Mở rộng tín dụng cá nhân để kích cầu mua nhà ở, tập trung vào phân khúc nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, xem xét giảm thuế GTGT đối với người mua nhà lần đầu, khoanh nợ xấu, giảm lãi suất tín dụng là những biện pháp của Chính phủ và các bộ, ngành chức năng nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Ngân hàng đang bắt đầu triển khai các gói hỗ trợ bất động sản.
Gói giải pháp của ngân hàng
Con số nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản được Ngân hàng Nhà nước đưa ra hiện nay là 28.000 tỷ đồng, chiếm 13,5% tổng dư nợ bất động sản (207.595 tỷ đồng). Riêng tại TP.HCM, dư nợ là 85.000 tỷ đồng, nợ xấu là 4.125 tỷ đồng chiếm 6,27%. Còn tại TP.Hà Nội, nợ xấu bất động sản chiếm khoảng 13% tổng dư nợ xấu ngân hàng. Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, vấn đề là cần xử lý được nợ xấu bất động sản.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung mạnh vào chỉ đạo các ngân hàng thương mại xử lý nợ xấu về BĐS và sẵn sàng cung ứng khoảng 20.000-40.000 tỷ đồng hỗ trợ người mua nhà với lãi suất hợp lý khoảng 8% trong thời hạn 5-10 năm và sẵn sàng hỗ trợ cho các dự án phục vụ mục đích giảm lượng tồn kho bất động sản. Trước mắt, sẽ giao cho 4 ngân hàng thương mại thực hiện gói hỗ trợ này bao gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
Nhằm giải cứu thị trường bất động sản, đại diện Ngân hàng Vietcombank cho biết: Chúng tôi đã tăng cường vốn dành cho các dự án bất động sản lên 18% và sắp tới là các gói hỗ trợ cho vay dành cho các dự án bất động sản với mức lãi suất 12%/năm đồng thời tiếp tục cơ cấu lại các khoản nợ. Các ngân hàng cũng cần giảm lãi suất và sát cánh cùng doanh nghiệp để tham gia ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, cũng cần làm ấm dần thị trường bằng cách tăng đối tượng tham gia đầu tư vào các dự án bất động sản có thể là các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng vẫn phải đảm bảo mức giá hợp lý đáp ứng đúng và trúng nhu cầu của người mua. Các nhà đầu tư cũng không nên quá trông chờ vào các gói giải pháp mà thay vào đó nên giảm lãi, thậm chí lỗ để kích cầu thị trường.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bất động sản, Ngân hàng Vietinbank đã có các khoản cho vay mua nhà trả góp với lãi suất từ 10 đến 12%/năm. Hạ lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp bất động sản với lãi suất từ 12 đến 13%/năm. Do mục tiêu của Agribank không phải cho vay vào bất động sản nên sẽ tập trung vào các dự án của chính mình đã giải ngân. Với những dự án này, ngân hàng và chủ đầu tư cùng tập trung thẩm định lại, xác định phương án đầu ra, sau đó cơ cấu lại các khoản nợ cũ và tiếp tục giải ngân thêm. Ngoài ra, hướng chính của Agribank sẽ tập trung vào các chương trình nhà ở xã hội theo chủ trương của Chính phủ.
Cùng quan điểm với ngân hàng Vietcombank, và Vietinbank, đại diện Ngân hàng BIDV cho biết sẽ góp phần cùng với các doanh nghiệp tháo gỡ “nút thắt” của thị trường. Hiện nay nguồn cung đang còn rất nhiều, nên biện pháp trước mắt là hỗ trợ khả năng thanh toán cho người có nhu cầu mua nhà để đảm bảo cân bằng cung - cầu.
Nhằm hiện thực hóa những đề xuất trên, BIDV đã phối hợp với Bộ Xây dựng ký kết “Thỏa thuận phối hợp triển khai chương trình xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2013 - 2015. Theo đó. trong giai đoạn 2013- 2015, BIDV cam kết dành gói tín dụng trung dài hạn quy mô 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ triển khai các chương trình xây dựng nhà ở xã hội. Trong đó, mức cho vay tối đa đối với các chủ đầu tư là 10.500 tỉ đồng, chiếm 35% gói vốn trên, mức cho vay tối đa tổng 70% tổng mức đầu tư một dự án. Đối với người mua nhà, BIDV cho vay tối đa 19.500 tỉ đồng (chiếm 65% gói tín dụng); mức cho vay tối đa là 85% giá trị căn nhà trong thời hạn 15 năm. Trong trường hợp Nhà nước có cơ chế hỗ trợ lãi suất thì BIDV sẵn sàng hạ lãi suất cho vay thêm.
