“Tôi tin rằng, với sự vào cuộc rất tích cực, các bộ chủ động, kể cả của Chính phủ, chắc chắn những vướng mắc của thị trường bất động sản sẽ được giải quyết” - Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã nói như vậy tại buổi tọa đàm “Tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm khơi thông thị trường bất động sản (BĐS) TPHCM”.
Một dự án căn hộ tại quận 8 TPHCM.
Thành lập “tổ công tác đặc biệt”
Bộ trưởng Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị, cùng đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên - Môi trường, UBND TPHCM, Hiệp hội BĐS TPHCM và hàng trăm doanh nghiệp BĐS. Sự việc “đụng tới đâu” sẽ có đại diện của từng bộ trả lời.
Thể hiện quyết tâm phá băng BĐS, bộ trưởng cho biết, kết thúc kỳ họp Quốc hội, bộ đã thành lập tổ công tác đặc biệt nghiên cứu, đề xuất Chính phủ (hoặc trình Quốc hội) theo thẩm quyền về những giải pháp tài chính để hỗ trợ thị trường, kích thích tăng trưởng để giải quyết tồn kho và nợ xấu. Tổ công tác này do Thứ trưởng thường trực phụ trách. “Tôi đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo TPHCM, khảo sát trực tiếp một số tỉnh ở miền Trung, miền Bắc và có nhiều buổi làm việc nữa về chuyên đề thị trường BĐS. Hôm nay muốn nghe ý kiến của chủ đầu tư, doanh nghiệp và hiệp hội. Trên cơ sở kết quả làm việc, ngày thứ hai tới tôi trực tiếp dự nghe các chuyên gia cho ý kiến lần cuối về đề án giải cứu thị trường BĐS trước khi bộ hoàn thiện để báo cáo lên Thủ tướng. Kịch bản giải cứu cho nền kinh tế, cho BĐS chúng tôi đã có trong tay rồi. BĐS sẽ được cứu bằng giải pháp tài chính”, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết. Quan điểm cá nhân, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho rằng muốn phá băng thị trường BĐS, trước khi để băng rã thì thị trường phải ấm. Rã băng BĐS phải bằng một giải pháp tổng thể như minh bạch từ giá bán, tạo niềm tin để giúp thị trường BĐS ấm lên… Tuy khó nhưng cách làm có thể là kích thích ấm từng phân khúc, từng khu vực của thị trường.
Trong một tài liệu UBND TP đang lấy ý kiến để giải cứu thị trường BĐS có nhiều giải pháp mới. Đó là cho doanh nghiệp chia nhỏ căn hộ phù hợp nhu cầu thị trường; gia hạn nộp tiền sử dụng đất thời gian thấp nhất 12 tháng. Một giải pháp khác, thí điểm cho doanh nghiệp kinh doanh BĐS được nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền sử dụng đất bằng quỹ nhà (căn hộ) đối với dự án đã hoàn thành. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS, cho rằng việc cho doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền sử dụng đất bằng căn hộ tồn kho là hợp lý. “Điều này không trái Luật Quản lý thuế vì TP có công ty quản lý và kinh doanh nhà nên tiền thuế doanh nghiệp nộp bằng quỹ nhà, TP có thể dùng được”.
Mặt khác, trong 10 điểm đề xuất của Hiệp hội BĐS TPHCM, đáng chú ý là Chính phủ, các bộ có giải pháp tổng thể để làm giảm giá BĐS, bởi vì giá hiện nay cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. 7 nguyên nhân gây nên giá BĐS bất hợp lý là: chi phí giải phóng mặt bằng cao, nộp tiền sử dụng đất cao, chi phí vốn cao, xây dựng - nguyên vật liệu cao, thuế và phí cao, doanh nghiệp phải đầu tư toàn bộ hạ tầng, thủ tục hành chính kéo dài.
Tồn kho bao nhiêu?
Đọc các báo cáo về thị trường BĐS TPHCM, Bộ trưởng Vương Đình Huệ hoài nghi: “Dư nợ cho vay BĐS trên 66.000 tỷ đồng trong khi tồn kho 30.000 tỷ đồng thì số tiền kia chạy đi đâu? Chưa kể vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư còn bỏ tiền ra nữa! Theo tôi biết, hiện nay doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu 30%, đi vay 70%, sau 2 năm làm bán không được nhà coi như mất hết. 66.000 tỷ đồng vốn vay, cộng vốn chủ sở hữu nữa, phải trên 100.000 tỷ đồng, như vậy nói tồn kho 30.000 tỷ đồng thì 70.000 tỷ đồng chạy đi đâu? Số liệu này có chính xác hay không? Nếu nợ xấu chỉ có 4.145 tỷ đồng là không đáng lo vì quá nhỏ. Do đó cần xác định chính xác, nếu không đánh giá đúng thì khó “bắt bệnh” được”.
