Tại buổi làm việc với Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP. HCM về các giải pháp phá băng cho thị trường BĐS, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ nhấn mạnh, số liệu tồn kho BĐS không chính xác, thì giải pháp không có giá trị.
Hiện nay, mỗi cơ quan đưa ra một con số tồn kho khác nhau khiến giải pháp hỗ trợ có thể bị “việt vị”
Tuy nhiên, dù số liệu nào thì thực tế là thị trường BĐS đang đóng băng. Thủ tướng sẽ trực tiếp làm việc với các bộ, ngành, TP. HCM và Hà Nội để tìm giải pháp cho tình trạng này. Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để có kiến nghị cụ thể trong thời gian sớm nhất.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, BĐS liên quan đến nhiều thị trường khác như tín dụng, xây dựng, vật liệu xây dựng, lao động…, đồng thời liên quan đến tăng trưởng, thu ngân sách, tiêu thụ hàng hóa cho xã hội, nên dù tồn kho BĐS ở “số” nào thì cũng phải phá băng BĐS. Trước mắt, Bộ Tài chính đề xuất: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho nhà ở xã hội ở mức 10%; giảm 50% tiền thuê đất; miễn một phần thuế TNDN cho các DN BĐS; cho các DN nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ, nếu dự án có quy mô lớn thì phân kỳ để nộp. Những giải pháp về thuế sẽ được thực hiện sớm nhất vào tháng 6/2013.
Nhiều DN kiến nghị, đưa giá đất trong Bảng giá các loại đất sát với giá thị trường, còn với mức giá đất cao nhất là 81 triệu đồng/m2 tại TP. HCM và Hà Nội theo khung giá hiện nay thì “chỉ cần cái khung này, DN BĐS đã ‘chết’ ngay từ khi chưa lập dự án”. Trên thực tế, dù thị trường BĐS đóng băng thì đất ở phố Hàng Bài (Hà Nội) vẫn được giao dịch ở mức trên dưới 1 tỷ đồng/m2; còn ở đường Đồng Khởi (quận 1, TP. HCM), mức giá khoảng trên dưới 850 triệu đồng/m2.
Ông Nguyễn Cảnh Hà, Giám đốc Công ty An Thiên Lý cho rằng, Nghị định 198/2004/NĐ-CP và Nghị định 69/2009/NĐ-CP chỉ đúng với những trường hợp đất công mặt tiền không cần san lấp và đầu tư hạ tầng. Theo ông Hà, cần đưa ra bảng giá đất hàng năm sát với giá thị trường và thu tiền sử dụng đất với mức thuế 10 - 20% theo bảng giá này. Đối với đất công khi đưa ra làm dự án cần phải đấu thầu.
TS. Nguyễn Thị Loan, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM kiến nghị, Bộ Tài chính cần can thiệp để đưa mức lãi suất cho vay mới về 12%/năm đối với các DN BĐS, 15%/năm với các khoản vay trước đó. Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định: vấn đề lãi suất liên quan đến BĐS là lãi suất thương mại được thực hiện theo cơ chế thỏa thuận, mức lãi suất 17,5 - 20%/năm hiện nay là quá cao, nhưng một mình NHNN chưa giải quyết được. “Hành chính” hơn nữa trong lãi suất sẽ khó. NHNN sẽ nghiên cứu đưa ra khoản vay hợp lý cho người mua nhà để kích cầu, đặc biệt là nhà ở xã hội sẽ có nhiều ưu đãi cụ thể.
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) có 5 đề xuất phá băng thị trường BĐS, nhưng nhiều DN BĐS TP. HCM cho rằng, không mấy tác dụng đến thị trường. “Lãi suất ngoại tệ và mua vàng không ảnh hưởng mấy đến BĐS; Nhà nước mua 25.000 căn hộ tái định cư khoảng 25.000 tỷ đồng, mua xong liệu hộ tái định cư có đủ tiền để mua lại; Nhà nước bù lãi suất 3 - 5%/năm đối với các căn hộ dưới 2 tỷ đồng, thì việc bù này (khoảng 8.000 tỷ đồng) cũng vào tay các nhà đầu tư, chứ không đến tay người dân có thu nhập thấp và trung bình”, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành nhận xét về các đề xuất của VAFI.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM, số liệu tồn kho BĐS được công bố chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”, bởi còn nhiều căn hộ tồn đọng chưa thể đếm được ở nhà đầu tư thứ cấp, ngân hàng, sàn BĐS và một số người thân của DN đứng ra thế chấp để vay ngân hàng. Vì thế, lượng hàng tồn kho sẽ cao hơn nhiều so với báo cáo. Nhiều người hiến kế “đếm đèn tính căn hộ” hoặc tính lượng xe vào khu vực gửi xe buổi tối để xác định chính xác lượng hàng tồn. Tuy nhiên, biện pháp này cũng chỉ cho kết quả tương đối, vì nhiều chủ đầu tư đã “bắt bài” khách mua bằng việc bật đèn ở nhiều căn hộ, càng khó xác định hơn với những dự án được chủ đầu tư dùng diện tích công cộng làm chỗ giữ xe.