6 giải pháp của ngành Xây dựng
Để vực dậy thị trường bất động sản, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, Bộ Xây dựng đã trực tiếp đề xuất 6 giải pháp cụ thể: tập trung hoàn thiện hệ thống chính sách để tạo hành lang pháp lý; cơ cấu lại thị trường; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội; thực hiện chính sách tài khóa và thuế; hỗ trợ doanh nghiệp miễn, giảm thuế đối với một số loại hình đầu tư bất động sản; giúp người mua nhà tiếp cận vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi.
Cùng với 6 giải pháp nêu trên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND các địa phương cho phép các dự án đã giải phóng mặt bằng có thể tạm thời điều chỉnh mục đích sử dụng đất có thời hạn, cho phép khai thác kinh doanh, không để đất trống và chỉ đầu tư tiếp khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
Chính phủ cũng đang xem xét và ban hành một nghị quyết riêng để vực dậy thị trường bất động sản vào cuối tháng này. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ đã có Đề án xử lý nợ xấu, trong phiên họp thường kỳ tới đây sẽ đưa ra. Trong đó, phương án xử lý nợ xấu liên quan đến bất động sản là 70%, các ngân hàng tự xử lý (cơ cấu lại nợ) là khoảng 250.000 tỷ. Đề án sẽ này tập trung xử lý nợ xấu bất động sản trong đó có thành lập công ty quản lý tài sản, mua lại các tài sản bất động sản với giá chấp nhận được. Dự kiến, Công ty quản lý tài sản này sẽ tập trung ưu tiên tiếp nhận, mua, xử lý nợ xấu có tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là bất động sản có dư nợ xấu trên 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1 tỷ đồng trở lên đối với cá nhân, hộ gia đình. Giá mua theo giá trị thị trường dựa trên cơ sở đánh giá lại khoản nợ và tài sản bảo đảm.
Đặc biệt, gói giải pháp này sẽ tập trung từng bước làm ấm dần thị trường bất động sản bởi thị trường bất động sản Việt Nam gắn liền với tình trạng nợ xấu của ngân hàng thương mại, lấy lại niềm tin thị trường trong năm 2013. Tuy nhiên, nhóm giải pháp này chỉ có thể hỗ trợ thị trường chứ không thể làm thay thị trường. Mục đích cuối cùng vẫn là để thị trường tự điều chỉnh.
Những biện pháp tích cực và mạnh mẽ từ phía cơ quan quản lý hy vọng sẽ đem lại kết quả khả quan cho thị trường bất động sản trong năm 2013.
Con số nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản được Ngân hàng Nhà nước đưa ra hiện nay là 28.000 tỷ đồng, chiếm 13,5% tổng dư nợ bất động sản (207.595 tỷ đồng). Riêng tại TP.HCM, dư nợ là 85.000 tỷ đồng, nợ xấu là 4.125 tỷ đồng chiếm 6,27%. Còn tại TP.Hà Nội, nợ xấu bất động sản chiếm khoảng 13% tổng dư nợ xấu ngân hàng. Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, vấn đề là cần xử lý được nợ xấu bất động sản.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung mạnh vào chỉ đạo các ngân hàng thương mại xử lý nợ xấu về BĐS và sẵn sàng cung ứng khoảng 20.000-40.000 tỷ đồng hỗ trợ người mua nhà với lãi suất hợp lý khoảng 8% trong thời hạn 5-10 năm và sẵn sàng hỗ trợ cho các dự án phục vụ mục đích giảm lượng tồn kho bất động sản. Trước mắt, sẽ giao cho 4 ngân hàng thương mại thực hiện gói hỗ trợ này bao gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
Nhằm giải cứu thị trường bất động sản, đại diện Ngân hàng Vietcombank cho biết: Chúng tôi đã tăng cường vốn dành cho các dự án bất động sản lên 18% và sắp tới là các gói hỗ trợ cho vay dành cho các dự án bất động sản với mức lãi suất 12%/năm đồng thời tiếp tục cơ cấu lại các khoản nợ. Các ngân hàng cũng cần giảm lãi suất và sát cánh cùng doanh nghiệp để tham gia ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, cũng cần làm ấm dần thị trường bằng cách tăng đối tượng tham gia đầu tư vào các dự án bất động sản có thể là các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng vẫn phải đảm bảo mức giá hợp lý đáp ứng đúng và trúng nhu cầu của người mua. Các nhà đầu tư cũng không nên quá trông chờ vào các gói giải pháp mà thay vào đó nên giảm lãi, thậm chí lỗ để kích cầu thị trường.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bất động sản, Ngân hàng Vietinbank đã có các khoản cho vay mua nhà trả góp với lãi suất từ 10 đến 12%/năm. Hạ lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp bất động sản với lãi suất từ 12 đến 13%/năm. Do mục tiêu của Agribank không phải cho vay vào bất động sản nên sẽ tập trung vào các dự án của chính mình đã giải ngân. Với những dự án này, ngân hàng và chủ đầu tư cùng tập trung thẩm định lại, xác định phương án đầu ra, sau đó cơ cấu lại các khoản nợ cũ và tiếp tục giải ngân thêm. Ngoài ra, hướng chính của Agribank sẽ tập trung vào các chương trình nhà ở xã hội theo chủ trương của Chính phủ.
