TP. Hồ Chí Minh có lượng căn hộ tồn kho cao nhất nước, sản phẩm BĐS không luân chuyển được đồng nghĩa với việc không có thuế cho ngân sách. Do không có nhiều hợp đồng mua bán nhà đất, cho thuê mặt bằng, dẫn đến thu lệ phí trước bạ, thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng thời gian đều giảm…
Không khó hiểu về tình trạng thu các khoản thu liên quan đến nhà, đất sụt giảm mạnh, khi mà thị trường bất động sản (BĐS) đang bết bát như hiện nay.
Một lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, nhận định trong các khoản thu như tiền sử dụng đất, thu lệ phí trước bạ giảm mạnh từ đầu năm đến nay do sự ngưng trệ của thị trường BĐS. Sức mua trong dân giảm sút làm giảm giao dịch chuyển nhượng tài sản nhà đất, không thu được lệ phí mua bán nhà đất, DN không phát sinh doanh thu lấy đâu ra thuế nộp cho ngân sách.
“Tính đến hết tháng 10/2012 thu tiền sử dụng đất giảm 40,31%, thu lệ phí trước bạ giảm 15,84%, tiền bán nhà giảm 18,39%... so với cùng kỳ năm 2011. Đây là mức giảm cao nhất trong các khoản thu khác trong nhiều năm qua ở địa bàn thành phố”, đại diện Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết. Tổng số tiền sử dụng đất trong 10 tháng đầu năm 2012 ngành thuế thành phố thu được khoảng hơn 5.000 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2011.
Tình trạng thua lỗ vì không bán được hàng của các công ty BĐS ngày càng dài hơn, thậm chí có DN liên tục nộp thuế giảm qua các tháng, như Công ty địa ốc Hòa Bình (TP. Hồ Chí Minh). Đó là chưa kể số thuế bị nợ đọng trong các hộ kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất liên quan đến lĩnh vực BĐS. Tình trạng nợ thuế của các hộ kinh doanh ở TP. Hồ Chí Minh đến hết tháng 10/2012 đã tăng lên mức trên 140% so với đầu năm 2012.
Nguyên nhân của tình trạng thu thuế của khối DN BĐS giảm còn được giới chức ngành thuế cho rằng, các DN ngành xây dựng nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai ở nhiều địa phương khác nhau cũng dẫn đến nhập nhằng thiếu nợ. Bên cạnh đó, hiện một số chủ đầu tư xây dựng chung cư thời gian qua bán sỉ sản phẩm cho nhà phân phối căn hộ, theo đó nhà phân phối chỉ trả tiền phần đất còn nhà thô khi nào bán được mới trả nốt.
Về nguyên tắc mỗi lần thu tiền theo tiến độ dự án, DN BĐS phải xuất hóa đơn và kê khai thuế giá trị gia tăng. Thế nhưng, nhiều DN kinh doanh BĐS hiện không kê khai phần thuế này mà chờ đến khi bán được căn hộ mới nộp đầy đủ các nghĩa vụ thuế càng đẩy số nợ thuế trong lĩnh vực BĐS tăng nhanh.
Chưa hết, một chuyên gia kinh tế cho biết, nhiều DN BĐS đã trốn nghĩa vụ thuế mặc dù có phát sinh doanh thu. Cùng quan điểm này, một lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong công tác thanh tra, lĩnh vực BĐS là một trong những lĩnh vực cơ quan thuế nhắm đến thanh tra các DN thường xuyên khai lỗ. Ở TP. Hồ Chí Minh nhiều DN có số thuế phát sinh lớn, doanh thu lớn nhưng liên tục khai lỗ.
TP. Hồ Chí Minh có lượng căn hộ tồn kho cao nhất nước, sản phẩm BĐS không luân chuyển được đồng nghĩa với việc không có thuế cho ngân sách. Do không có nhiều hợp đồng mua bán nhà đất, cho thuê mặt bằng, dẫn đến thu lệ phí trước bạ, thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng thời gian đều giảm… Trong khi định hướng của ngành thuế thành phố vẫn tiếp tục tập trung khai thác các nguồn thu từ đất… nhưng sức mua trên thị trường BĐS và các sản phẩm dịch vụ liên quan chưa có lối thoát.
