Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) đang đóng băng, Chính phủ cũng chủ trương chỉ kích cầu mảng nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người thu nhập thấp, vậy mảng bất động sản cao cấp ở khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có còn “đất để sống”?
Nhằm giải đáp một phần câu hỏi trên, PV đã có cuộc trao đổi với ông Trần Như Trung - Phó Giám đốc Savills Hà Nội.
Hiện nay, một số doanh nghiệp vẫn tiếp tục rót vốn vào phân khúc cao cấp, cho dù nhìn thấy triển vọng chưa mấy lạc quan của thị trường BĐS. Savills có thể lý giải gì về điều này?
Trong điều kiện kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn khiến triển vọng thị trường chưa mấy lạc quan nhưng một số doanh nghiệp BĐS vẫn tiếp tục rót vốn vào phân khúc cao cấp, đó là thực tế! Tuy nhiên, những doanh nghiệp đã nhắm tới phân khúc này là họ đang tận dụng vị trí có một không hai của BĐS. Với những vị trí có thể coi là “vàng” của BĐS, nếu nhắm tới phân khúc nhà ở trung bình, không mang lại hiệu quả kinh tế bởi bản thân chi phí để có được vị trí đất đã quá cao. Chính bởi vậy mà một số doanh nghiệp đã tận dụng ưu thế về vị trí đất và vốn để tiếp tục nhắm tới đối tượng khách hàng cao cấp.
Hơn nữa, cũng phải khẳng định rằng, mặc dù thị trường khó khăn nhưng nhóm khách hàng có những yêu cầu đặc biệt về chất lượng sản phẩm vẫn luôn tồn tại. Có thể nhìn thấy điều này qua xu hướng sử dụng xe hơi hạng sang hay đi nghỉ tại những khu nghỉ dưỡng 5 sao của người dân. Những nhóm người này vẫn luôn có nhu cầu đối với điều kiện ăn ở hiện đại, tiện nghi và thuân lợi.
Có thể trong ngắn hạn, thị trường đang khó khăn với phân khúc cao cấp, nhưng nếu các doanh nghiệp có vốn và tầm nhìn dài hạn từ 3-5 năm, theo tôi đây vẫn là một hướng đi phù hợp khi đã xác định rõ được nhu cầu khách hàng.
Tại Hà Nội, ông có thể bình luận gì về tiến độ triển khai các dự án BĐS cao cấp hiện nay?
Thực tế tại Hà Nội, trong thời gian gần đây có không ít dự án phải đình, giãn, hoãn tiến độ triển khai vì thị trường suy thoái, không bán được sản phẩm. Tuy nhiên, như tôi đã nói, với những chủ đầu tư trường vốn và có chiến lược dài hạn, họ vẫn tiếp tục bơm vốn vào để triển khai dự án, cung cấp sản phẩm cho khách hàng theo đúng cam kết.
Ví như, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Cầu Giấy - chủ đầu tư của dự án Discovery Complex tại 302 Cầu Giấy vẫn rót ra khoảng 5.000 tỷ đồng để triển khai dự án. Hiện Discovery Complex là tòa nhà cao nhất khu vực quận Cầu Giấy, bao gồm một tòa tháp văn phòng 38 tầng và một tòa tháp căn hộ cao 50 tầng. Tổ hợp chung cư cao cấp Royal City của tập đoàn Vingroup hay Mandarin Garden của tập đoàn Hoà Phát cũng đang được nhiều nhà thầu triển khai cùng lúc, đảm bảo bàn giao cho khách hàng đúng tiến độ.
Savills có thể nhận định về xu hướng đầu tư căn hộ cao cấp trong tương lai?
Xét về xu hướng đầu tư căn hộ cao cấp trong tương lai, các chủ đầu tư sẽ chú trọng nhiều hơn tới công tác nghiên cứu nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu. Các sản phẩm sẽ được thiết kế sát với nhu cầu hơn chứ không còn đại trà như trước. Các chi tiết, công năng, tiện ích sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng hơn nhằm mang lại sự thuận tiện cao nhất cho người sử dụng.
