Ngày 13/6, Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội đã giám sát công tác chấp hành pháp luật trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thủ đô tại Sở Xây dựng.
Theo điều tra, từ 1/1/2010 đến nay, Thanh tra xây dựng các quận, huyện, thị xã đã phát hiện, xử lý 1.700 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó, mới cưỡng chế phá dỡ được 601 công trình (gần 1/3 số vụ vi phạm) và có tới 1.036 trường hợp xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, đất công.
Theo thống kê, các công trình xây dựng không phép chủ yếu tập trung tại các huyện ngoại thành (chiếm khoảng 93%), trong đó Quốc Oai, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thạch Thất, Từ Liêm, Sóc Sơn là những địa bàn dẫn đầu về số lượng các vụ vi phạm.
Tuy nhiên, những trường hợp vi phạm gây bức xúc lại tập trung ở các quận, hiện đã được UBND các quận, phường kiểm tra và đang xử lý như Công trình xây dựng khu nhà ở liền kề tại Khu đô thị Mỗ Lao (Hà Đông); công trình xây dựng sai phép tại số 12 ngõ 168 phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ); các công trình xây dựng không phép tại xã Trung Văn, Từ Liêm… Một số đơn vị còn để tồn đọng nhiều vụ việc vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng là Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Đan Phượng, Chương Mỹ, Hoàn Kiếm, Sóc Sơn.
Mặt khác, cần tiếp tục cập nhật rõ hiện trạng công trình vi phạm sau khi đã áp dụng các biện pháp giaỉ quyết để đánh giá đúng kết quả và kiến nghị Thường trực Thành ủy, HĐND, UBNDTP phương án giải quyết tối ưu với những trường hợp cố tình chống đối.
Khẳng định nguyên nhân chính để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên là do sự yếu kém trong công tác quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở và một bộ phận nhỏ chủ đầu tư xây dựng ý thức chấp hành pháp luật kém, Đoàn giám sát yêu cầu Sở Xây dựng tăng cường thanh kiểm tra các điểm nóng. Đồng thời, rà soát lại thủ tục cấp phép xây dựng, tránh gây phiền hà cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp.
Khu vực ngoại thành có nhiều công trình xây dựng trái phép
Theo thống kê, các công trình xây dựng không phép chủ yếu tập trung tại các huyện ngoại thành (chiếm khoảng 93%), trong đó Quốc Oai, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thạch Thất, Từ Liêm, Sóc Sơn là những địa bàn dẫn đầu về số lượng các vụ vi phạm.
Tuy nhiên, những trường hợp vi phạm gây bức xúc lại tập trung ở các quận, hiện đã được UBND các quận, phường kiểm tra và đang xử lý như Công trình xây dựng khu nhà ở liền kề tại Khu đô thị Mỗ Lao (Hà Đông); công trình xây dựng sai phép tại số 12 ngõ 168 phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ); các công trình xây dựng không phép tại xã Trung Văn, Từ Liêm… Một số đơn vị còn để tồn đọng nhiều vụ việc vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng là Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Đan Phượng, Chương Mỹ, Hoàn Kiếm, Sóc Sơn.
Mặt khác, cần tiếp tục cập nhật rõ hiện trạng công trình vi phạm sau khi đã áp dụng các biện pháp giaỉ quyết để đánh giá đúng kết quả và kiến nghị Thường trực Thành ủy, HĐND, UBNDTP phương án giải quyết tối ưu với những trường hợp cố tình chống đối.
Khẳng định nguyên nhân chính để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên là do sự yếu kém trong công tác quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở và một bộ phận nhỏ chủ đầu tư xây dựng ý thức chấp hành pháp luật kém, Đoàn giám sát yêu cầu Sở Xây dựng tăng cường thanh kiểm tra các điểm nóng. Đồng thời, rà soát lại thủ tục cấp phép xây dựng, tránh gây phiền hà cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp.
- Theo Thông tư 11/2007 do Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn Nghị định 124 về quản lý vật liệu xây dựng, UBND các cấp theo sự phân công của UBND TP quy định khu vực, địa điểm, đường phố được kinh doanh vật liệu xây dựng phù hợp với quy hoạch của địa phương. Như vậy, theo quy định thì cần có một quy hoạch cho ngành vật liệu xây dựng. Trong lúc chưa có quy hoạch nhưng cơ quan có thẩm quyền không cấp mới giấy phép kinh doanh, nếu xét về Luật Doanh nghiệp thì việc hạn chế này chưa phù hợp. (Đại diện phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM ). - UBND TP Hà Nội đã ban hành quy định mới về cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố. Đây được xem là một trong những giải pháp cơ bản nhằm siết chặt trật tự xây dựng đô thị tại Thủ đô. Điều kiện đầu tiên để được cấp phép là lô đất xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt. Ngoài ra, lô đất phải có khoảng cách ly vệ sinh và an toàn cho người sử dụng, không bị úng ngập, ô nhiễm, bảo đảm các quy định về chỉ giới, an toàn công trình lân cận, hành lang bảo vệ đê... - Để giảm tình trạng nhà siêu mỏng, siêu nhỏ, những lô đất có diện tích nhỏ hơn 15m2, có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3m hoặc những lô đất có kích thước hình học không đủ |
Theo Người đưa tin