Sáng nay, 19.12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội về giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên đã xây dựng và thực hiện Chương trình phát triển nhà ở để giải quyết vấn đề ở cho các đối tượng dân cư trên địa bàn. Trong 10 năm gần đây, Hà Nội đã phát triển thêm khoảng 25 triệu m2, trong đó diện tích nhà ở theo dự án đạt 10,7 triệu m2 (chủ yếu tại khu vực đô thị), nhà ở do nhân dân tự xây dựng đạt khoảng 14,3 triệu m2; bình quân mỗi năm xây dựng được 2,5 triệu m2; diện tích bình quân đầu người đạt khoảng 21,5 triệu m2/người.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, do tác động của suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao… Hà Nội hiện tồn kho hơn 5.700 căn hộ chưa bán được hoặc chưa huy động vốn; nhà thấp tầng (biệt thự, nhà liền kề) tồn kho 3.843 căn; nhà ở thu nhập thấp còn tồn khoảng 330 căn hộ; diện tích sàn văn phòng đủ điều kiện cho thuê tồn khoảng 175.000 m2. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội thì hiện nợ xấu bất động sản tại Hà Nội chiếm khoảng 13% tổng dư nợ xấu của ngân hàng.
Trước thực trạng này, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho biết: Chủ trương của thành phố là cắt giảm, hạn chế nguồn cung, kích thích và hỗ trợ nguồn cầu, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn phù hợp với nguồn cầu, tăng cường vai trò quản lý nhà nước với một số nhóm giải pháp chính.
Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, thành phố Hà Nội kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và ổn định thị trường bất động sản, làm cơ sở để các bộ, ngành Trung ương, các địa phương tổ chức thực hiện.
Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương, ngân hàng, doanh nghiệp cũng khẳng định: Khó khăn của thị trường bất động sản xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc bùng phát về giá và lượng giao dịch trong thời gian ngắn tại Hà Nội và các thành phố lớn, dẫn đến những tín hiệu sai lệch về nhu cầu và khả năng chi trả thực sự của thị trường, khiến doanh nghiệp đổ xô vào đầu tư bất động sản, kể cả các doanh nghiệp không có kinh nghiệm và năng lực tài chính yếu.
Bên cạnh đó là cơ cấu hàng hóa bất động sản phát triển mất cân đối, các doanh nghiệp chú trọng quá nhiều vào đầu tư nhà cao cấp, diện tích lớn, trong khi chương trình phát triển nhà ở xã hội phục vụ các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, công nhân lao động tại các khu công nghiệp chậm được triển khai. Chính vì thế, thị trường nhà ở phi hàng hóa còn thiếu, gây khó khăn nhà ở cho một bộ phận lớn dân cư đô thị.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết:
Vấn đề nợ xấu bất động sản có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự yếu kém về công tác quản lý, quy hoạch. Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội phải rà soát nhà ở theo cơ cấu hợp lý, tập trung nguồn lực xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho các đối tượng người có công, công nhân, sinh viên… Bên cạnh đó, cần có sự điều chỉnh quy hoạch, tập trung nghiên cứu và ban hành chính sách đối với nhà ở xã hội, nhà đầu tư và việc thuê, mua nhà ở xã hội.
Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị Hà Nội phải có chính sách cụ thể để các nhóm đối tượng chính sách xã hội có cơ hội được mua nhà; tiếp tục thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, từ khẩu thẩm định, quy hoạch, phê duyệt dự án.
Khẳng định Chính phủ luôn ủng hộ doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh: Các doanh nghiệp phải chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, tái cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường, hạ giá thành sản phẩm, cung cấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng có nhu cầu thực, tránh qua trung gian, đầu cơ.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, do tác động của suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao… Hà Nội hiện tồn kho hơn 5.700 căn hộ chưa bán được hoặc chưa huy động vốn; nhà thấp tầng (biệt thự, nhà liền kề) tồn kho 3.843 căn; nhà ở thu nhập thấp còn tồn khoảng 330 căn hộ; diện tích sàn văn phòng đủ điều kiện cho thuê tồn khoảng 175.000 m2. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội thì hiện nợ xấu bất động sản tại Hà Nội chiếm khoảng 13% tổng dư nợ xấu của ngân hàng.
Trước thực trạng này, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho biết: Chủ trương của thành phố là cắt giảm, hạn chế nguồn cung, kích thích và hỗ trợ nguồn cầu, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn phù hợp với nguồn cầu, tăng cường vai trò quản lý nhà nước với một số nhóm giải pháp chính.
Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, thành phố Hà Nội kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và ổn định thị trường bất động sản, làm cơ sở để các bộ, ngành Trung ương, các địa phương tổ chức thực hiện.
Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương, ngân hàng, doanh nghiệp cũng khẳng định: Khó khăn của thị trường bất động sản xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc bùng phát về giá và lượng giao dịch trong thời gian ngắn tại Hà Nội và các thành phố lớn, dẫn đến những tín hiệu sai lệch về nhu cầu và khả năng chi trả thực sự của thị trường, khiến doanh nghiệp đổ xô vào đầu tư bất động sản, kể cả các doanh nghiệp không có kinh nghiệm và năng lực tài chính yếu.
Bên cạnh đó là cơ cấu hàng hóa bất động sản phát triển mất cân đối, các doanh nghiệp chú trọng quá nhiều vào đầu tư nhà cao cấp, diện tích lớn, trong khi chương trình phát triển nhà ở xã hội phục vụ các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, công nhân lao động tại các khu công nghiệp chậm được triển khai. Chính vì thế, thị trường nhà ở phi hàng hóa còn thiếu, gây khó khăn nhà ở cho một bộ phận lớn dân cư đô thị.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết:
Vấn đề nợ xấu bất động sản có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự yếu kém về công tác quản lý, quy hoạch. Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội phải rà soát nhà ở theo cơ cấu hợp lý, tập trung nguồn lực xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho các đối tượng người có công, công nhân, sinh viên… Bên cạnh đó, cần có sự điều chỉnh quy hoạch, tập trung nghiên cứu và ban hành chính sách đối với nhà ở xã hội, nhà đầu tư và việc thuê, mua nhà ở xã hội.
Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị Hà Nội phải có chính sách cụ thể để các nhóm đối tượng chính sách xã hội có cơ hội được mua nhà; tiếp tục thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, từ khẩu thẩm định, quy hoạch, phê duyệt dự án.
Khẳng định Chính phủ luôn ủng hộ doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh: Các doanh nghiệp phải chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, tái cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường, hạ giá thành sản phẩm, cung cấp sản phẩm trực tiếp đến khách hàng có nhu cầu thực, tránh qua trung gian, đầu cơ.
Theo Dân Việt