Thắc mắc của các doanh nghiệp về Nghị định 69, hay gọi đánh thuế 2 lần, ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục Công sản, Bộ Tài chính cho biết: Thực tế có dự án BĐS phải nộp tiền sử dụng đất 2 lần. Cục đã gỡ một phần như sắp tới sẽ căn cứ bảng giá đất hàng năm để tính tiền sử dụng đất. Cũng liên quan đến Nghị định 69, đại diện Bộ TN-MT cho biết, cách nay 3 tuần, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo giao bộ phối hợp cùng với các bộ ngành để giúp Chính phủ ban hành bổ sung Nghị định 69, đang xúc tiến xây dựng dự thảo.
Ông Bùi Ngọc Tuân, Cục trưởng Cục Kinh tế đất Bộ TN-MT nhận định: “Việc nói tiền sử dụng đất gây khó khăn theo Nghị định 69 là không đúng, bởi nó nối tiếp Nghị định 123 ban hành năm 2007. Qua ý kiến của anh Cường, theo tôi cần đánh giá lại, tại sao Nghị định 123 lại trải qua từ đó đến nay lại không phát sinh mà chỉ phát sinh sau khi ban hành Nghị định 69?”. Ngay lúc đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, “xin bộ trưởng” cho ý kiến: “Từ khi ban hành Nghị định 123, hiệp hội đã có văn bản đề xuất sửa đổi liên tục, bền bỉ cho tới giờ phút này chứ không phải nói là Nghị định 123 không phát sinh vấn đề. Nhưng vì lúc đó TPHCM còn du di là cho khấu trừ tiền sử dụng đất có lợi cho doanh nghiệp, sau khi khấu trừ vẫn còn hiệu quả. Nhưng sang Nghị định 69 câu chữ nghe hay ho hơn, nhưng doanh nghiệp chịu không nổi”.
Kết luận buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, không phải đến giờ Chính phủ mới đặt vấn đề mà nghị quyết Quốc hội đã đặt vấn đề giải quyết nợ xấu và tồn kho BĐS. Trách nhiệm thuộc Chính phủ. Thủ tướng sẽ làm việc với các địa phương, nhất là Hà Nội và TPHCM về nợ đọng, tồn kho BĐS. Thị trường BĐS có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với các ngành tài chính, vật liệu xây dựng, lao động, liên quan đến vấn đề tăng trưởng, thu ngân sách. Nên tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS không chỉ vì doanh nghiệp BĐS mà vì lợi ích chung góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị, cùng đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên - Môi trường, UBND TPHCM, Hiệp hội BĐS TPHCM và hàng trăm doanh nghiệp BĐS. Sự việc “đụng tới đâu” sẽ có đại diện của từng bộ trả lời.
Thể hiện quyết tâm phá băng BĐS, bộ trưởng cho biết, kết thúc kỳ họp Quốc hội, bộ đã thành lập tổ công tác đặc biệt nghiên cứu, đề xuất Chính phủ (hoặc trình Quốc hội) theo thẩm quyền về những giải pháp tài chính để hỗ trợ thị trường, kích thích tăng trưởng để giải quyết tồn kho và nợ xấu. Tổ công tác này do Thứ trưởng thường trực phụ trách. “Tôi đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo TPHCM, khảo sát trực tiếp một số tỉnh ở miền Trung, miền Bắc và có nhiều buổi làm việc nữa về chuyên đề thị trường BĐS. Hôm nay muốn nghe ý kiến của chủ đầu tư, doanh nghiệp và hiệp hội. Trên cơ sở kết quả làm việc, ngày thứ hai tới tôi trực tiếp dự nghe các chuyên gia cho ý kiến lần cuối về đề án giải cứu thị trường BĐS trước khi bộ hoàn thiện để báo cáo lên Thủ tướng. Kịch bản giải cứu cho nền kinh tế, cho BĐS chúng tôi đã có trong tay rồi. BĐS sẽ được cứu bằng giải pháp tài chính”, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết. Quan điểm cá nhân, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho rằng muốn phá băng thị trường BĐS, trước khi để băng rã thì thị trường phải ấm. Rã băng BĐS phải bằng một giải pháp tổng thể như minh bạch từ giá bán, tạo niềm tin để giúp thị trường BĐS ấm lên… Tuy khó nhưng cách làm có thể là kích thích ấm từng phân khúc, từng khu vực của thị trường.
