Để “giải cứu” thị trường BĐS đóng băng như hiện nay, bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đi kèm với giải pháp cần có những cơ chế cụ thể để DN dễ dàng thực hiện.
Việc tìm giải pháp phù hợp cho thị trường bất động sản lúc này là cần thiết
BĐS đang tồn kho tới 40.000 tỷ!
Trong phiên trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội vào giữa tháng 11 vừa qua, nộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã cho biết: Số lượng bất động sản tồn kho của 44/63 tỉnh thành tính đến 30/8/2012, căn hộ chung cư là gần 16.500 căn, nhà ở thấp tầng gần 5.200 căn, đất nền gần 1.650.000m2, văn phòng trung tâm thương mại gần 25.800m2. Tổng giá trị tồn kho ước khoảng trên 40.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, số liệu bất động sản tồn kho như trên theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng mới chỉ tính các sản phẩm bất động sản ở dạng hoàn thành chưa bán được và những sản phẩm đủ tính pháp lý để ký hợp đồng, còn những sản phẩm dở dang như đã góp 10% đến 20% thậm chí 30% vốn thì chưa được tính vào số liệu này.
Như vậy, nếu tính toàn bộ các sản phẩm bất động sản, cũng như tính thêm cả 19 tỉnh thành nữa thì số lượng tồn kho bất động sản sẽ còn cao hơn. Tiền của cả xã hội đang nằm im ở đây, vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng: Khơi thông cho dòng tiền chảy ở lĩnh vực bất động sản là việc cần phải giải quyết ngay.
Ông Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội cho biết: “Ai cũng biết thị trường bất động sản và thị trường tài chính có quan hệ cực kỳ mật thiết. Người ta ví thị trường bất động sản và thị trường tài chính giống như hai bánh xe của xe máy chỉ cần một bánh xì hơn thì bánh kia sẽ không chạy được”.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hữu Cường Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội, hiện tại có tới gần 100 ngành nghề liên quan đến thị trường bất động sản, nên khi thị trường này gặp khó khăn hệ lụy xấu kéo theo cho toàn xã hội là không nhỏ. Tuy nhiên, hệ lụy này không chỉ dừng ở việc ảnh hướng xấu đến nền kinh tế, mà còn lan sang cả lĩnh vực văn hóa trong vấn đề quy hoạch kiến trúc của mỗi quốc gia.
Nhất thiết phải giải cứu
Trước hiện trạng hiện nay, quan điểm của các chuyên gia, của cơ quan chức năng và cả người dân đó là cần phải giải cứu thị trường bất động sản. Công việc giải cứu là trách nhiệm của toàn xã hội.
“Để xử lý thị trường bất động sản hiện nay, tôi xin đưa ra một mô hình gọi là mô hình 3 + 1, đó là kết hợp 3 bộ: Bộ Xây dựng, bộ Tài chính, và Ngân hàng nhà nước, cùng với chính quyền địa phương nơi thị trường bất động sản đó đang vận hành đứng ra giải quyết”, ông Trần Du Lịch nói.
Trước đề nghị của đại biểu Trần Du Lịch, bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng cho biết, ông đồng tình với ý kiến này. “Công thức 3+1 là Xây dựng, Tài chính và Ngân hàng, điều này là hoàn toàn đúng. Vấn đề là cần phải tập trung quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn. Việc này, hiện nay đã có Ban chỉ đạo Nhà nước về nhà ở và thị trường bất động sản do một đồng chí Phó Thủ tướng trực tiếp làm trưởng ban. Bộ Xây dựng, bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan liên quan tham gia ban chỉ đạo này”, Bộ trưởng cho biết.
Ngoài ra, bộ Xây dựng cũng đang đã đề xuất nhiều giải pháp cụ thể khác để “giải cứu” thị trường bất động sản. Bên cạnh đó cũng tiến hành rà soát các dự án đã giao, để xác định tạm dừng hay tiếp tục triển khai.
Đồng thời, Bộ cũng sẽ điều chỉnh lại cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thực trong đó có việc cho phép phân nhỏ các căn hộ phù hợp với quy hoạch, khuyến khích hạ giá bán để đáp ứng nhu cầu và khả năng thanh toán của nhiều đối tượng dân cư; Có kế hoạch phát triển nhà ở phù hợp với điều kiện và chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; Triển khai thực hiện chiến lược nhà ở của Chính phủ, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.
Nhiều chủ đầu tư cũng như các chuyên gia cho rằng các giải pháp giải pháp mà bộ Xây dựng đã đưa ra là phù hợp với nhu cầu thị trường bất động sản hiện nay. Tuy nhiên, đi kèm với các giải pháp này cũng cần có những cơ chế cụ thể để doanh nghiệp dễ dàng thực hiện. Nếu cứ đưa ra phương án chung chung như hiện nay, sẽ làm cho hiệu quả của các giải pháp không cao như kỳ vọng của các nhà quản lý.
