Nhà ở xã hội là nhà ở dành cho các đối tượng đặc biệt, trong đó có người thu nhập thấp. Nhưng hiện nay, dư luận đang lo ngại một bộ phận không nhỏ những người thu nhập cao đang trục lợi, đầu cơ làm cho người nghèo vuột mất cơ hội mua nhà.
Khó xác định người thu nhập thấp
Theo TS.Phạm Sỹ Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xây dựng và Đô thị (Tổng hội Xây dựng), trên thực tế đã xảy ra tình trạng có người mượn danh thu nhập thấp để mua nhà hưởng ưu đãi. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là do việc xác định người có thu nhập thấp rất khó nếu chỉ căn cứ vào mức lương không phải nộp thuế thu nhập. Lương thì ai cũng biết, nhưng thu nhập ngoài lương thì rất khó kiểm soát. Chưa kể tại một số dự án nhà ở xã hội, nhiều người sau khi được quyền mua nhà đã lập tức chuyển nhượng với mức chênh khoảng 1 triệu đồng/m2. Không biết họ là người có thu nhập thấp hay thu nhập cao nhưng đây cũng chính là một hiện tượng mua bán nhằm mục đích đầu cơ.
Nhà cho người TNT và câu chuyện "nghèo thật, nghèo giả" - hình minh họaQuy định hiện nay đối tượng không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, đồng thời có diện tích nhà bình quân thấp dưới 8m2 sẽ được mua nhà thu nhập thấp. Việc Bộ Xây dựng đưa thêm tiêu chí về nhà ở có diện tích dưới 8m2 sẽ hạn chế phần nào việc xác định sai đối tượng. Tuy nhiên, quy định mới cũng mở rộng đối tượng học sinh, sinh viên cũng có thể mua nhà ở xã hội.
Để có thể xác định được đúng đối tượng, ông Liêm cho rằng, cần học tập kinh nghiệm từ các nước trên thế giới về phát triển nhà ở dành cho người có thu nhập thấp như nước Mỹ, Hàn Quốc... Theo đó, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo các cơ chế hỗ trợ dự án nhà thu nhập thấp. Đặc biệt, có cơ chế tài chính nhằm đưa giá nhà vào tầm chi trả của các gia đình thu nhập thấp. Còn việc xác định đối tượng thụ hưởng thì dựa trên thu nhập bình quân địa phương. Cơ quan quản lý sẽ chia ra các nhóm đối tượng thu nhập thấp thuộc diện khó khăn, rất khó khăn để đưa ra các hình thức hỗ trợ phù hợp...
Ngoài ra, ông Liêm cho biết thêm, cần thiết phải đơn giản về thủ tục xác nhận đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, ngân hàng cần phải thay đổi cơ chế vay cho người thu nhập thấp. Từ đó, người có nhu cầu mua nhà để ở sẽ dễ dàng tiếp cận với các dự án nhà ở xã hội và những kẻ đầu cơ, trục lợi sẽ khó “đục nước béo cò”.
Hiện tượng đầu cơ nhà ở xã hội cần được ngăn chặn - hình minh họaCần cơ chế hậu kiểm với người mua nhà ở xã hội
Một trong những rào cản khác khiến người nghèo khó tiếp cận nhà ở xã hội là họ không được tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng mà chỉ có thể bỏ tiền ra để mua những căn do chủ đầu tư xây dựng. Do nguồn cung còn quá ít so với nhu cầu thực, việc xét duyệt đối tượng mua nhà ở xã hội vẫn được thực hiện theo cơ chế xin cho. Vì vậy, để gỡ khó, Nhà nước không nên mãi cung ứng sản phẩm nhà ở cho người dân mà nên tạo chính sách để người dân được trực tiếp tham gia vào việc kiến tạo nhà ở cho chính mình.
Chủ trương phát triển NƠXH đã được ghi nhận - hình minh họaÔng Nguyễn Quốc Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, chủ trương phát triển nhà ở xã hội qua thực tế đã được xã hội ghi nhận, góp phần quan trọng cải thiện điều kiện nhà ở cho người dân đô thị, cán bộ, công chức. Để có thể kiểm soát chặt chẽ các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã kiến nghị UBND TP sớm có chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để “hậu kiểm” với các dự án và chủ đầu tư trong việc thực hiện trách nhiệm với người mua nhà và quy định của pháp luật nhằm nắm bắt thực chất tiến độ dự án, kịp thời chấn chỉnh việc xét duyệt đối tượng mua nhà, tránh tình trạng một người lại đứng tên nhiều căn nhà thu nhập thấp.
