Nếu kinh tế thế giới phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định, thì thị trường bất động sản sẽ bước vào chu kỳ mới từ quý III/2013.
Thị trường bất động sản sẽ dần phục hồi ở các phân khúc và dự án tốt.
Tại Hội thảo “Triển vọng thị trường bất động sản năm 2013” do Công ty cổ phần Tri Thức doanh nghiệp quốc tế tổ chức ngày 12/12 tại TP.HCM, ông Trần Kim Chung (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho rằng, năm 2012, thị trường bất động sản thể hiện rõ sự suy giảm. Dù không còn chính sách thắt chặt tín dụng, nhưng thị trường vẫn rất trầm lắng, thanh khoản cạn kiệt. Những con số về hàng tồn, dư nợ tín dụng lớn là minh chứng cho những khó khăn thị trường.
Cũng theo ông Chung, ở góc độ khách quan, sự suy giảm của thị trường thời gian qua xuất phát từ những nguyên nhân mang tính quy luật. Giai đoạn 2006 - 2009, thị trường bất động sản phát triển quá nóng. Trong một thời gian rất ngắn, các dự án có quy mô vốn hàng nghìn tỷ đồng được khởi công, rất nhiều khoản vay được hình thành và trở thành nợ xấu.
“Nếu kinh tế thế giới phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định, thì thị trường bất động sản sẽ dần phục hồi. Quý I/2003, khả năng thị trường vẫn có biểu hiện suy giảm, nhưng từ quý II trở đi, thị trường sẽ đi lên và từ quý III, thị trường sẽ bước vào chu kỳ mới, chu kỳ phát triển lên cấp độ tài chính hóa”, ông Chung nhận định về diễn biến thị trường bất động sản trong năm 2013.
Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí, thực trạng của nền kinh tế cho thấy, vẫn còn rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là tình trạng bấp bênh của hệ thống ngân hàng với nợ xấu chưa được giải quyết. Món nợ liên quan đến bất động sản ước tính lên đến 1 triệu tỷ đồng và chưa có lối ra.
Từ những nhận định trên, ông Chí đưa ra dự báo cho thị trường bất động sản năm 2013 với hai kịch bản hạ cánh. Trong đó, kịch bản hạ cánh “mềm” sẽ diễn ra với điều kiện tái lập ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế từ năm 2013 đến 2015, bằng các chính sách thích hợp như giải quyết hàng tồn nhờ các biện pháp cải thiện cung - cầu; lập lại trật tự trong hệ thống ngân hàng qua các biện pháp thị trường, loại bỏ các biện pháp hành chính đang tràn ngập, để giảm lãi suất xuống dưới 10%/năm, nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua bất động sản tồn đọng...
Còn kịch bản thứ 2 - kịch bản hạ cánh “cứng” sẽ diễn ra, nếu khó khăn của nền kinh tế không được giải quyết thỏa đáng, dẫn đến lạm phát hai con số trở lại, chính sách quản lý thị trường vàng thiếu hợp lý, áp lực trên tỷ giá sẽ có thể đưa mức trượt giá mới của VND tăng cao. Nếu kịch bản này xảy ra, giá bất động sản có thể sẽ giảm xuống 50%.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, xét trên tình hình thực tế và quy luật của thị trường, tuy thị trường bất động sản vẫn còn những thách thức phía trước, nhưng chu kỳ giảm giá đã chựng lại và giá bất động sản sẽ không còn giảm sâu. Trong 3 quý đầu năm 2013, thị trường bất động sản sẽ dần phục hồi ở các phân khúc và dự án tốt.
Cũng theo ông Hiển, từ quý IV/2013 đến đầu năm 2014, có khả năng xuất hiện nhu cầu đầu tư khá mạnh, lan toả ra khu vực lân cận TP.HCM tại nhiều phân khúc đất nền và căn hộ. Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng, giúp thu nhập của doanh nghiệp và người dân được cải thiện. Niềm tin về đầu tư bất động sản xuất hiện cùng với nhu cầu sử dụng căn hộ. Khi kinh tế thế giới phục hồi tốt kết hợp sự hấp dẫn của kinh tế và bất động sản Việt Nam, sẽ xuất hiện dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này.
Cũng theo ông Chung, ở góc độ khách quan, sự suy giảm của thị trường thời gian qua xuất phát từ những nguyên nhân mang tính quy luật. Giai đoạn 2006 - 2009, thị trường bất động sản phát triển quá nóng. Trong một thời gian rất ngắn, các dự án có quy mô vốn hàng nghìn tỷ đồng được khởi công, rất nhiều khoản vay được hình thành và trở thành nợ xấu.
“Nếu kinh tế thế giới phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định, thì thị trường bất động sản sẽ dần phục hồi. Quý I/2003, khả năng thị trường vẫn có biểu hiện suy giảm, nhưng từ quý II trở đi, thị trường sẽ đi lên và từ quý III, thị trường sẽ bước vào chu kỳ mới, chu kỳ phát triển lên cấp độ tài chính hóa”, ông Chung nhận định về diễn biến thị trường bất động sản trong năm 2013.
Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí, thực trạng của nền kinh tế cho thấy, vẫn còn rất nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là tình trạng bấp bênh của hệ thống ngân hàng với nợ xấu chưa được giải quyết. Món nợ liên quan đến bất động sản ước tính lên đến 1 triệu tỷ đồng và chưa có lối ra.
Từ những nhận định trên, ông Chí đưa ra dự báo cho thị trường bất động sản năm 2013 với hai kịch bản hạ cánh. Trong đó, kịch bản hạ cánh “mềm” sẽ diễn ra với điều kiện tái lập ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế từ năm 2013 đến 2015, bằng các chính sách thích hợp như giải quyết hàng tồn nhờ các biện pháp cải thiện cung - cầu; lập lại trật tự trong hệ thống ngân hàng qua các biện pháp thị trường, loại bỏ các biện pháp hành chính đang tràn ngập, để giảm lãi suất xuống dưới 10%/năm, nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua bất động sản tồn đọng...
Còn kịch bản thứ 2 - kịch bản hạ cánh “cứng” sẽ diễn ra, nếu khó khăn của nền kinh tế không được giải quyết thỏa đáng, dẫn đến lạm phát hai con số trở lại, chính sách quản lý thị trường vàng thiếu hợp lý, áp lực trên tỷ giá sẽ có thể đưa mức trượt giá mới của VND tăng cao. Nếu kịch bản này xảy ra, giá bất động sản có thể sẽ giảm xuống 50%.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, xét trên tình hình thực tế và quy luật của thị trường, tuy thị trường bất động sản vẫn còn những thách thức phía trước, nhưng chu kỳ giảm giá đã chựng lại và giá bất động sản sẽ không còn giảm sâu. Trong 3 quý đầu năm 2013, thị trường bất động sản sẽ dần phục hồi ở các phân khúc và dự án tốt.
Cũng theo ông Hiển, từ quý IV/2013 đến đầu năm 2014, có khả năng xuất hiện nhu cầu đầu tư khá mạnh, lan toả ra khu vực lân cận TP.HCM tại nhiều phân khúc đất nền và căn hộ. Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng, giúp thu nhập của doanh nghiệp và người dân được cải thiện. Niềm tin về đầu tư bất động sản xuất hiện cùng với nhu cầu sử dụng căn hộ. Khi kinh tế thế giới phục hồi tốt kết hợp sự hấp dẫn của kinh tế và bất động sản Việt Nam, sẽ xuất hiện dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này.
Theo Báo Đầu Tư