Tuy nhiên xu hướng giá của phân khúc cao cấp trong tương lai sẽ sát với khả năng chi trả của người mua hơn nhưng vẫn phải đảm bảo các chi phí cấu thành nên sản phẩm và hợp lý hơn so với giá trị sản phẩm. Nếu giá sản phẩm dưới mức chi phí, chất lượng của sản phẩm sẽ không được đảm bảo.
Trong một vài năm tới khi hạ tầng giao thông tại thủ đô Hà Nội được nâng cấp (ví như tuyến đường sắt trên cao từ Nhổn - ga Hà Nội được hoàn thiện), Savills đánh giá thị trường BĐS có “khởi sắc” không, giá tăng ra sao?
Trên thế giới, cách đây hơn 100 năm, khi chưa có những phương tiện giao thông hiện đại, khoảng cách từ một địa điểm tới những địa điểm khác sẽ được tính bằng chiều dài địa lý. Tuy nhiên, khi các phương tiện giao thông hiện đại phát triển đem lại những tiện ích vượt trội cho người sử dụng khoảng cách giữa các vị trí sẽ chỉ còn được tính bằng thời gian di chuyển.
Tại Việt Nam, trong một vài năm tới khi các yếu tố vĩ mô dần dần ổn định, sự hoàn thiện về hạ tầng giao thông với sự xuất hiện của tuyến đường sắt đô thị trên cao đi từ Nhổn tới ga Hà Nội sẽ là một điểm cộng cho thị trường BĐS. Đây sẽ trở thành yếu tố quan trọng để người dân lựa chọn BĐS vì giúp gia tăng tính thuận tiện và rút ngắn thời gian di chuyển.
Quy mô phân bổ BĐS sẽ không còn theo vị trí địa lý như hiện nay, khái niệm các quận trung tâm cũng không còn quan trọng mà BĐS sẽ có xu hướng phân bổ theo sự phát triển của hạ tầng giao thông. Theo kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới, các tuyến đường sắt đô thị, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, các tuyến xe buýt nhanh… chắc chắn sẽ có những tác động rõ nét đến thị trường BĐS nói chung và giá trị BĐS nói riêng. Đặc biệt, với dự án Discovery Complex có trung tâm thương mại được kết nối trực tiếp với tuyến đường sắt trên cao tại ga số 7, đây có lẽ là trường hợp đầu tiên để chúng ta chiêm nghiệm về điều này tại Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Hiện nay, một số doanh nghiệp vẫn tiếp tục rót vốn vào phân khúc cao cấp, cho dù nhìn thấy triển vọng chưa mấy lạc quan của thị trường BĐS. Savills có thể lý giải gì về điều này?
Trong điều kiện kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn khiến triển vọng thị trường chưa mấy lạc quan nhưng một số doanh nghiệp BĐS vẫn tiếp tục rót vốn vào phân khúc cao cấp, đó là thực tế! Tuy nhiên, những doanh nghiệp đã nhắm tới phân khúc này là họ đang tận dụng vị trí có một không hai của BĐS. Với những vị trí có thể coi là “vàng” của BĐS, nếu nhắm tới phân khúc nhà ở trung bình, không mang lại hiệu quả kinh tế bởi bản thân chi phí để có được vị trí đất đã quá cao. Chính bởi vậy mà một số doanh nghiệp đã tận dụng ưu thế về vị trí đất và vốn để tiếp tục nhắm tới đối tượng khách hàng cao cấp.
Hơn nữa, cũng phải khẳng định rằng, mặc dù thị trường khó khăn nhưng nhóm khách hàng có những yêu cầu đặc biệt về chất lượng sản phẩm vẫn luôn tồn tại. Có thể nhìn thấy điều này qua xu hướng sử dụng xe hơi hạng sang hay đi nghỉ tại những khu nghỉ dưỡng 5 sao của người dân. Những nhóm người này vẫn luôn có nhu cầu đối với điều kiện ăn ở hiện đại, tiện nghi và thuân lợi.
Có thể trong ngắn hạn, thị trường đang khó khăn với phân khúc cao cấp, nhưng nếu các doanh nghiệp có vốn và tầm nhìn dài hạn từ 3-5 năm, theo tôi đây vẫn là một hướng đi phù hợp khi đã xác định rõ được nhu cầu khách hàng.
Tại Hà Nội, ông có thể bình luận gì về tiến độ triển khai các dự án BĐS cao cấp hiện nay?
