Từ mức đầu tư được phê duyệt gần 520 tỷ đồng, đến nay vật liệu trượt giá, dự toán dự án nhà Trung tâm đào tạo ĐH Kinh tế quốc dân HN đã lên đến gần 1.200 tỷ đồng. Thế nhưng hiện dự án vẫn đang bị “đắp chiếu” trên diện tích hàng chục nghìn m2 ngay giữa Thủ đô Hà Nội.
Ảnh: Cựu chiến binh
Dự án nhà Trung tâm đào tạo Đại học Kinh tế quốc dân (KTQD) HN là dự án nhóm A, đã được Thủ tướng phê duyệt đầu tư từ năm 2003, được giao cho bộ GD-ĐT là đơn vị chủ quản trực tiếp thực hiện, là công trình được thiết kế hiện đại nhất trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam với hai tòa tháp cao 13 và 19 tầng.
Theo quyết định đã được phê duyệt, dự án này được đầu tư từ 3 nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước, vốn tự có của trường và các nguồn vốn huy động khác, nhưng lại không quy định rõ tỷ lệ đối với từng nguồn vốn. Vì vậy, công trình mới được thi công đến tầng 7 thì đã phải tạm dừng từ hơn 1 năm nay do thiếu vốn. Sự đình trệ kéo dài khiến công trình đang đứng trước nguy cơ xuống cấp, hư hại nghiêm trọng, kéo theo sự lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước.
Sau hơn 1 năm ngừng thi công, hệ thống cốt thép, các cáp ứng lực đã bắt đầu hoen gỉ, nước ứ đọng dưới tầng ngầm, khiến chất lượng công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng…
Từ năm 2008, Thủ tướng đã giao bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ: Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước và quyết định việc cho phép áp dụng cơ chế này đối với dự án, nhưng đến nay vẫn chưa có phương án nào được đưa ra…
Mỗi năm, bộ GD-ĐT chỉ phân bổ cho dự án này từ 30-40 tỷ đồng. Năm 2010, hợp đồng thi công đã hết hạn, dự án mới chỉ được đầu tư 350 tỷ đồng, tương đương 1/3 tổng mức đầu tư đã được điều chỉnh, nhưng Bộ GD-ĐT lại không cho ký gia hạn, khiến nhà thầu buộc phải tạm dừng thi công, đẩy chủ đầu tư là trường ĐH KTQD vào tình cảnh vi phạm Luật xây dựng và Luật đấu thầu.
Cùng thời điểm này, Thanh tra Chính phủ đã phải vào cuộc với kết luận khẳng định, việc phân bổ này là chưa đúng chủ trương ưu tiên cho các công trình đang thực hiện dở dang.
Ông Nguyễn Minh Mẫn, Vụ trưởng vụ III, Thanh tra Chính phủ khẳng định rằng: “Lỗi trước hết thuộc về bộ GD - ĐT, bởi những công trình đang làm dở dang cần phải ưu tiên số một. Trách nhiệm này cũng thuộc về các cơ quan tham mưu, giúp việc cho Chính phủ đã ban hành một kỷ luật thiếu rõ ràng, mạch lạc. Chính vì lẽ đó mà cơ quan này đổ lỗi cho cơ quan kia. Không cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm chính…”.
Kết luận thanh tra cũng kiến nghị bộ Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch bổ sung nguồn vốn, bộ GD-ĐT và trường ĐH KTQD xác định rõ tỷ lệ từng nguồn vốn để sớm hoàn thành dự án. Kiến nghị này đã được Thủ tướng chấp thuận và yêu cầu thực hiện, nhưng thay vì thực hiện chỉ đạo này, bộ GD-ĐT lại đề xuất theo hướng “úp nóc” phần đã xây thô, chờ vốn đầu tư.
Ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: “Sự việc kéo dài như thế này rõ ràng là rất lãng phí, lãng phí cả về không gian sử dụng lẫn vốn đầu tư. Vừa rồi Bộ có họp với ĐH KTQD yêu cầu phải phân kỳ đầu tư, như vậy thì có thể hoàn thiện những phần đã xây dựng cơ bản xong, tiếp tục đầu tư cho phần thiết kế còn lại”.
Tuy nhiên theo các đơn vị tư vấn, nếu thực hiện theo phương án này thì toàn bộ hệ thống cầu thang máy, cáp điện, nước, điều hòa… cùng nhiều thiết bị khác sẽ phải bỏ đi khi thực hiện giai đoạn 2. Hơn nữa, việc điều chỉnh, lập lại dự án sẽ kéo theo lãng phí hàng trăm tỷ đồng, trong khi đó cơ cấu từng nguồn vốn cho dự án vẫn chưa được xác định.
Theo GS-TS Phan Công Nghĩa, Phó hiệu trưởng trường ĐH KTQD Hà Nội: “Cần phải có cơ chế đặc biệt trong xử lý vốn cho dự án này, nếu như Chính phủ giao cho bộ Tài chính, bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với trường ĐH KTQD nghiên cứu cơ chế huy động vốn đặc biệt cho trường và các Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính hỗ trợ ĐH KTQD làm việc này, báo cáo Thủ tướng thì tôi nghĩ là chắc chắn có tính khả thi”.
