Thị trường bất động sản (BĐS), nhất là phân khúc căn hộ được dự báo sẽ có sự chuyển mình mạnh mẽ trong năm 2013.
Đặc biệt, khi những kiến nghị về giảm thuế và những kiến nghị liên quan đến phát triển nhà ở xã hội của Bộ Xây dựng mới đây được thông qua.
Trong hơn 1 năm qua, Bộ Xây dựng liên tục đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. Trong đó, những kiến nghị cụ thể về giảm thuế với nhà ở xã hội và với căn hộ thương mại giá rẻ, chủ trương chia nhỏ diện tích căn hộ… được đánh giá có thể tạo ra một lối thoát mới cho thị trường căn hộ.
Theo văn bản Bộ Xây dựng gửi Bộ Tài chính bổ sung ưu đãi về thuế đối với lĩnh vực nhà ở mới đây, để gỡ khó khăn cho thị trường BĐS nói chung, nhóm hàng vật liệu xây dựng, phân khúc nhà ở xã hội nói riêng, Bộ Xây dựng đã kiến nghị giảm 50% thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội. Đối với căn hộ thương mại, Bộ Xây dựng cũng kiến nghị giảm 50% thuế đối với căn hộ dưới 70 m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Trước đó, để giúp doanh nghiệp tăng tính thanh khoản cho sản phẩm, cũng là để gỡ khó cho thị trường BĐS, Bộ Xây dựng cũng đã đồng ý về mặt chủ trương chia nhỏ căn hộ. Theo đó, rất nhiều doanh nghiệp đã cơ cấu lại sản phẩm, tiếp tục bán được hàng, từng bước thoát khỏi khó khăn, dù việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ vẫn gặp nhiều khó khăn về mặt cơ chế.
Trao đổi với ĐTCK, nhiều chuyên gia BĐS cho rằng, trong năm 2012, thị trường BĐS khó khăn, nhưng phân khúc nhà thương mại phù hợp khả năng chi trả của người dân vẫn có thanh khoản tốt. Do vậy, trong năm 2013, phân khúc nhà giá thấp có khả năng sẽ “bùng nổ”, trở thành hướng phát triển chính của thị trường căn hộ.
Ông Trần Kiên Cường, Tổng giám đốc Công ty Golden Gain (thuộc Tập đoàn Hòa Phát), chủ đầu tư Dự án Mandarin Garden thừa nhận, do phân khúc căn hộ giá hợp lý thanh khoản tốt, nên nhiều doanh nghiệp vẫn đang định hướng phát triển loại căn hộ này. Nếu tiếp tục có chính sách phù hợp, thị trường căn hộ sẽ khởi sắc. Trong khi đó, phân khúc căn hộ cao cấp tiếp tục gặp khó khăn, tuy nhiên với một số dự án tốt, chủ dự án vẫn có khả năng thành công, do phân khúc căn hộ cao cấp vẫn có những đối tượng khách hàng riêng.
Mặc dù đã có rất nhiều kiến nghị, đề xuất nhằm gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, nhưng có lẽ phải sang năm 2013, những kiến nghị mới được thông qua. Trong khi đó, vấn đề khó khăn nhất của thị trường và doanh nghiệp hiện nay, vẫn là lượng hàng tồn kho còn quá lớn.
Vì giá căn hộ tại nhiều dự án đang ở mức hấp dẫn, nên đã có không ít ý kiến đề xuất Nhà nước mua nhà thương mại làm quỹ nhà tái định cư. Nếu làm được việc này, không chỉ gỡ khó cho thị trường, Nhà nước cũng sẽ có quỹ nhà tái định cư đảm bảo chất lượng, trong bối cảnh quỹ đất phù hợp xây nhà tái định cư trên địa bàn rất hạn chế.
Tại Dự thảo Nghị định về phát triển, quản lý nhà tái định cư Bộ Xây dựng trình Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cũng đã kiến nghị giải pháp mua lại nhà ở thương mại làm nhà tái định cư. Theo Bộ Xây dựng, nhu cầu nhà tái định cư trong 5 năm tới tại Hà Nội là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng của Thành phố còn hạn chế. Vì vậy, Bộ xây dựng kiến nghị “luật hóa” việc Nhà nước mua nhà thương mại làm nhà tái định cư, nhà ở xã hội bằng việc: chủ đầu tư dự án tái định cư phải lập phương án mua nhà ở thương mại làm nhà tái định cư, trong đó nêu rõ địa điểm mua, số lượng, dự kiến giá mua, tiến độ bàn giao để trình UBND cấp tỉnh phê duyệt…
Nếu kiến nghị này được thông qua, sẽ giúp hấp thụ một lượng lớn căn hộ thương mại đang tồn kho hoặc chuẩn bị bán ra trong thời gian sắp tới.
Dù thị trường BĐS đang gặp nhiều khó khăn, nhưng phân khúc căn hộ đang đứng trước nhiều cơ hội, nhiều lối thoát nhờ các chính sách tích cực của Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan. Vì vậy, các dự báo thị trường BĐS, đặc biệt phân khúc căn hộ sẽ dần hồi phục và chuyển sang một chu kỳ phát triển mới vào năm 2013 không phải không có cơ sở.