Cùng quan điểm với ngân hàng Vietcombank, và Vietinbank, đại diện Ngân hàng BIDV cho biết sẽ góp phần cùng với các doanh nghiệp tháo gỡ “nút thắt” của thị trường. Hiện nay nguồn cung đang còn rất nhiều, nên biện pháp trước mắt là hỗ trợ khả năng thanh toán cho người có nhu cầu mua nhà để đảm bảo cân bằng cung - cầu.
Nhằm hiện thực hóa những đề xuất trên, BIDV đã phối hợp với Bộ Xây dựng ký kết “Thỏa thuận phối hợp triển khai chương trình xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2013 - 2015. Theo đó. trong giai đoạn 2013- 2015, BIDV cam kết dành gói tín dụng trung dài hạn quy mô 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ triển khai các chương trình xây dựng nhà ở xã hội. Trong đó, mức cho vay tối đa đối với các chủ đầu tư là 10.500 tỉ đồng, chiếm 35% gói vốn trên, mức cho vay tối đa tổng 70% tổng mức đầu tư một dự án. Đối với người mua nhà, BIDV cho vay tối đa 19.500 tỉ đồng (chiếm 65% gói tín dụng); mức cho vay tối đa là 85% giá trị căn nhà trong thời hạn 15 năm. Trong trường hợp Nhà nước có cơ chế hỗ trợ lãi suất thì BIDV sẵn sàng hạ lãi suất cho vay thêm.
6 giải pháp của ngành Xây dựng
Để vực dậy thị trường bất động sản, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, Bộ Xây dựng đã trực tiếp đề xuất 6 giải pháp cụ thể: tập trung hoàn thiện hệ thống chính sách để tạo hành lang pháp lý; cơ cấu lại thị trường; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội; thực hiện chính sách tài khóa và thuế; hỗ trợ doanh nghiệp miễn, giảm thuế đối với một số loại hình đầu tư bất động sản; giúp người mua nhà tiếp cận vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi.
Cùng với 6 giải pháp nêu trên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND các địa phương cho phép các dự án đã giải phóng mặt bằng có thể tạm thời điều chỉnh mục đích sử dụng đất có thời hạn, cho phép khai thác kinh doanh, không để đất trống và chỉ đầu tư tiếp khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
Chính phủ cũng đang xem xét và ban hành một nghị quyết riêng để vực dậy thị trường bất động sản vào cuối tháng này. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ đã có Đề án xử lý nợ xấu, trong phiên họp thường kỳ tới đây sẽ đưa ra. Trong đó, phương án xử lý nợ xấu liên quan đến bất động sản là 70%, các ngân hàng tự xử lý (cơ cấu lại nợ) là khoảng 250.000 tỷ. Đề án sẽ này tập trung xử lý nợ xấu bất động sản trong đó có thành lập công ty quản lý tài sản, mua lại các tài sản bất động sản với giá chấp nhận được. Dự kiến, Công ty quản lý tài sản này sẽ tập trung ưu tiên tiếp nhận, mua, xử lý nợ xấu có tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là bất động sản có dư nợ xấu trên 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1 tỷ đồng trở lên đối với cá nhân, hộ gia đình. Giá mua theo giá trị thị trường dựa trên cơ sở đánh giá lại khoản nợ và tài sản bảo đảm.
Đặc biệt, gói giải pháp này sẽ tập trung từng bước làm ấm dần thị trường bất động sản bởi thị trường bất động sản Việt Nam gắn liền với tình trạng nợ xấu của ngân hàng thương mại, lấy lại niềm tin thị trường trong năm 2013. Tuy nhiên, nhóm giải pháp này chỉ có thể hỗ trợ thị trường chứ không thể làm thay thị trường. Mục đích cuối cùng vẫn là để thị trường tự điều chỉnh.
Những biện pháp tích cực và mạnh mẽ từ phía cơ quan quản lý hy vọng sẽ đem lại kết quả khả quan cho thị trường bất động sản trong năm 2013.
Theo HQ Online