Trong tháng cuối cùng của năm 2012, nhiều biện pháp cứu thị trường bất động sản liên tục được đề xuất. Trong khi chờ giải pháp, ba doanh nghiệp đã công bố điều chỉnh tăng diện tích dành cho nhà ở xã hội với mục đích cứu vớt chính doanh nghiệp mình.
Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị (HUD) cho biết, tại dự án khu đô thị Tây Nam Linh Đàm (diện tích 49ha của), theo quy hoạch ban đầu, trong 19ha được xây nhà ở thì HUD chỉ dành có 2,4ha cho nhà ở xã hội. Tuy nhiên, con số này hiện đã được HUD điều chỉnh tăng gần bốn lần, lên khoảng 9ha để làm nhà ở xã hội.
Trong khi đó, tập đoàn Nam Cường, trong 40ha diện tích đất ở tại dự án Đại Mỗ đang được lập dự án xây, tập đoàn này dự kiến sẽ dành từ 10 - 15ha để làm nhà ở xã hội, tức chiếm từ 25 - 40% thay vì chỉ chiếm 20% như trước đây. Đồng thời, lãnh đạo Tập đoàn Nam Cường cũng có kiến nghị cần hạ lãi suất cho vay xuống 10%/năm thay vì 18%/năm như hiện nay; thuế thu nhập doanh nghiệp nên giảm còn 15%, thuế giá trị gia tăng giảm còn 5% cho người mua nhà ở thương mại.
Ông Đoàn Châu Phong, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Vinaconex cho biết đơn vị vừa hoàn tất chuyển đổi 18,5ha tại khu đô thị Bắc An Khánh sang làm nhà ở xã hội và dự kiến sẽ khởi công vào quý 1/2013. Ngoài ra, nếu được thành phố Hà Nội chấp thuận, Vinaconex sẽ triển khai tiếp dự án 50ha tại khu đô thị Đại Áng (Thanh Trì) thay vì làm nhà ở thương mại như dự định ban đầu.
Theo quy định hiện nay các dự án nhà ở phải dành tối thiểu 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội. Trong khi đó, dự thảo nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội vừa được Bộ Xây dựng trình Chính phủ quy định: Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào nhà ở xã hội, nhà đầu tư sẽ được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội được duyệt; Trường hợp chủ đầu tư dự án đã có quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc đã nộp tiền sử dụng đất đối với quỹ đất 20%, thì được Nhà nước hoàn trả lại số tiền đã nộp hoặc được khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính khác.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng với khối lượng các dự án bất động sản trên địa bàn hiện nay, nếu tất cả đều hoàn thành thì nhu cầu phải rất nhiều năm nữa mới tiêu thụ hết. Với động thái điều chỉnh tăng diện tích nhà ở xã hội trong các dự án theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, là bước cơ cấu lại sản phẩm phù hợp với tình hình thị trường, để doanh nghiệp tự cứu mình và là hướng đi chiến lược nhằm “phá băng” cho thị trường bất động sản.
Ở thời điểm thị trường bất động sản lâm vào tình trạng khó khăn, các nhà đầu tư và chuyên gia bất động sản đang rất kỳ vọng vào Nghị định mới về Nhà ở xã hội. Nghị đình này nếu được Thủ tướng phê duyệt sẽ có diện tích tối thiếu 25m2 đến 30m2 tùy từng dự án, ngoài ra thời gian người mua nhà được phép chuyển nhượng từ 10 năm xuống còn 5 năm sẽ làm tăng giá trị thương mại của nhà ở xã hội. Bên cạnh đó đề xuất cơ chế mua nhà ở thương mại làm nhà tái định cư, trên nguyên tắc “đảm bảo cho nhà đầu tư có lãi”, tối đa từ 10 - 15% cũng đang được trông chờ như một động thái “kích cầu” hàng tồn kho bất động sản.
Trong khi đó, tập đoàn Nam Cường, trong 40ha diện tích đất ở tại dự án Đại Mỗ đang được lập dự án xây, tập đoàn này dự kiến sẽ dành từ 10 - 15ha để làm nhà ở xã hội, tức chiếm từ 25 - 40% thay vì chỉ chiếm 20% như trước đây. Đồng thời, lãnh đạo Tập đoàn Nam Cường cũng có kiến nghị cần hạ lãi suất cho vay xuống 10%/năm thay vì 18%/năm như hiện nay; thuế thu nhập doanh nghiệp nên giảm còn 15%, thuế giá trị gia tăng giảm còn 5% cho người mua nhà ở thương mại.
Ông Đoàn Châu Phong, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Vinaconex cho biết đơn vị vừa hoàn tất chuyển đổi 18,5ha tại khu đô thị Bắc An Khánh sang làm nhà ở xã hội và dự kiến sẽ khởi công vào quý 1/2013. Ngoài ra, nếu được thành phố Hà Nội chấp thuận, Vinaconex sẽ triển khai tiếp dự án 50ha tại khu đô thị Đại Áng (Thanh Trì) thay vì làm nhà ở thương mại như dự định ban đầu.
Theo quy định hiện nay các dự án nhà ở phải dành tối thiểu 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội. Trong khi đó, dự thảo nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội vừa được Bộ Xây dựng trình Chính phủ quy định: Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào nhà ở xã hội, nhà đầu tư sẽ được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội được duyệt; Trường hợp chủ đầu tư dự án đã có quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc đã nộp tiền sử dụng đất đối với quỹ đất 20%, thì được Nhà nước hoàn trả lại số tiền đã nộp hoặc được khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính khác.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng với khối lượng các dự án bất động sản trên địa bàn hiện nay, nếu tất cả đều hoàn thành thì nhu cầu phải rất nhiều năm nữa mới tiêu thụ hết. Với động thái điều chỉnh tăng diện tích nhà ở xã hội trong các dự án theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, là bước cơ cấu lại sản phẩm phù hợp với tình hình thị trường, để doanh nghiệp tự cứu mình và là hướng đi chiến lược nhằm “phá băng” cho thị trường bất động sản.
Ở thời điểm thị trường bất động sản lâm vào tình trạng khó khăn, các nhà đầu tư và chuyên gia bất động sản đang rất kỳ vọng vào Nghị định mới về Nhà ở xã hội. Nghị đình này nếu được Thủ tướng phê duyệt sẽ có diện tích tối thiếu 25m2 đến 30m2 tùy từng dự án, ngoài ra thời gian người mua nhà được phép chuyển nhượng từ 10 năm xuống còn 5 năm sẽ làm tăng giá trị thương mại của nhà ở xã hội. Bên cạnh đó đề xuất cơ chế mua nhà ở thương mại làm nhà tái định cư, trên nguyên tắc “đảm bảo cho nhà đầu tư có lãi”, tối đa từ 10 - 15% cũng đang được trông chờ như một động thái “kích cầu” hàng tồn kho bất động sản.
Theo VnMedia