Hàng loạt giải pháp từ phía doanh nghiệp (DN) nhằm “phá băng” thị trường bất động sản (BĐS) được các chuyên gia nhận định là “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Vậy, đâu là giải pháp khả thi nhất cho thị trường BĐS 2013?
Hiệp hội BĐS TP.HCM (Horea) vẫn tiếp tục đề ra giải pháp hỗ trợ tín dụng cho cả DN và người mua. Cụ thể, đối với doanh nghiệp BĐS, cho phép được thế chấp tài sản bằng nhà đất từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính trong và ngoài nước để giải quyết khó khăn về vốn; đối với người mua nhà, ưu đãi lãi suất 8%/năm trong thời hạn từ 5 - 10 năm khi họ mua căn hộ đầu tiên.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Horea, phân khúc căn hộ hiện còn tồn kho rất nhiều. Do đó, giải pháp cấp bách là giải phóng hàng tồn, giải quyết thanh khoản và nợ xấu bằng giải pháp hỗ trợ tín dụng, đặc biệt là giảm lãi suất.
Nhiều ý kiến khác cho rằng, doanh nghiệp BĐS phải bỏ ra khoản chi phí rất lớn để cho ra đời một dự án, cả chi phí chính thức và không chính thức. Chính vậy, các giải pháp như giảm thuế, giảm tiền sử dụng đất sẽ giúp cho DN rất nhiều trong giai đoạn thắt lưng buộc bụng. Đây cũng là giải pháp giúp DN hạ giá được sản phẩm, người mua dễ dàng tiếp cận hơn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những giải pháp mà các doanh nghiệp kiến nghị đến thời điểm này vẫn không có gì mới. Trao đổi với PV, PGS.TS Nguyễn Văn Trình, Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) cho rằng, Nghị quyết 11/2011 đưa BĐS vào lĩnh vực phi sản xuất nhằm kiểm soát chặt chẽ về tín dụng là sai lầm.
“Để ‘giải cứu’ BĐS, cơ quan chức năng cần phải nghiêm túc sửa sai, đưa BĐS ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất bởi đây là ngành có tác động rất lớn đến nhiều ngành kinh tế mũi nhọn khác”, PGS.TS Nguyễn Văn Trình nhận định.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Trình, “phá băng” BĐS chỉ bằng giải pháp tài chính là chưa đủ. Chính phủ nên tác động trực tiếp vào cầu (người mua) hơn là chỉ tác động vào cung (DN).
“Nếu năm 2013, lạm phát giữ ở mức 6 - 7%, lãi suất tiền gửi đưa về 7%, hai điều kiện này đủ để hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà từ 9 - 10%/năm ít nhất từ 3 - 5 năm”, PGS.TS Nguyễn Văn Trình cho hay khi PV đề cập giải pháp tác động nguồn cầu.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để thu hút dòng vốn đầu tư, cần phải minh bạch hóa thị trường BĐS bằng cách công khai về quy hoạch; công khai quy trình, thủ tục, điều kiện duyệt và cấp phép dự án, thời gian cấp phép phải nhanh; loại bỏ các chi phí “mềm”.
Trao đổi với PV Tổ Quốc, một chuyên gia về chính sách kinh tế cho rằng, Chính phủ giữ vai trò điều hành kinh tế vĩ mô nên Chính phủ phải có trách nhiệm nếu để lạm phát tăng cao. “Chính phủ cần cam kết hỗ trợ chênh lệch lãi suất nếu để xảy ra lạm phát tăng cao. Có như vậy người mua mới yên tâm bỏ tiền mua nhà, ngân hàng mới yên tâm cho vay”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Horea, phân khúc căn hộ hiện còn tồn kho rất nhiều. Do đó, giải pháp cấp bách là giải phóng hàng tồn, giải quyết thanh khoản và nợ xấu bằng giải pháp hỗ trợ tín dụng, đặc biệt là giảm lãi suất.
Nhiều ý kiến khác cho rằng, doanh nghiệp BĐS phải bỏ ra khoản chi phí rất lớn để cho ra đời một dự án, cả chi phí chính thức và không chính thức. Chính vậy, các giải pháp như giảm thuế, giảm tiền sử dụng đất sẽ giúp cho DN rất nhiều trong giai đoạn thắt lưng buộc bụng. Đây cũng là giải pháp giúp DN hạ giá được sản phẩm, người mua dễ dàng tiếp cận hơn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những giải pháp mà các doanh nghiệp kiến nghị đến thời điểm này vẫn không có gì mới. Trao đổi với PV, PGS.TS Nguyễn Văn Trình, Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) cho rằng, Nghị quyết 11/2011 đưa BĐS vào lĩnh vực phi sản xuất nhằm kiểm soát chặt chẽ về tín dụng là sai lầm.
“Để ‘giải cứu’ BĐS, cơ quan chức năng cần phải nghiêm túc sửa sai, đưa BĐS ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất bởi đây là ngành có tác động rất lớn đến nhiều ngành kinh tế mũi nhọn khác”, PGS.TS Nguyễn Văn Trình nhận định.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Trình, “phá băng” BĐS chỉ bằng giải pháp tài chính là chưa đủ. Chính phủ nên tác động trực tiếp vào cầu (người mua) hơn là chỉ tác động vào cung (DN).
“Nếu năm 2013, lạm phát giữ ở mức 6 - 7%, lãi suất tiền gửi đưa về 7%, hai điều kiện này đủ để hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà từ 9 - 10%/năm ít nhất từ 3 - 5 năm”, PGS.TS Nguyễn Văn Trình cho hay khi PV đề cập giải pháp tác động nguồn cầu.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để thu hút dòng vốn đầu tư, cần phải minh bạch hóa thị trường BĐS bằng cách công khai về quy hoạch; công khai quy trình, thủ tục, điều kiện duyệt và cấp phép dự án, thời gian cấp phép phải nhanh; loại bỏ các chi phí “mềm”.
Trao đổi với PV Tổ Quốc, một chuyên gia về chính sách kinh tế cho rằng, Chính phủ giữ vai trò điều hành kinh tế vĩ mô nên Chính phủ phải có trách nhiệm nếu để lạm phát tăng cao. “Chính phủ cần cam kết hỗ trợ chênh lệch lãi suất nếu để xảy ra lạm phát tăng cao. Có như vậy người mua mới yên tâm bỏ tiền mua nhà, ngân hàng mới yên tâm cho vay”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Kiều hối giúp “phá băng” BĐS nếu… Theo dự báo, lượng kiều hối về nước năm 2013 khoảng 10 tỷ USD, chắc chắn tác động tích cực đến thị trường BĐS nếu thị trường này tạo được lòng tin cho người mua và nhà đầu tư. Các chuyên gia cho rằng, kiều hối sẽ được tích trữ bằng USD và vàng, nếu muốn hai loại tài sản này “chảy” vào BĐS, kênh đầu tư này phải thực sự hấp dẫn. Sự hấp dẫn được quyết định từ cơ chế, chính sách và niềm tin. |
Theo Tổ quốc