Năm 2013 sẽ không có một câu trả lời nào khẳng định thị trường bất động sản (BĐS) lên hay xuống mà thị trường sẽ phân rã, tức là có nhóm lên, nhóm xuống. Đến thời điểm hiện nay BĐS chưa đổ vỡ thì không thể đỗ vỡ được, tuy nhiên trầm lắng thì khó tránh khỏi.
Đó là nhận định của TS. Trần Kim Chung, Trưởng ban Chính sách đầu tư (Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương) tại Hội thảo "Triển vọng thị trường bất động sản Việt Nam năm 2013” ngày 12-12 tại TP. Hồ Chí Minh.
Tin vào dấu hiệu khởi sắc
Sau mấy năm ngụp lặn với thị trường BĐS, đại diện Công ty Thế Kỷ 21 bày tỏ: "Chống chọi không nổi với thị trường trầm lắng BĐS, hai năm nay tôi muốn từ giã nghề này nhưng không biết khi nào mới thực hiện được”. Tuy nhiên, ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức cho rằng, hiện dòng tiền bắt đầu quay lại thị trường BĐS mặc dù tốc độ chậm, năm 2013 sẽ là năm kết thúc chu kỳ suy giảm để bước vào một thời kỳ phát triển mới về quy mô, chất lượng lẫn phương pháp đầu tư. "Quý 4 năm 2013 thị trường BĐS sẽ khởi sắc với điều kiện Nhà nước tiếp tục tích cực giúp DN giải quyết hàng tồn, giải quyết nợ xấu. Quan trọng hơn cả là tính thanh khoản cho thị trường BĐS, làm sao để nhu cầu mua và bán gặp nhau”, ông Đặc Đức thành, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Căn nhà mơ ước khẳng định.
Còn TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, năm 2013 BĐS có thể đi vào chu kỳ phát triển mới. Việc Chính phủ đang có những hỗ trợ tích cực về lãi suất cho DN là minh chứng cho việc BĐS từng bước phục hồi trong 2 năm 2013-2014”.
Rủi ro vẫn cao
Năm 2013 sẽ không có một câu trả lời nào khẳng định thị trường BĐS lên hay xuống mà thị trường sẽ phân rã, tức là có nhóm lên, nhóm xuống. Đối với từng mảng thì nhóm có giá thấp sẽ được vận hành tốt vì hàng năm có khoảng 500.000 thanh niên xây dựng gia đình và mua nhà nên đó là cầu có thực, khả năng thanh toán cao nhưng giá trị không cao, TS Trần Kim Chung nhận định. Ông Chung cũng cảnh báo 3 rủi ro lớn mà thị trường BĐS phải đối mặt. Đó là thị trường, kinh tế thế giới và chính sách điều hành. Các nước khu vực đồng Euro (các nước xuất khẩu FDI và ODA) về mặt nào đó sẽ không có lợi cho nguồn vốn vào Việt Nam. Riêng về chính sách, trong bối cảnh hiện nay do dư địa chính sách và dư địa tín dụng còn khá lớn nên khả năng mở rộng tín dụng là có thể được tính đến. Vì vậy, việc dự báo chính sách là rất khó. Hệ quả, dự báo tác động chính sách lên thị trường BĐS là khó và rủi ro cao. Theo TS. Phạm Đỗ Chí, thị trường vàng còn tiếp tục bất ổn trong năm 2013, chứng khoán u ám kéo dài nên BĐS chưa thể khởi sắc. "Năm 1998 Thái Lan rơi vào khủng hoảng thị trường BĐS nhưng phải mất mấy năm mới khắc phục được từ đó suy ra Việt Nam chưa thể thoát ra sớm được vì thị trường BĐS của Việt Nam xấu hơn so với Thái Lan trước đó. Và, đáy của giá trị BĐS không phải là năm 2013” - TS Chí nhận định.
Nhiều nhà đầu tư tự "rút chân” ra khỏi thị trường BĐS do thị trường đóng băng kéo dài
Tin vào dấu hiệu khởi sắc
Sau mấy năm ngụp lặn với thị trường BĐS, đại diện Công ty Thế Kỷ 21 bày tỏ: "Chống chọi không nổi với thị trường trầm lắng BĐS, hai năm nay tôi muốn từ giã nghề này nhưng không biết khi nào mới thực hiện được”. Tuy nhiên, ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức cho rằng, hiện dòng tiền bắt đầu quay lại thị trường BĐS mặc dù tốc độ chậm, năm 2013 sẽ là năm kết thúc chu kỳ suy giảm để bước vào một thời kỳ phát triển mới về quy mô, chất lượng lẫn phương pháp đầu tư. "Quý 4 năm 2013 thị trường BĐS sẽ khởi sắc với điều kiện Nhà nước tiếp tục tích cực giúp DN giải quyết hàng tồn, giải quyết nợ xấu. Quan trọng hơn cả là tính thanh khoản cho thị trường BĐS, làm sao để nhu cầu mua và bán gặp nhau”, ông Đặc Đức thành, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Căn nhà mơ ước khẳng định.
Còn TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, năm 2013 BĐS có thể đi vào chu kỳ phát triển mới. Việc Chính phủ đang có những hỗ trợ tích cực về lãi suất cho DN là minh chứng cho việc BĐS từng bước phục hồi trong 2 năm 2013-2014”.
Rủi ro vẫn cao
Năm 2013 sẽ không có một câu trả lời nào khẳng định thị trường BĐS lên hay xuống mà thị trường sẽ phân rã, tức là có nhóm lên, nhóm xuống. Đối với từng mảng thì nhóm có giá thấp sẽ được vận hành tốt vì hàng năm có khoảng 500.000 thanh niên xây dựng gia đình và mua nhà nên đó là cầu có thực, khả năng thanh toán cao nhưng giá trị không cao, TS Trần Kim Chung nhận định. Ông Chung cũng cảnh báo 3 rủi ro lớn mà thị trường BĐS phải đối mặt. Đó là thị trường, kinh tế thế giới và chính sách điều hành. Các nước khu vực đồng Euro (các nước xuất khẩu FDI và ODA) về mặt nào đó sẽ không có lợi cho nguồn vốn vào Việt Nam. Riêng về chính sách, trong bối cảnh hiện nay do dư địa chính sách và dư địa tín dụng còn khá lớn nên khả năng mở rộng tín dụng là có thể được tính đến. Vì vậy, việc dự báo chính sách là rất khó. Hệ quả, dự báo tác động chính sách lên thị trường BĐS là khó và rủi ro cao. Theo TS. Phạm Đỗ Chí, thị trường vàng còn tiếp tục bất ổn trong năm 2013, chứng khoán u ám kéo dài nên BĐS chưa thể khởi sắc. "Năm 1998 Thái Lan rơi vào khủng hoảng thị trường BĐS nhưng phải mất mấy năm mới khắc phục được từ đó suy ra Việt Nam chưa thể thoát ra sớm được vì thị trường BĐS của Việt Nam xấu hơn so với Thái Lan trước đó. Và, đáy của giá trị BĐS không phải là năm 2013” - TS Chí nhận định.
Theo Đại Đoàn Kết