Trong phiên trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội vào giữa tháng 11 vừa qua, nộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã cho biết: Số lượng bất động sản tồn kho của 44/63 tỉnh thành tính đến 30/8/2012, căn hộ chung cư là gần 16.500 căn, nhà ở thấp tầng gần 5.200 căn, đất nền gần 1.650.000m2, văn phòng trung tâm thương mại gần 25.800m2. Tổng giá trị tồn kho ước khoảng trên 40.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, số liệu bất động sản tồn kho như trên theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng mới chỉ tính các sản phẩm bất động sản ở dạng hoàn thành chưa bán được và những sản phẩm đủ tính pháp lý để ký hợp đồng, còn những sản phẩm dở dang như đã góp 10% đến 20% thậm chí 30% vốn thì chưa được tính vào số liệu này.
Như vậy, nếu tính toàn bộ các sản phẩm bất động sản, cũng như tính thêm cả 19 tỉnh thành nữa thì số lượng tồn kho bất động sản sẽ còn cao hơn. Tiền của cả xã hội đang nằm im ở đây, vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng: Khơi thông cho dòng tiền chảy ở lĩnh vực bất động sản là việc cần phải giải quyết ngay.
Ông Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội cho biết: “Ai cũng biết thị trường bất động sản và thị trường tài chính có quan hệ cực kỳ mật thiết. Người ta ví thị trường bất động sản và thị trường tài chính giống như hai bánh xe của xe máy chỉ cần một bánh xì hơn thì bánh kia sẽ không chạy được”.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hữu Cường Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội, hiện tại có tới gần 100 ngành nghề liên quan đến thị trường bất động sản, nên khi thị trường này gặp khó khăn hệ lụy xấu kéo theo cho toàn xã hội là không nhỏ. Tuy nhiên, hệ lụy này không chỉ dừng ở việc ảnh hướng xấu đến nền kinh tế, mà còn lan sang cả lĩnh vực văn hóa trong vấn đề quy hoạch kiến trúc của mỗi quốc gia.
Nhất thiết phải giải cứu
Trước hiện trạng hiện nay, quan điểm của các chuyên gia, của cơ quan chức năng và cả người dân đó là cần phải giải cứu thị trường bất động sản. Công việc giải cứu là trách nhiệm của toàn xã hội.
“Để xử lý thị trường bất động sản hiện nay, tôi xin đưa ra một mô hình gọi là mô hình 3 + 1, đó là kết hợp 3 bộ: Bộ Xây dựng, bộ Tài chính, và Ngân hàng nhà nước, cùng với chính quyền địa phương nơi thị trường bất động sản đó đang vận hành đứng ra giải quyết”, ông Trần Du Lịch nói.
Trước đề nghị của đại biểu Trần Du Lịch, bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng cho biết, ông đồng tình với ý kiến này. “Công thức 3+1 là Xây dựng, Tài chính và Ngân hàng, điều này là hoàn toàn đúng. Vấn đề là cần phải tập trung quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn. Việc này, hiện nay đã có Ban chỉ đạo Nhà nước về nhà ở và thị trường bất động sản do một đồng chí Phó Thủ tướng trực tiếp làm trưởng ban. Bộ Xây dựng, bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan liên quan tham gia ban chỉ đạo này”, Bộ trưởng cho biết.
Ngoài ra, bộ Xây dựng cũng đang đã đề xuất nhiều giải pháp cụ thể khác để “giải cứu” thị trường bất động sản. Bên cạnh đó cũng tiến hành rà soát các dự án đã giao, để xác định tạm dừng hay tiếp tục triển khai.
Đồng thời, Bộ cũng sẽ điều chỉnh lại cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thực trong đó có việc cho phép phân nhỏ các căn hộ phù hợp với quy hoạch, khuyến khích hạ giá bán để đáp ứng nhu cầu và khả năng thanh toán của nhiều đối tượng dân cư; Có kế hoạch phát triển nhà ở phù hợp với điều kiện và chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; Triển khai thực hiện chiến lược nhà ở của Chính phủ, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.
Nhiều chủ đầu tư cũng như các chuyên gia cho rằng các giải pháp giải pháp mà bộ Xây dựng đã đưa ra là phù hợp với nhu cầu thị trường bất động sản hiện nay. Tuy nhiên, đi kèm với các giải pháp này cũng cần có những cơ chế cụ thể để doanh nghiệp dễ dàng thực hiện. Nếu cứ đưa ra phương án chung chung như hiện nay, sẽ làm cho hiệu quả của các giải pháp không cao như kỳ vọng của các nhà quản lý.
Theo VTV