Mặc dù đặc biệt lưu tâm đến con số tồn kho BĐS, nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ đã chuẩn bị kịch bản chi tiết để phá băng thị trường BĐS, trong đó tài chính sẽ là nòng cốt, từ lãi suất cho đến cơ chế ưu đãi, nhưng con số cụ thể phải đợi một thời gian nữa. Những giải pháp thuộc Bộ Tài chính, Bộ sẽ làm nhanh nhất, cụ thể nhất.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, BĐS liên quan đến nhiều thị trường khác như tín dụng, xây dựng, vật liệu xây dựng, lao động…, đồng thời liên quan đến tăng trưởng, thu ngân sách, tiêu thụ hàng hóa cho xã hội, nên dù tồn kho BĐS ở “số” nào thì cũng phải phá băng BĐS. Trước mắt, Bộ Tài chính đề xuất: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cho nhà ở xã hội ở mức 10%; giảm 50% tiền thuê đất; miễn một phần thuế TNDN cho các DN BĐS; cho các DN nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ, nếu dự án có quy mô lớn thì phân kỳ để nộp. Những giải pháp về thuế sẽ được thực hiện sớm nhất vào tháng 6/2013.
Nhiều DN kiến nghị, đưa giá đất trong Bảng giá các loại đất sát với giá thị trường, còn với mức giá đất cao nhất là 81 triệu đồng/m2 tại TP. HCM và Hà Nội theo khung giá hiện nay thì “chỉ cần cái khung này, DN BĐS đã ‘chết’ ngay từ khi chưa lập dự án”. Trên thực tế, dù thị trường BĐS đóng băng thì đất ở phố Hàng Bài (Hà Nội) vẫn được giao dịch ở mức trên dưới 1 tỷ đồng/m2; còn ở đường Đồng Khởi (quận 1, TP. HCM), mức giá khoảng trên dưới 850 triệu đồng/m2.
Ông Nguyễn Cảnh Hà, Giám đốc Công ty An Thiên Lý cho rằng, Nghị định 198/2004/NĐ-CP và Nghị định 69/2009/NĐ-CP chỉ đúng với những trường hợp đất công mặt tiền không cần san lấp và đầu tư hạ tầng. Theo ông Hà, cần đưa ra bảng giá đất hàng năm sát với giá thị trường và thu tiền sử dụng đất với mức thuế 10 - 20% theo bảng giá này. Đối với đất công khi đưa ra làm dự án cần phải đấu thầu.
TS. Nguyễn Thị Loan, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM kiến nghị, Bộ Tài chính cần can thiệp để đưa mức lãi suất cho vay mới về 12%/năm đối với các DN BĐS, 15%/năm với các khoản vay trước đó. Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định: vấn đề lãi suất liên quan đến BĐS là lãi suất thương mại được thực hiện theo cơ chế thỏa thuận, mức lãi suất 17,5 - 20%/năm hiện nay là quá cao, nhưng một mình NHNN chưa giải quyết được. “Hành chính” hơn nữa trong lãi suất sẽ khó. NHNN sẽ nghiên cứu đưa ra khoản vay hợp lý cho người mua nhà để kích cầu, đặc biệt là nhà ở xã hội sẽ có nhiều ưu đãi cụ thể.
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) có 5 đề xuất phá băng thị trường BĐS, nhưng nhiều DN BĐS TP. HCM cho rằng, không mấy tác dụng đến thị trường. “Lãi suất ngoại tệ và mua vàng không ảnh hưởng mấy đến BĐS; Nhà nước mua 25.000 căn hộ tái định cư khoảng 25.000 tỷ đồng, mua xong liệu hộ tái định cư có đủ tiền để mua lại; Nhà nước bù lãi suất 3 - 5%/năm đối với các căn hộ dưới 2 tỷ đồng, thì việc bù này (khoảng 8.000 tỷ đồng) cũng vào tay các nhà đầu tư, chứ không đến tay người dân có thu nhập thấp và trung bình”, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành nhận xét về các đề xuất của VAFI.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM, số liệu tồn kho BĐS được công bố chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”, bởi còn nhiều căn hộ tồn đọng chưa thể đếm được ở nhà đầu tư thứ cấp, ngân hàng, sàn BĐS và một số người thân của DN đứng ra thế chấp để vay ngân hàng. Vì thế, lượng hàng tồn kho sẽ cao hơn nhiều so với báo cáo. Nhiều người hiến kế “đếm đèn tính căn hộ” hoặc tính lượng xe vào khu vực gửi xe buổi tối để xác định chính xác lượng hàng tồn. Tuy nhiên, biện pháp này cũng chỉ cho kết quả tương đối, vì nhiều chủ đầu tư đã “bắt bài” khách mua bằng việc bật đèn ở nhiều căn hộ, càng khó xác định hơn với những dự án được chủ đầu tư dùng diện tích công cộng làm chỗ giữ xe.
Mặc dù đặc biệt lưu tâm đến con số tồn kho BĐS, nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ đã chuẩn bị kịch bản chi tiết để phá băng thị trường BĐS, trong đó tài chính sẽ là nòng cốt, từ lãi suất cho đến cơ chế ưu đãi, nhưng con số cụ thể phải đợi một thời gian nữa. Những giải pháp thuộc Bộ Tài chính, Bộ sẽ làm nhanh nhất, cụ thể nhất.
Loạn số liệu hàng tồn kho BĐS * Bộ Xây dựng công bố tồn kho BĐS của cả nước tính đến hết ngày 30/8/2012 là 16.469 căn hộ. * Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, tính đến cuối quý II/2012, cả Hà Nội và TP. HCM tồn kho trên 147.000 căn hộ. * Bộ Xây dựng ước tính, tổng giá trị tồn kho BĐS là 40.750 tỷ đồng. * Theo báo cáo của hơn 60 DN BĐS niêm yết trên 2 sàn chứng khoán, tồn kho của 60 DN này là hơn 83.804 tỷ đồng. |
Theo ĐTCK