Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM về giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản (BĐS) và xử lý nợ xấu vào sáng 18.12.
Thủ tướng cũng cho biết, sau cuộc làm việc này với TP.HCM, ngày 19.12, đoàn sẽ có buổi làm việc với Hà Nội về vấn đề này. Sau đó Chính phủ sẽ thảo luận nội dung này vào phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12.2012, và sẽ ban hành một nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.
Nhiều phân khúc thị trường BĐS bị “đóng băng”
Báo cáo tại buổi làm việc với đoàn công tác, phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết, thị trường BĐS thành phố trong năm 2012 tiếp tục đối mặt với khủng hoảng. Nhiều phân khúc thị trường này bị “đóng băng”, đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, vốn bị tồn đọng không quay vòng được.
“Khó khăn lớn nhất của thị trường BĐS hiện nay là khối lượng hàng tồn lớn: 14.490 căn hộ chung cư, 326 căn nhà ở thấp tầng, 265.753m2 diện tích đất nền xây dựng nhà ở, 15.283m2 văn phòng cho thuê, 43.510m2 mặt bằng thương mại cho thuê với tổng giá trị khoảng 30.242,83 tỉ đồng”, ông Tín cho biết.
Về nguyên nhân, ông Tín cho biết, tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vẫn còn hạn chế, tỷ trọng vốn tự có quá nhỏ so với nhu cầu đầu tư. Nhiều dự án có tỷ lệ vay lên tới 70 - 80% tổng vốn đầu tư với thời hạn 10 - 15 năm, ảnh hưởng tới tiến độ đầu tư.
Đặc biệt là nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tham gia thị trường nhưng phần lớn là mới thành lập, quy mô nhỏ; hoạt động còn thiếu chuyên nghiệp, đầu tư dàn trải, thiếu định hướng phát triển và chiến lược kinh doanh; từ đó làm thị trường mất cân đối và phát triển không ổn định…
Trước những khó khăn của thị trường BĐS, TP.HCM kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập ban Chỉ đạo cấp quốc gia để nghiên cứu toàn diện, vừa giải quyết vấn đề trước mắt cũng như lâu dài; kiến nghị ngân hàng Nhà nước (NHNN) hỗ trợ cho người mua nhà ở lần đầu (hỗ trợ 1/2 lãi suất vay thương mại cho người có thu nhập thấp như cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang,…); có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp để giảm giá bán nhà ở như tổ chức tín dụng tiếp tục phân loại nợ, cơ cấu lại nợ các khoản tín dụng BĐS, xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các khoản tín dụng BĐS có lãi suất cao trước đây về 15%/năm.
Ngoài ra, thành phố cũng kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành điều chỉnh, sửa đổi bổ sung những bất cập về cơ chế chính sách liên quan đến thị trường BĐS như quy định về tiền sử dụng đất, những vướng mắc về công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, các quy định về sở hữu nhà ở và những rào cản về thủ tục hành chính.
Đồng thời, cần sớm hình thành trung tâm thông tin và dự báo thị trường BĐS của trung ương, trên cơ sở đó TP.HCM cũng như các địa phương khác có cơ sở tham khảo dữ liệu đối chiếu và xây dựng hệ thống thông tin thị trường BĐS của địa phương.
Cần “làm ấm dần” từng phân khúc
Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo của các bộ, ngành cho rằng, thị trường BĐS tại TP.HCM cũng như nhiều thành phố lớn khác đang phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, không có kế hoạch và điều tra nhu cầu của thị trường. Đầu tư BĐS theo phong trào, tâm lý “đám đông”, nhiều doanh nghiệp không có kinh nghiệm, yếu về năng lực tài chính, không phải là ngành nghề kinh doanh chính cũng tham gia kinh doanh BĐS, lực lượng các nhà đầu cơ nhỏ lẻ tăng mạnh làm cho giá nhà đất không phản ánh đúng giá trị thực…
Do đó, theo TS Trần Du Lịch, phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM, thì việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS không thể dùng giải pháp “phá băng”. “Về căn cơ cần từng bước tháo gỡ khó khăn, “làm ấm” dần từng phần thị trường”, ông Lịch chia sẻ.
Đồng tình, chủ tịch hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho rằng, bên cạnh các hình thức sở hữu thông thường, cần có loại hình sở hữu căn hộ có thời hạn để có thể bán hoặc cho thuê với giá phù hợp nhằm thêm một hình thức lựa chọn cho người tiêu dùng.
