Khó khăn trong sản xuất và đời sống của người dân tại các khu tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một trong những vấn đề được đề cập nhiều nhất tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đang diễn ra. Không mới và mặc dù đã được bàn nhiều, đề cập nhiều song đây vẫn là "căn bệnh nan y" chưa có thuốc giải hữu hiệu…
Tái định cư - kiểm tra là phát hiện thiếu sót
Báo cáo của Bộ KH-ĐT cho thấy, tính đến tháng 12-2011, cả nước có 283 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập ở 58 tỉnh, TP, với tổng diện tích khoảng 76.000ha; 15 khu kinh tế ven biển có tổng diện tích khoảng 662.000ha. Về dự án thủy điện, chỉ tính riêng 24/30 dự án thủy điện do Tập đoàn Điện lực làm chủ đầu tư thì số diện tích đất thu hồi đã là 110.542ha; 39.792 hộ với 192.793 nhân khẩu phải di dời tái dịnh cư. Dự án nhiều, cũng đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều hơn người dân phải nhường đất ở, đất sản xuất để tới nơi khác tái định cư. Theo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa công bố về giải quyết một số vấn đề cử tri quan tâm, kiến nghị nhiều lần thì tại nhiều khu tái định cư, đời sống và sản xuất của người dân vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Chẳng hạn, tại khu tái định cư xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, thực hiện di dân để xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình đã gần 40 năm nhưng đến nay cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều yếu kém, xã vẫn còn 49% hộ nghèo và hơn 30% hộ cận nghèo. Hay tại dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh, diện tích đất thu hồi gần 4.000ha khiến 3.952 hộ với 16.861 nhân khẩu phải di chuyển chỗ ở nhưng sau hơn 3 năm triển khai, việc xây dựng 6 dự án tái định cư vẫn chưa hoàn thành. Cá biệt, tại dự án thủy điện Sông Hinh (Phú Yên), việc quy hoạch xây dựng khu tái định cư do chưa bàn kỹ với người dân nên khi xây dựng xong bà con không chấp nhận gây lãng phí, trong khi điều kiện sống của họ vẫn còn rất nhiều thiếu thốn.
Ngay tại Hà Nội, một địa phương được Quốc hội ghi nhận có những sáng tạo trong công tác giải phóng mặt bằng, song việc tổ chức tái định cư vẫn đang có nhiều điểm "vướng". Theo số liệu của UBND TP Hà Nội gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ năm 2000 trở lại đây, Hà Nội đã triển khai 80 dự án nhà ở tái định cư với trên 20.000 căn hộ. Hiện trên 12.000 căn đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng nhưng Hà Nội vẫn thiếu trầm trọng nhà tái định cư. Mặt khác, các công trình này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như chất lượng công trình chưa cao, việc quản lý, bảo trì còn nhiều hạn chế dẫn đến xuống cấp nhanh; hạ tầng xã hội chưa được xây dựng đồng bộ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người dân.
Thiếu giải pháp đồng bộ
Vì sao tái định cư là một chủ trương lớn song vẫn chưa được thực hiện thấu đáo? Tại diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu nhận định do chúng ta đang thiếu một giải pháp đồng bộ. Hầu hết các khu tái định cư chưa gắn với tái định canh. Cơ sở hạ tầng khu tái định cư được triển khai chậm, chất lượng của nhiều công trình còn thấp. Đặc biệt, theo đánh giá của nhiều đại biểu dân cử, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng hiện đang tồn tại những bất cập. Điều này cũng đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ thừa nhận trước Quốc hội tại phiên chất vấn vừa qua. Bộ trưởng cho biết, thực tế tại một số dự án, quá trình tổ chức thực hiện có phần không tuân thủ đúng các nguyên tắc và có biểu hiện chưa bảo đảm tính công khai, dân chủ nên một số trường hợp người dân chưa đồng tình.