Trong một tài liệu UBND TP đang lấy ý kiến để giải cứu thị trường BĐS có nhiều giải pháp mới. Đó là cho doanh nghiệp chia nhỏ căn hộ phù hợp nhu cầu thị trường; gia hạn nộp tiền sử dụng đất thời gian thấp nhất 12 tháng. Một giải pháp khác, thí điểm cho doanh nghiệp kinh doanh BĐS được nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền sử dụng đất bằng quỹ nhà (căn hộ) đối với dự án đã hoàn thành. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS, cho rằng việc cho doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền sử dụng đất bằng căn hộ tồn kho là hợp lý. “Điều này không trái Luật Quản lý thuế vì TP có công ty quản lý và kinh doanh nhà nên tiền thuế doanh nghiệp nộp bằng quỹ nhà, TP có thể dùng được”.
Mặt khác, trong 10 điểm đề xuất của Hiệp hội BĐS TPHCM, đáng chú ý là Chính phủ, các bộ có giải pháp tổng thể để làm giảm giá BĐS, bởi vì giá hiện nay cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. 7 nguyên nhân gây nên giá BĐS bất hợp lý là: chi phí giải phóng mặt bằng cao, nộp tiền sử dụng đất cao, chi phí vốn cao, xây dựng - nguyên vật liệu cao, thuế và phí cao, doanh nghiệp phải đầu tư toàn bộ hạ tầng, thủ tục hành chính kéo dài.
Trong thời gian qua, nhiều chung cư cao cấp đã được hoàn thành nhưng người ở còn vắng.
Tồn kho bao nhiêu?
Đọc các báo cáo về thị trường BĐS TPHCM, Bộ trưởng Vương Đình Huệ hoài nghi: “Dư nợ cho vay BĐS trên 66.000 tỷ đồng trong khi tồn kho 30.000 tỷ đồng thì số tiền kia chạy đi đâu? Chưa kể vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư còn bỏ tiền ra nữa! Theo tôi biết, hiện nay doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu 30%, đi vay 70%, sau 2 năm làm bán không được nhà coi như mất hết. 66.000 tỷ đồng vốn vay, cộng vốn chủ sở hữu nữa, phải trên 100.000 tỷ đồng, như vậy nói tồn kho 30.000 tỷ đồng thì 70.000 tỷ đồng chạy đi đâu? Số liệu này có chính xác hay không? Nếu nợ xấu chỉ có 4.145 tỷ đồng là không đáng lo vì quá nhỏ. Do đó cần xác định chính xác, nếu không đánh giá đúng thì khó “bắt bệnh” được”.
Thắc mắc của các doanh nghiệp về Nghị định 69, hay gọi đánh thuế 2 lần, ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục Công sản, Bộ Tài chính cho biết: Thực tế có dự án BĐS phải nộp tiền sử dụng đất 2 lần. Cục đã gỡ một phần như sắp tới sẽ căn cứ bảng giá đất hàng năm để tính tiền sử dụng đất. Cũng liên quan đến Nghị định 69, đại diện Bộ TN-MT cho biết, cách nay 3 tuần, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo giao bộ phối hợp cùng với các bộ ngành để giúp Chính phủ ban hành bổ sung Nghị định 69, đang xúc tiến xây dựng dự thảo.
Ông Bùi Ngọc Tuân, Cục trưởng Cục Kinh tế đất Bộ TN-MT nhận định: “Việc nói tiền sử dụng đất gây khó khăn theo Nghị định 69 là không đúng, bởi nó nối tiếp Nghị định 123 ban hành năm 2007. Qua ý kiến của anh Cường, theo tôi cần đánh giá lại, tại sao Nghị định 123 lại trải qua từ đó đến nay lại không phát sinh mà chỉ phát sinh sau khi ban hành Nghị định 69?”. Ngay lúc đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, “xin bộ trưởng” cho ý kiến: “Từ khi ban hành Nghị định 123, hiệp hội đã có văn bản đề xuất sửa đổi liên tục, bền bỉ cho tới giờ phút này chứ không phải nói là Nghị định 123 không phát sinh vấn đề. Nhưng vì lúc đó TPHCM còn du di là cho khấu trừ tiền sử dụng đất có lợi cho doanh nghiệp, sau khi khấu trừ vẫn còn hiệu quả. Nhưng sang Nghị định 69 câu chữ nghe hay ho hơn, nhưng doanh nghiệp chịu không nổi”.
Kết luận buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, không phải đến giờ Chính phủ mới đặt vấn đề mà nghị quyết Quốc hội đã đặt vấn đề giải quyết nợ xấu và tồn kho BĐS. Trách nhiệm thuộc Chính phủ. Thủ tướng sẽ làm việc với các địa phương, nhất là Hà Nội và TPHCM về nợ đọng, tồn kho BĐS. Thị trường BĐS có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với các ngành tài chính, vật liệu xây dựng, lao động, liên quan đến vấn đề tăng trưởng, thu ngân sách. Nên tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS không chỉ vì doanh nghiệp BĐS mà vì lợi ích chung góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Theo SGGP