Để giải quyết tình trạng này, thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định sẽ hỗ trợ 20.000 đến 40.000 tỉ đồng với lãi suất hợp lý 7 - 8% thời gian cho vay 20 năm đối với người mua nhà. Nếu doanh nghiệp bán nhà cho người dân thì cũng được NHNN hỗ trợ lãi suất hợp lý. Về lượng hàng tồn kho hiện nay, thống đốc Nguyễn Văn Bình đề nghị nên chuyển công năng để tạo hiệu quả cho các dự án đang đóng băng.
Còn theo bộ trưởng bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, TP.HCM cần đẩy nhanh hơn nữa việc rà soát các dự án và kiên quyết dừng các dự án không phù hợp với quy hoạch. Tập trung mạnh vào phát triển nhà ở xã hội, mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua nhà ở xã hội. Đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa triển khai công trình nhà ở, cho phép điều chỉnh quy hoạch để tăng tỷ trọng nhà ở xã hội phục vụ người nghèo, nhà ở cho công nhân, điều chỉnh cơ cấu nhà ở trong dự án để phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Xem xét lại công tác quy hoạch
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, tình trạng nợ xấu, hàng tồn kho, BĐS ứ đọng là những khó khăn, cản trở lớn đối với nền kinh tế. Do đó, Thủ tướng đề nghị TP.HCM nói riêng và các địa phương nói chung phải xem xét lại công tác quy hoạch, bởi công tác này hiện đang là một trong những bất cập lớn nhất hiện nay.
Cùng với đó là rà soát lại các quy định về kinh doanh BĐS, từ luật, nghị định, thủ tục hành chính…, làm sao để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư. Cần nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật pháp về đô thị, nhà ở và kinh doanh BĐS để tăng cường kiểm soát việc phát triển đô thị, BĐS, nhà ở theo quy hoạch, kế hoạch, phù hợp với nhu cầu của thị trường cũng như khả năng đáp ứng của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường hoạt động sàng lọc doanh nghiệp, cơ cấu lại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, hạ giá thành sản phẩm, cung cấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng có nhu cầu thực, tránh qua trung gian, đầu cơ. “Những anh tay không bắt giặc phải kiên quyết loại bỏ”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại tập trung cơ cấu lại nợ, thiết lập lại dự phòng rủi ro để xứ lý. “Hướng sắp tới là giao quyền tự chủ cho ngân hàng và ngân hàng được quyền xem xét cho doanh nghiệp vay tiếp hay không, chứ không thể nói là làm ăn thua lỗ nên không cho vay tiếp”, Thủ tướng nói.
Nhiều phân khúc thị trường BĐS bị “đóng băng”
Báo cáo tại buổi làm việc với đoàn công tác, phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết, thị trường BĐS thành phố trong năm 2012 tiếp tục đối mặt với khủng hoảng. Nhiều phân khúc thị trường này bị “đóng băng”, đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, vốn bị tồn đọng không quay vòng được.
“Khó khăn lớn nhất của thị trường BĐS hiện nay là khối lượng hàng tồn lớn: 14.490 căn hộ chung cư, 326 căn nhà ở thấp tầng, 265.753m2 diện tích đất nền xây dựng nhà ở, 15.283m2 văn phòng cho thuê, 43.510m2 mặt bằng thương mại cho thuê với tổng giá trị khoảng 30.242,83 tỉ đồng”, ông Tín cho biết.
Về nguyên nhân, ông Tín cho biết, tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vẫn còn hạn chế, tỷ trọng vốn tự có quá nhỏ so với nhu cầu đầu tư. Nhiều dự án có tỷ lệ vay lên tới 70 - 80% tổng vốn đầu tư với thời hạn 10 - 15 năm, ảnh hưởng tới tiến độ đầu tư.
Đặc biệt là nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tham gia thị trường nhưng phần lớn là mới thành lập, quy mô nhỏ; hoạt động còn thiếu chuyên nghiệp, đầu tư dàn trải, thiếu định hướng phát triển và chiến lược kinh doanh; từ đó làm thị trường mất cân đối và phát triển không ổn định…
Trước những khó khăn của thị trường BĐS, TP.HCM kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập ban Chỉ đạo cấp quốc gia để nghiên cứu toàn diện, vừa giải quyết vấn đề trước mắt cũng như lâu dài; kiến nghị ngân hàng Nhà nước (NHNN) hỗ trợ cho người mua nhà ở lần đầu (hỗ trợ 1/2 lãi suất vay thương mại cho người có thu nhập thấp như cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang,…); có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp để giảm giá bán nhà ở như tổ chức tín dụng tiếp tục phân loại nợ, cơ cấu lại nợ các khoản tín dụng BĐS, xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các khoản tín dụng BĐS có lãi suất cao trước đây về 15%/năm.