Thực tế tại Hà Nội, trong thời gian gần đây có không ít dự án phải đình, giãn, hoãn tiến độ triển khai vì thị trường suy thoái, không bán được sản phẩm. Tuy nhiên, như tôi đã nói, với những chủ đầu tư trường vốn và có chiến lược dài hạn, họ vẫn tiếp tục bơm vốn vào để triển khai dự án, cung cấp sản phẩm cho khách hàng theo đúng cam kết.
Ví như, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Cầu Giấy - chủ đầu tư của dự án Discovery Complex tại 302 Cầu Giấy vẫn rót ra khoảng 5.000 tỷ đồng để triển khai dự án. Hiện Discovery Complex là tòa nhà cao nhất khu vực quận Cầu Giấy, bao gồm một tòa tháp văn phòng 38 tầng và một tòa tháp căn hộ cao 50 tầng. Tổ hợp chung cư cao cấp Royal City của tập đoàn Vingroup hay Mandarin Garden của tập đoàn Hoà Phát cũng đang được nhiều nhà thầu triển khai cùng lúc, đảm bảo bàn giao cho khách hàng đúng tiến độ.
Hình phối cảnh Discovery Complex.
Savills có thể nhận định về xu hướng đầu tư căn hộ cao cấp trong tương lai?
Xét về xu hướng đầu tư căn hộ cao cấp trong tương lai, các chủ đầu tư sẽ chú trọng nhiều hơn tới công tác nghiên cứu nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu. Các sản phẩm sẽ được thiết kế sát với nhu cầu hơn chứ không còn đại trà như trước. Các chi tiết, công năng, tiện ích sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng hơn nhằm mang lại sự thuận tiện cao nhất cho người sử dụng.
Tuy nhiên xu hướng giá của phân khúc cao cấp trong tương lai sẽ sát với khả năng chi trả của người mua hơn nhưng vẫn phải đảm bảo các chi phí cấu thành nên sản phẩm và hợp lý hơn so với giá trị sản phẩm. Nếu giá sản phẩm dưới mức chi phí, chất lượng của sản phẩm sẽ không được đảm bảo.
Trong một vài năm tới khi hạ tầng giao thông tại thủ đô Hà Nội được nâng cấp (ví như tuyến đường sắt trên cao từ Nhổn - ga Hà Nội được hoàn thiện), Savills đánh giá thị trường BĐS có “khởi sắc” không, giá tăng ra sao?
Trên thế giới, cách đây hơn 100 năm, khi chưa có những phương tiện giao thông hiện đại, khoảng cách từ một địa điểm tới những địa điểm khác sẽ được tính bằng chiều dài địa lý. Tuy nhiên, khi các phương tiện giao thông hiện đại phát triển đem lại những tiện ích vượt trội cho người sử dụng khoảng cách giữa các vị trí sẽ chỉ còn được tính bằng thời gian di chuyển.
Tại Việt Nam, trong một vài năm tới khi các yếu tố vĩ mô dần dần ổn định, sự hoàn thiện về hạ tầng giao thông với sự xuất hiện của tuyến đường sắt đô thị trên cao đi từ Nhổn tới ga Hà Nội sẽ là một điểm cộng cho thị trường BĐS. Đây sẽ trở thành yếu tố quan trọng để người dân lựa chọn BĐS vì giúp gia tăng tính thuận tiện và rút ngắn thời gian di chuyển.
Quy mô phân bổ BĐS sẽ không còn theo vị trí địa lý như hiện nay, khái niệm các quận trung tâm cũng không còn quan trọng mà BĐS sẽ có xu hướng phân bổ theo sự phát triển của hạ tầng giao thông. Theo kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới, các tuyến đường sắt đô thị, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, các tuyến xe buýt nhanh… chắc chắn sẽ có những tác động rõ nét đến thị trường BĐS nói chung và giá trị BĐS nói riêng. Đặc biệt, với dự án Discovery Complex có trung tâm thương mại được kết nối trực tiếp với tuyến đường sắt trên cao tại ga số 7, đây có lẽ là trường hợp đầu tiên để chúng ta chiêm nghiệm về điều này tại Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Theo Hà Nội Mới