• Thị trường BĐS năm 2013: Chuyển biến tích cực từ quý II?

    Dù giá bất động sản (BĐS) đã giảm đáng kể, song giao dịch vẫn trầm lắng. Nhiều dự án hiện bị chậm tiến độ, thậm chí phải tạm dừng triển khai. Cùng với đó, niềm tin của cả doanh nghiệp và người dân đều đã xuống thấp.
    Nhiều doanh nghiệp BĐS, kinh doanh dịch vụ BĐS thực sự gặp khó khăn, đặc biệt là nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực tài chính hạn chế.

    Còn nhiều khó khăn

    Thị trường BĐS Việt Nam bắt đầu suy thoái từ năm 2009 và hiện vẫn đang ở trong tình trạng trì trệ. Lượng BĐS tồn kho của 60 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ước tính lên tới 84.000 tỷ đồng, khiến hàng loạt doanh nghiệp BĐS rơi vào tình trạng kiệt quệ về vốn và ngấp nghé bờ vực phá sản.

    Theo báo cáo cập nhật của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, dư nợ tín dụng BĐS tính đến quý IV/2012 đã lên tới hơn 200.000 tỷ đồng, tăng 0,3% so với cuối năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu nằm ở mức 6,6%. Theo tính toán, thị trường hiện tồn đọng khoảng 70.000 căn hộ, với tổng giá trị ước tính khoảng 400.000 tỷ đồng.Tại buổi tọa đàm "Rà soát khung pháp lý quản lý Nhà nước về thị trường bất động sản" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) tổ chức mới đây, các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách đã có những đề xuất để vực dậy thị trường BĐS trong năm 2013.

    Giao dịch phân khúc trung và cao cấp trầm lắng, nhưng phân khúc nhà giá rẻ lại có những tín hiệu lạc quan. Trong ảnh: Khu đô thị mới Mỗ Lao, Hà Đông

    Theo các chuyên gia, sự suy giảm và trì trệ của thị trường BĐS chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân, trong đó nổi cộm là việc phát triển tự phát, thiếu quy hoạch chung và quá "nóng" của thị trường; nguồn "cung" vượt quá "cầu"; hệ thống tài chính chưa hoàn thiện; nguồn vốn mỏng và kém đa dạng. Bên cạnh đó, Chương trình Phát triển nhà ở xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Chính phủ hiện chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

    Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, thị trường BĐS năm 2013 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển nền kinh tế chung của đất nước. Tuy nhiên, thị trường hứa hẹn sẽ có những chuyển biến tích cực kể từ quý II/2013. Cụ thể, giao dịch ở phân khúc trung và cao cấp sẽ tiếp tục trầm lắng, nhưng phân khúc nhà giá rẻ sẽ có những tín hiệu lạc quan hơn.

    Bên cạnh đó, việc nhiều dự án được hoàn tất vào năm 2013 sẽ giúp thị trường có thêm nguồn vốn, cộng với một lượng kiều hối có khả năng đạt mức 10 tỷ USD sẽ giúp Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trở thành hai điểm hấp thụ vốn quan trọng.

    Cần thiết tạo lập Quỹ Tiết kiệm nhà ở

    Để "hâm nóng" thị trường sau thời gian dài "đóng băng", Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng (NHNN Việt Nam) Nguyễn Thị Thúy Hạnh cho rằng, cần có chính sách nhằm tháo gỡ dòng vốn cho thị trường BĐS. Đồng thời, giảm bớt sự phụ thuộc của các doanh nghiệp BĐS vào hệ thống ngân hàng. Để thực hiện được mục tiêu này, cần tạo lập nhiều kênh dẫn vốn cho thị trường.

    Thực tế cho thấy, do nhu cầu vốn cho các nhà đầu tư và người mua nhà trên thị trường thường có thời hạn dài, trong khi ngân hàng lại thiếu các nguồn vốn dài hạn để đáp ứng cho các nhu cầu này, nên rất cần những công cụ tài chính để chuyển các khoản vốn tài trợ ngắn hạn thành vốn trung và dài hạn. Kinh nghiệm từ các quốc gia, muốn cứu thị trường cần thành lập các Quỹ Tiết kiệm về nhà ở và hình thành Cơ quan tái thế chấp nhà ở quốc gia. Bà Hạnh chia sẻ thêm: "Việc thực hiện giải pháp này đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ như Xây dựng, Tài chính và NHNN Việt Nam.

    Hiện, quan điểm của NHNN Việt Nam là trong thời gian tới sẽ tiến hành tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát cho vay đối với các dự án BĐS, đồng thời quản lý chặt chẽ hơn luồng vốn tín dụng của các ngân hàng nhằm đảm bảo các nguyên tắc cấp tín dụng an toàn và hiệu quả".Ông Trần Kim Chung, Trưởng ban nghiên cứu chính sách đầu tư (CIEM) nhận định, ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần có những chính sách nhằm cải thiện tình hình kinh tế, môi trường kinh doanh và ổn định các nền tảng tăng trưởng để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    Thực tế cho thấy, thu ngân sách Nhà nước trong năm 2012 là rất khó khăn khi tình trạng hụt thu diễn ra ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trọng điểm, gây ảnh hưởng tới cân đối ngân sách Nhà nước. Ông Chung cho rằng, đầu tư công dàn trải không phải là hướng đi có tính bền vững, thay vào đó, phải cố gắng để thị trường tự cứu lấy thị trường.

    Một trong những giải pháp cần thực hiện ngay là cho phép các doanh nghiệp kinh doanh BĐS được chậm nộp tiền sử dụng đất, và miễn giảm VAT đối với các hộ gia đình, cá nhân khi mua nhà ở xã hội và khi mua nhà thương mại lần đầu. Điều này sẽ góp phần tích cực cho việc lưu chuyển luồng tiền và tạo nguồn vốn cho thị trường BĐS.Ông Phạm Văn ThườngCục Quản lý nhà và bất động sản (Bộ Xây dựng)
    Theo KTĐT
  • Nhà đất
  • TìmViệc.VN
  • Tải về thanh Công cụ!
  • Giá vàng SJC

  • Nhà đất Cần bán

  • Nhà đất Cho thuê