Một lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, nhận định trong các khoản thu như tiền sử dụng đất, thu lệ phí trước bạ giảm mạnh từ đầu năm đến nay do sự ngưng trệ của thị trường BĐS. Sức mua trong dân giảm sút làm giảm giao dịch chuyển nhượng tài sản nhà đất, không thu được lệ phí mua bán nhà đất, DN không phát sinh doanh thu lấy đâu ra thuế nộp cho ngân sách.
Ảnh minh họa
“Tính đến hết tháng 10/2012 thu tiền sử dụng đất giảm 40,31%, thu lệ phí trước bạ giảm 15,84%, tiền bán nhà giảm 18,39%... so với cùng kỳ năm 2011. Đây là mức giảm cao nhất trong các khoản thu khác trong nhiều năm qua ở địa bàn thành phố”, đại diện Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết. Tổng số tiền sử dụng đất trong 10 tháng đầu năm 2012 ngành thuế thành phố thu được khoảng hơn 5.000 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2011.
Tình trạng thua lỗ vì không bán được hàng của các công ty BĐS ngày càng dài hơn, thậm chí có DN liên tục nộp thuế giảm qua các tháng, như Công ty địa ốc Hòa Bình (TP. Hồ Chí Minh). Đó là chưa kể số thuế bị nợ đọng trong các hộ kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất liên quan đến lĩnh vực BĐS. Tình trạng nợ thuế của các hộ kinh doanh ở TP. Hồ Chí Minh đến hết tháng 10/2012 đã tăng lên mức trên 140% so với đầu năm 2012.
Nguyên nhân của tình trạng thu thuế của khối DN BĐS giảm còn được giới chức ngành thuế cho rằng, các DN ngành xây dựng nộp thuế giá trị gia tăng vãng lai ở nhiều địa phương khác nhau cũng dẫn đến nhập nhằng thiếu nợ. Bên cạnh đó, hiện một số chủ đầu tư xây dựng chung cư thời gian qua bán sỉ sản phẩm cho nhà phân phối căn hộ, theo đó nhà phân phối chỉ trả tiền phần đất còn nhà thô khi nào bán được mới trả nốt.
Về nguyên tắc mỗi lần thu tiền theo tiến độ dự án, DN BĐS phải xuất hóa đơn và kê khai thuế giá trị gia tăng. Thế nhưng, nhiều DN kinh doanh BĐS hiện không kê khai phần thuế này mà chờ đến khi bán được căn hộ mới nộp đầy đủ các nghĩa vụ thuế càng đẩy số nợ thuế trong lĩnh vực BĐS tăng nhanh.
Chưa hết, một chuyên gia kinh tế cho biết, nhiều DN BĐS đã trốn nghĩa vụ thuế mặc dù có phát sinh doanh thu. Cùng quan điểm này, một lãnh đạo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong công tác thanh tra, lĩnh vực BĐS là một trong những lĩnh vực cơ quan thuế nhắm đến thanh tra các DN thường xuyên khai lỗ. Ở TP. Hồ Chí Minh nhiều DN có số thuế phát sinh lớn, doanh thu lớn nhưng liên tục khai lỗ.
TP. Hồ Chí Minh có lượng căn hộ tồn kho cao nhất nước, sản phẩm BĐS không luân chuyển được đồng nghĩa với việc không có thuế cho ngân sách. Do không có nhiều hợp đồng mua bán nhà đất, cho thuê mặt bằng, dẫn đến thu lệ phí trước bạ, thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng thời gian đều giảm… Trong khi định hướng của ngành thuế thành phố vẫn tiếp tục tập trung khai thác các nguồn thu từ đất… nhưng sức mua trên thị trường BĐS và các sản phẩm dịch vụ liên quan chưa có lối thoát.
Theo TBNH