp hành chính để can thiệp. Trong trường hợp muốn giải quyết lượng hàng tồn kho và gỡ khó cho doanh nghiệp thì cái họ đang cần là được khoanh nợ, giãn nợ, giảm bớt thuế đất và sửa đổi cơ chế để các dự án nhanh chóng được triển khai.
GS Đặng Hùng Võ xin lỗi người dân Văn Giang
Chiều 8/11, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đối thoại với nông dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Nội dung cuộc đối thoại xoay quanh việc 8 năm trước, khi còn đương chức, ông Võ đã ký hai tờ trình lên Thủ tướng, đề xuất thu hồi đất để xây dựng đường cao tốc nối Hưng Yên và Hà Nội qua cầu Thanh Trì và khu đô thị Văn Giang (huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Tham dự buổi đối thoại gồm Luật sư Trần Quang Hải và khoảng 30 người dân Văn Giang.
Liên quan tới việc ký quyết định giao đất ở thời điểm đó, nguyên Thứ trưởng tự nhận "là không đúng thẩm quyền, kể cả trường hợp có ủy quyền cũng không đúng pháp luật".
Nguyên Thứ trưởng cũng cho rằng, việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất mà không điều chỉnh quy hoạch cũng là không đúng. "Ở cương vị công tác của mình khi đó, tôi không giám sát được để có những chệch choạc thì tôi chịu trách nhiệm. Còn những cái gì gây thất thoát cho bà con thì là lỗi của tôi", ông Võ bộc bạch trong buổi đối thoại.
Giá nhà ở TP HCM giảm 14% sau 3 năm
Công ty Savills vừa công bố bộ chỉ số địa ốc tại TP HCM cập nhật theo quý, lấy mốc 100 điểm làm hệ quy chiếu. Theo đó, quý III năm 2012, nhà ở Sài Gòn âm 1,7 điểm so với quý trước và giảm 14% so với thời kỳ hoàng kim quý III năm 2009.
Giá trung bình trên thị trường (đã bao gồm các dự án mới) có tốc độ giảm nhanh hơn, xuống khoảng 23%. Điều này cho thấy việc giảm giá chủ yếu đến từ các dự án mới gia nhập thị trường hơn là do các dự án cũ.
Theo VnExpress