Tổ chức di dân, tái định cư là công việc phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong đó yêu cầu phải bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, người dân và chủ đầu tư dự án. Để có một tầm nhìn chiến lược đầy đủ, lâu dài về vấn đề này, thiết nghĩ Chính phủ nên tiến hành tổng kết, đánh giá toàn diện công tác tái định cư và các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện khung giá đất và chính sách bồi thường hợp lý cho người dân. Đồng thời có quy định chặt chẽ gắn kết trách nhiệm xã hội của các chủ đầu tư với người dân bị thu hồi đất và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Hoàn chỉnh cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất nông nghiệp phù hợp với từng nhóm đối tượng, tình hình kinh tế - xã hội và khả năng, nguyện vọng của người dân để sau khi đào tạo nghề, người dân có việc làm ổn định…
Báo cáo của Bộ KH-ĐT cho thấy, tính đến tháng 12-2011, cả nước có 283 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập ở 58 tỉnh, TP, với tổng diện tích khoảng 76.000ha; 15 khu kinh tế ven biển có tổng diện tích khoảng 662.000ha. Về dự án thủy điện, chỉ tính riêng 24/30 dự án thủy điện do Tập đoàn Điện lực làm chủ đầu tư thì số diện tích đất thu hồi đã là 110.542ha; 39.792 hộ với 192.793 nhân khẩu phải di dời tái dịnh cư. Dự án nhiều, cũng đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều hơn người dân phải nhường đất ở, đất sản xuất để tới nơi khác tái định cư. Theo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa công bố về giải quyết một số vấn đề cử tri quan tâm, kiến nghị nhiều lần thì tại nhiều khu tái định cư, đời sống và sản xuất của người dân vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Một góc khu tái định cư Nam Trung Yên (Hà Nội)
Chẳng hạn, tại khu tái định cư xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, thực hiện di dân để xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình đã gần 40 năm nhưng đến nay cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều yếu kém, xã vẫn còn 49% hộ nghèo và hơn 30% hộ cận nghèo. Hay tại dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh, diện tích đất thu hồi gần 4.000ha khiến 3.952 hộ với 16.861 nhân khẩu phải di chuyển chỗ ở nhưng sau hơn 3 năm triển khai, việc xây dựng 6 dự án tái định cư vẫn chưa hoàn thành. Cá biệt, tại dự án thủy điện Sông Hinh (Phú Yên), việc quy hoạch xây dựng khu tái định cư do chưa bàn kỹ với người dân nên khi xây dựng xong bà con không chấp nhận gây lãng phí, trong khi điều kiện sống của họ vẫn còn rất nhiều thiếu thốn.
Ngay tại Hà Nội, một địa phương được Quốc hội ghi nhận có những sáng tạo trong công tác giải phóng mặt bằng, song việc tổ chức tái định cư vẫn đang có nhiều điểm "vướng". Theo số liệu của UBND TP Hà Nội gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ năm 2000 trở lại đây, Hà Nội đã triển khai 80 dự án nhà ở tái định cư với trên 20.000 căn hộ. Hiện trên 12.000 căn đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng nhưng Hà Nội vẫn thiếu trầm trọng nhà tái định cư. Mặt khác, các công trình này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như chất lượng công trình chưa cao, việc quản lý, bảo trì còn nhiều hạn chế dẫn đến xuống cấp nhanh; hạ tầng xã hội chưa được xây dựng đồng bộ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người dân.
Thiếu giải pháp đồng bộ
Vì sao tái định cư là một chủ trương lớn song vẫn chưa được thực hiện thấu đáo? Tại diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu nhận định do chúng ta đang thiếu một giải pháp đồng bộ. Hầu hết các khu tái định cư chưa gắn với tái định canh. Cơ sở hạ tầng khu tái định cư được triển khai chậm, chất lượng của nhiều công trình còn thấp. Đặc biệt, theo đánh giá của nhiều đại biểu dân cử, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng hiện đang tồn tại những bất cập. Điều này cũng đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ thừa nhận trước Quốc hội tại phiên chất vấn vừa qua. Bộ trưởng cho biết, thực tế tại một số dự án, quá trình tổ chức thực hiện có phần không tuân thủ đúng các nguyên tắc và có biểu hiện chưa bảo đảm tính công khai, dân chủ nên một số trường hợp người dân chưa đồng tình.
Tổ chức di dân, tái định cư là công việc phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong đó yêu cầu phải bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, người dân và chủ đầu tư dự án. Để có một tầm nhìn chiến lược đầy đủ, lâu dài về vấn đề này, thiết nghĩ Chính phủ nên tiến hành tổng kết, đánh giá toàn diện công tác tái định cư và các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện khung giá đất và chính sách bồi thường hợp lý cho người dân. Đồng thời có quy định chặt chẽ gắn kết trách nhiệm xã hội của các chủ đầu tư với người dân bị thu hồi đất và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Hoàn chỉnh cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất nông nghiệp phù hợp với từng nhóm đối tượng, tình hình kinh tế - xã hội và khả năng, nguyện vọng của người dân để sau khi đào tạo nghề, người dân có việc làm ổn định…
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, trong 5 năm 2003-2008, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã tác động đến đời sống của trên 627 nghìn hộ gia đình và 2,5 triệu nhân khẩu nông nghiệp. Trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động không có việc làm; mỗi héc ta đất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc làm, phải chuyển đổi nghề nghiệp. Theo số liệu thống kê của 20 tỉnh, TP trong cả nước, giai đoạn 2006-2010 có 298.093 lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nhưng chỉ có 177.894 lao động có việc làm. |
Theo Hà Nội Mới