Từ mức đầu tư được phê duyệt gần 520 tỷ đồng, đến nay do vật liệu trượt giá, dự toán của công trình đã lên đến gần 1.200 tỷ đồng. Mỗi ngày qua đi kéo theo một sự lãng phí khó có thể tính đếm. Điều đó lý giải vì sao Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ chi ngân sách nhà nước nhiều nhất cho giáo dục, nhưng đến nay vẫn chưa có được cơ sở đào tạo nào ngang tầm đẳng cấp quốc tế. Còn công trình thuộc dự án nhóm A được Thủ tướng phê duyệt với nhiều kỳ vọng đang tiếp tục bị “đắp chiếu” trên diện tích hàng chục nghìn m2 ngay giữa thủ đô Hà Nội.
Theo quyết định đã được phê duyệt, dự án này được đầu tư từ 3 nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước, vốn tự có của trường và các nguồn vốn huy động khác, nhưng lại không quy định rõ tỷ lệ đối với từng nguồn vốn. Vì vậy, công trình mới được thi công đến tầng 7 thì đã phải tạm dừng từ hơn 1 năm nay do thiếu vốn. Sự đình trệ kéo dài khiến công trình đang đứng trước nguy cơ xuống cấp, hư hại nghiêm trọng, kéo theo sự lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước.
Sau hơn 1 năm ngừng thi công, hệ thống cốt thép, các cáp ứng lực đã bắt đầu hoen gỉ, nước ứ đọng dưới tầng ngầm, khiến chất lượng công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng…
Từ năm 2008, Thủ tướng đã giao bộ GD-ĐT phối hợp với các bộ: Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước và quyết định việc cho phép áp dụng cơ chế này đối với dự án, nhưng đến nay vẫn chưa có phương án nào được đưa ra…
Mỗi năm, bộ GD-ĐT chỉ phân bổ cho dự án này từ 30-40 tỷ đồng. Năm 2010, hợp đồng thi công đã hết hạn, dự án mới chỉ được đầu tư 350 tỷ đồng, tương đương 1/3 tổng mức đầu tư đã được điều chỉnh, nhưng Bộ GD-ĐT lại không cho ký gia hạn, khiến nhà thầu buộc phải tạm dừng thi công, đẩy chủ đầu tư là trường ĐH KTQD vào tình cảnh vi phạm Luật xây dựng và Luật đấu thầu.
Cùng thời điểm này, Thanh tra Chính phủ đã phải vào cuộc với kết luận khẳng định, việc phân bổ này là chưa đúng chủ trương ưu tiên cho các công trình đang thực hiện dở dang.
Ông Nguyễn Minh Mẫn, Vụ trưởng vụ III, Thanh tra Chính phủ khẳng định rằng: “Lỗi trước hết thuộc về bộ GD - ĐT, bởi những công trình đang làm dở dang cần phải ưu tiên số một. Trách nhiệm này cũng thuộc về các cơ quan tham mưu, giúp việc cho Chính phủ đã ban hành một kỷ luật thiếu rõ ràng, mạch lạc. Chính vì lẽ đó mà cơ quan này đổ lỗi cho cơ quan kia. Không cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm chính…”.
Kết luận thanh tra cũng kiến nghị bộ Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch bổ sung nguồn vốn, bộ GD-ĐT và trường ĐH KTQD xác định rõ tỷ lệ từng nguồn vốn để sớm hoàn thành dự án. Kiến nghị này đã được Thủ tướng chấp thuận và yêu cầu thực hiện, nhưng thay vì thực hiện chỉ đạo này, bộ GD-ĐT lại đề xuất theo hướng “úp nóc” phần đã xây thô, chờ vốn đầu tư.
Ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: “Sự việc kéo dài như thế này rõ ràng là rất lãng phí, lãng phí cả về không gian sử dụng lẫn vốn đầu tư. Vừa rồi Bộ có họp với ĐH KTQD yêu cầu phải phân kỳ đầu tư, như vậy thì có thể hoàn thiện những phần đã xây dựng cơ bản xong, tiếp tục đầu tư cho phần thiết kế còn lại”.
Tuy nhiên theo các đơn vị tư vấn, nếu thực hiện theo phương án này thì toàn bộ hệ thống cầu thang máy, cáp điện, nước, điều hòa… cùng nhiều thiết bị khác sẽ phải bỏ đi khi thực hiện giai đoạn 2. Hơn nữa, việc điều chỉnh, lập lại dự án sẽ kéo theo lãng phí hàng trăm tỷ đồng, trong khi đó cơ cấu từng nguồn vốn cho dự án vẫn chưa được xác định.
Theo GS-TS Phan Công Nghĩa, Phó hiệu trưởng trường ĐH KTQD Hà Nội: “Cần phải có cơ chế đặc biệt trong xử lý vốn cho dự án này, nếu như Chính phủ giao cho bộ Tài chính, bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với trường ĐH KTQD nghiên cứu cơ chế huy động vốn đặc biệt cho trường và các Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính hỗ trợ ĐH KTQD làm việc này, báo cáo Thủ tướng thì tôi nghĩ là chắc chắn có tính khả thi”.
Từ mức đầu tư được phê duyệt gần 520 tỷ đồng, đến nay do vật liệu trượt giá, dự toán của công trình đã lên đến gần 1.200 tỷ đồng. Mỗi ngày qua đi kéo theo một sự lãng phí khó có thể tính đếm. Điều đó lý giải vì sao Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ chi ngân sách nhà nước nhiều nhất cho giáo dục, nhưng đến nay vẫn chưa có được cơ sở đào tạo nào ngang tầm đẳng cấp quốc tế. Còn công trình thuộc dự án nhóm A được Thủ tướng phê duyệt với nhiều kỳ vọng đang tiếp tục bị “đắp chiếu” trên diện tích hàng chục nghìn m2 ngay giữa thủ đô Hà Nội.
Theo VTV