Trong hơn 1 năm qua, Bộ Xây dựng liên tục đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. Trong đó, những kiến nghị cụ thể về giảm thuế với nhà ở xã hội và với căn hộ thương mại giá rẻ, chủ trương chia nhỏ diện tích căn hộ… được đánh giá có thể tạo ra một lối thoát mới cho thị trường căn hộ.
Theo văn bản Bộ Xây dựng gửi Bộ Tài chính bổ sung ưu đãi về thuế đối với lĩnh vực nhà ở mới đây, để gỡ khó khăn cho thị trường BĐS nói chung, nhóm hàng vật liệu xây dựng, phân khúc nhà ở xã hội nói riêng, Bộ Xây dựng đã kiến nghị giảm 50% thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội. Đối với căn hộ thương mại, Bộ Xây dựng cũng kiến nghị giảm 50% thuế đối với căn hộ dưới 70 m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Thị trường căn hộ được dự báo sẽ khả quan hơn trong năm 2013 nhờ những tháo gỡ từ chính sách
Trước đó, để giúp doanh nghiệp tăng tính thanh khoản cho sản phẩm, cũng là để gỡ khó cho thị trường BĐS, Bộ Xây dựng cũng đã đồng ý về mặt chủ trương chia nhỏ căn hộ. Theo đó, rất nhiều doanh nghiệp đã cơ cấu lại sản phẩm, tiếp tục bán được hàng, từng bước thoát khỏi khó khăn, dù việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ vẫn gặp nhiều khó khăn về mặt cơ chế.
Trao đổi với ĐTCK, nhiều chuyên gia BĐS cho rằng, trong năm 2012, thị trường BĐS khó khăn, nhưng phân khúc nhà thương mại phù hợp khả năng chi trả của người dân vẫn có thanh khoản tốt. Do vậy, trong năm 2013, phân khúc nhà giá thấp có khả năng sẽ “bùng nổ”, trở thành hướng phát triển chính của thị trường căn hộ.
Ông Trần Kiên Cường, Tổng giám đốc Công ty Golden Gain (thuộc Tập đoàn Hòa Phát), chủ đầu tư Dự án Mandarin Garden thừa nhận, do phân khúc căn hộ giá hợp lý thanh khoản tốt, nên nhiều doanh nghiệp vẫn đang định hướng phát triển loại căn hộ này. Nếu tiếp tục có chính sách phù hợp, thị trường căn hộ sẽ khởi sắc. Trong khi đó, phân khúc căn hộ cao cấp tiếp tục gặp khó khăn, tuy nhiên với một số dự án tốt, chủ dự án vẫn có khả năng thành công, do phân khúc căn hộ cao cấp vẫn có những đối tượng khách hàng riêng.
Mặc dù đã có rất nhiều kiến nghị, đề xuất nhằm gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, nhưng có lẽ phải sang năm 2013, những kiến nghị mới được thông qua. Trong khi đó, vấn đề khó khăn nhất của thị trường và doanh nghiệp hiện nay, vẫn là lượng hàng tồn kho còn quá lớn.
Vì giá căn hộ tại nhiều dự án đang ở mức hấp dẫn, nên đã có không ít ý kiến đề xuất Nhà nước mua nhà thương mại làm quỹ nhà tái định cư. Nếu làm được việc này, không chỉ gỡ khó cho thị trường, Nhà nước cũng sẽ có quỹ nhà tái định cư đảm bảo chất lượng, trong bối cảnh quỹ đất phù hợp xây nhà tái định cư trên địa bàn rất hạn chế.
Tại Dự thảo Nghị định về phát triển, quản lý nhà tái định cư Bộ Xây dựng trình Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cũng đã kiến nghị giải pháp mua lại nhà ở thương mại làm nhà tái định cư. Theo Bộ Xây dựng, nhu cầu nhà tái định cư trong 5 năm tới tại Hà Nội là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng của Thành phố còn hạn chế. Vì vậy, Bộ xây dựng kiến nghị “luật hóa” việc Nhà nước mua nhà thương mại làm nhà tái định cư, nhà ở xã hội bằng việc: chủ đầu tư dự án tái định cư phải lập phương án mua nhà ở thương mại làm nhà tái định cư, trong đó nêu rõ địa điểm mua, số lượng, dự kiến giá mua, tiến độ bàn giao để trình UBND cấp tỉnh phê duyệt…
Nếu kiến nghị này được thông qua, sẽ giúp hấp thụ một lượng lớn căn hộ thương mại đang tồn kho hoặc chuẩn bị bán ra trong thời gian sắp tới.
Dù thị trường BĐS đang gặp nhiều khó khăn, nhưng phân khúc căn hộ đang đứng trước nhiều cơ hội, nhiều lối thoát nhờ các chính sách tích cực của Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan. Vì vậy, các dự báo thị trường BĐS, đặc biệt phân khúc căn hộ sẽ dần hồi phục và chuyển sang một chu kỳ phát triển mới vào năm 2013 không phải không có cơ sở.
Theo ĐTCK