Ngoài ra, thành phố cũng kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành điều chỉnh, sửa đổi bổ sung những bất cập về cơ chế chính sách liên quan đến thị trường BĐS như quy định về tiền sử dụng đất, những vướng mắc về công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, các quy định về sở hữu nhà ở và những rào cản về thủ tục hành chính.
Đồng thời, cần sớm hình thành trung tâm thông tin và dự báo thị trường BĐS của trung ương, trên cơ sở đó TP.HCM cũng như các địa phương khác có cơ sở tham khảo dữ liệu đối chiếu và xây dựng hệ thống thông tin thị trường BĐS của địa phương.
Cần “làm ấm dần” từng phân khúc
Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo của các bộ, ngành cho rằng, thị trường BĐS tại TP.HCM cũng như nhiều thành phố lớn khác đang phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, không có kế hoạch và điều tra nhu cầu của thị trường. Đầu tư BĐS theo phong trào, tâm lý “đám đông”, nhiều doanh nghiệp không có kinh nghiệm, yếu về năng lực tài chính, không phải là ngành nghề kinh doanh chính cũng tham gia kinh doanh BĐS, lực lượng các nhà đầu cơ nhỏ lẻ tăng mạnh làm cho giá nhà đất không phản ánh đúng giá trị thực…
Do đó, theo TS Trần Du Lịch, phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM, thì việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS không thể dùng giải pháp “phá băng”. “Về căn cơ cần từng bước tháo gỡ khó khăn, “làm ấm” dần từng phần thị trường”, ông Lịch chia sẻ.
Đồng tình, chủ tịch hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho rằng, bên cạnh các hình thức sở hữu thông thường, cần có loại hình sở hữu căn hộ có thời hạn để có thể bán hoặc cho thuê với giá phù hợp nhằm thêm một hình thức lựa chọn cho người tiêu dùng.
Để giải quyết tình trạng này, thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định sẽ hỗ trợ 20.000 đến 40.000 tỉ đồng với lãi suất hợp lý 7 - 8% thời gian cho vay 20 năm đối với người mua nhà. Nếu doanh nghiệp bán nhà cho người dân thì cũng được NHNN hỗ trợ lãi suất hợp lý. Về lượng hàng tồn kho hiện nay, thống đốc Nguyễn Văn Bình đề nghị nên chuyển công năng để tạo hiệu quả cho các dự án đang đóng băng.
Còn theo bộ trưởng bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, TP.HCM cần đẩy nhanh hơn nữa việc rà soát các dự án và kiên quyết dừng các dự án không phù hợp với quy hoạch. Tập trung mạnh vào phát triển nhà ở xã hội, mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua nhà ở xã hội. Đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa triển khai công trình nhà ở, cho phép điều chỉnh quy hoạch để tăng tỷ trọng nhà ở xã hội phục vụ người nghèo, nhà ở cho công nhân, điều chỉnh cơ cấu nhà ở trong dự án để phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Xem xét lại công tác quy hoạch
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, tình trạng nợ xấu, hàng tồn kho, BĐS ứ đọng là những khó khăn, cản trở lớn đối với nền kinh tế. Do đó, Thủ tướng đề nghị TP.HCM nói riêng và các địa phương nói chung phải xem xét lại công tác quy hoạch, bởi công tác này hiện đang là một trong những bất cập lớn nhất hiện nay.
Cùng với đó là rà soát lại các quy định về kinh doanh BĐS, từ luật, nghị định, thủ tục hành chính…, làm sao để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư. Cần nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật pháp về đô thị, nhà ở và kinh doanh BĐS để tăng cường kiểm soát việc phát triển đô thị, BĐS, nhà ở theo quy hoạch, kế hoạch, phù hợp với nhu cầu của thị trường cũng như khả năng đáp ứng của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường hoạt động sàng lọc doanh nghiệp, cơ cấu lại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, hạ giá thành sản phẩm, cung cấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng có nhu cầu thực, tránh qua trung gian, đầu cơ. “Những anh tay không bắt giặc phải kiên quyết loại bỏ”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại tập trung cơ cấu lại nợ, thiết lập lại dự phòng rủi ro để xứ lý. “Hướng sắp tới là giao quyền tự chủ cho ngân hàng và ngân hàng được quyền xem xét cho doanh nghiệp vay tiếp hay không, chứ không thể nói là làm ăn thua lỗ nên không cho vay tiếp”, Thủ tướng nói.
Theo SGTT