Theo ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, một tín hiệu rất mừng hiện nay là người mua nhà chủ yếu để ở, khác một thời kỳ bất động sản sốt ảo bởi thị trường toàn người đầu cơ mua đi bán lại. Tuy nhiên, để tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản cần một chiến lược phát triển dài hạn. Bộ Xây dựng cũng đã đưa ra một loạt giải pháp, trong đó có những giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản gắn với việc thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Việc xem xét một số dự án được chuyển sang đất nền cho người dân có nhu cầu nhà ở để họ tự xây thay vì chủ đầu tư xây phù hợp để huy động nguồn lực của người dân nhưng đồng thời đáp ứng nhu cầu và khả năng của họ. “bất động sản làm ra phải đến được với người dân, phù hợp với nhiều đối tượng người dân từ người giàu đến người nghèo, đặc biệt là bộ phận người dân nghèo có khó khăn về nhà ở”, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định.
Theo TS.Phạm Sỹ Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xây dựng và Đô thị (Tổng hội Xây dựng), trên thực tế đã xảy ra tình trạng có người mượn danh thu nhập thấp để mua nhà hưởng ưu đãi. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là do việc xác định người có thu nhập thấp rất khó nếu chỉ căn cứ vào mức lương không phải nộp thuế thu nhập. Lương thì ai cũng biết, nhưng thu nhập ngoài lương thì rất khó kiểm soát. Chưa kể tại một số dự án nhà ở xã hội, nhiều người sau khi được quyền mua nhà đã lập tức chuyển nhượng với mức chênh khoảng 1 triệu đồng/m2. Không biết họ là người có thu nhập thấp hay thu nhập cao nhưng đây cũng chính là một hiện tượng mua bán nhằm mục đích đầu cơ.
Nhà cho người TNT và câu chuyện "nghèo thật, nghèo giả" - hình minh họa
Để có thể xác định được đúng đối tượng, ông Liêm cho rằng, cần học tập kinh nghiệm từ các nước trên thế giới về phát triển nhà ở dành cho người có thu nhập thấp như nước Mỹ, Hàn Quốc... Theo đó, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo các cơ chế hỗ trợ dự án nhà thu nhập thấp. Đặc biệt, có cơ chế tài chính nhằm đưa giá nhà vào tầm chi trả của các gia đình thu nhập thấp. Còn việc xác định đối tượng thụ hưởng thì dựa trên thu nhập bình quân địa phương. Cơ quan quản lý sẽ chia ra các nhóm đối tượng thu nhập thấp thuộc diện khó khăn, rất khó khăn để đưa ra các hình thức hỗ trợ phù hợp...
Ngoài ra, ông Liêm cho biết thêm, cần thiết phải đơn giản về thủ tục xác nhận đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, ngân hàng cần phải thay đổi cơ chế vay cho người thu nhập thấp. Từ đó, người có nhu cầu mua nhà để ở sẽ dễ dàng tiếp cận với các dự án nhà ở xã hội và những kẻ đầu cơ, trục lợi sẽ khó “đục nước béo cò”.
Hiện tượng đầu cơ nhà ở xã hội cần được ngăn chặn - hình minh họa
Một trong những rào cản khác khiến người nghèo khó tiếp cận nhà ở xã hội là họ không được tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng mà chỉ có thể bỏ tiền ra để mua những căn do chủ đầu tư xây dựng. Do nguồn cung còn quá ít so với nhu cầu thực, việc xét duyệt đối tượng mua nhà ở xã hội vẫn được thực hiện theo cơ chế xin cho. Vì vậy, để gỡ khó, Nhà nước không nên mãi cung ứng sản phẩm nhà ở cho người dân mà nên tạo chính sách để người dân được trực tiếp tham gia vào việc kiến tạo nhà ở cho chính mình.
Chủ trương phát triển NƠXH đã được ghi nhận - hình minh họa
Theo ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, một tín hiệu rất mừng hiện nay là người mua nhà chủ yếu để ở, khác một thời kỳ bất động sản sốt ảo bởi thị trường toàn người đầu cơ mua đi bán lại. Tuy nhiên, để tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản cần một chiến lược phát triển dài hạn. Bộ Xây dựng cũng đã đưa ra một loạt giải pháp, trong đó có những giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản gắn với việc thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Việc xem xét một số dự án được chuyển sang đất nền cho người dân có nhu cầu nhà ở để họ tự xây thay vì chủ đầu tư xây phù hợp để huy động nguồn lực của người dân nhưng đồng thời đáp ứng nhu cầu và khả năng của họ. “bất động sản làm ra phải đến được với người dân, phù hợp với nhiều đối tượng người dân từ người giàu đến người nghèo, đặc biệt là bộ phận người dân nghèo có khó khăn về nhà ở”, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định.
Theo Báo Xây dựng