Ông Nguyễn Trường Tiến, phó chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam cho rằng, việc nhà xã hội, điển hình là NTNT ế ẩm là hệ quả của những bất ổn về chính sách. Trước đây, chính sách đề ra không cho phép xây nhà dưới 30m2, nhưng giờ đây khi thấy những căn hộ lớn không bán được vì giá cao, thị trường ế ẩm thì căn hộ diện tích nhỏ lại lên ngôi.
"Nhiều người nghĩ rằng chẻ nhỏ căn hộ, giảm diện tích có thể tạo cơ hội cho nhiều người sở hữu nhà hơn nhưng theo tôi đây chỉ là một giải pháp tạm thời. Việc này chỉ phục vụ cho một phân khúc thị trường chứ không mang tính lâu dài và không đem lại cho thị trường thế bền vững", ông Tiến nói.
Chuyên gia này phân tích, một giải pháp tốt phải tác động lâu dài đến thị trường và tạo ổn định cho cả người mua. Diện tích 25m2 nghe qua có thể vẫn ở được nhưng nếu tính toán kỹ thì diện tích ấy liệu có đảm bảo được điều kiện sinh hoạt.
Băn khoăn về giá bán của căn nhà 25m2, ông Tiến đặt vấn đề: "Với tình hình kinh tế hiện nay, nếu bán 25m2 thì chúng ta có những cơ chế chính sách gì để hỗ trợ người mua, giá nhà là bao nhiêu? Càng ngày xã hội càng phát triển, con người càng đòi hỏi tiện nghi cao hơn.
Trong khi, các nước phát triển quy định diện tích nhà ở bình quân trên đầu người là 50m2 thì chúng ta lại làm ngược lại. Điều này liệu có phù hợp và lâu dài được không? Theo tôi nghĩ chúng ta nên có chính sách nhà ở xã hội dài hơi hơn".
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng bộ TN&MT thừa nhận, với tình thế hiện tại thì người thu nhập thấp rất ít có khả năng để mua được nhà xã hội. Bởi, giá nhà mang tính kinh doanh chứ chưa mang tính thực tế. Thiết kế nhà thiếu đi sự tiết kiệm, không áp dụng khoa học kỹ thuật, không áp dụng công nghệ xanh nên giá thành bị đẩy lên. Người dân cũng chưa được hưởng nhiều hỗ trợ về kinh tế để mua nhà.
Vì vậy, theo GS. Võ trong bài toán nhà ở xã hội cần đặc biệt có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các chính sách xã hội. Không nên để tình trạng không bán được nhà rồi mới đưa ra các quy định chữa cháy. Những quy định trong tình thế ấy không dựa trên lợi ích lâu dài của cộng đồng mà chỉ dựa trên thế bế tắc của thị trường.
Một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản phân tích, thực tế có thể tính toán rõ ràng được các chi phí đầu tư cho NTNT. Những khoản phát sinh chắc chắn là chi phí “bôi trơn”. Và nếu có những khoản như thế thì nhà đầu tư phải dám nói ra thì sau này mới không có tình trạng NTNT vì bị lồng vào những chi phí ảo khiến giá cao hơn cả nhà thương mại.
Những sản phẩm không thật như thế người TNT có rất ít cơ hội hoặc không bao giờ có cơ hội sở hữu căn nhà mà đáng lẽ ra theo chính sách là sẽ dành cho mình.
Chuyên gia này phân tích, một giải pháp tốt phải tác động lâu dài đến thị trường và tạo ổn định cho cả người mua. Diện tích 25m2 nghe qua có thể vẫn ở được nhưng nếu tính toán kỹ thì diện tích ấy liệu có đảm bảo được điều kiện sinh hoạt.
Băn khoăn về giá bán của căn nhà 25m2, ông Tiến đặt vấn đề: "Với tình hình kinh tế hiện nay, nếu bán 25m2 thì chúng ta có những cơ chế chính sách gì để hỗ trợ người mua, giá nhà là bao nhiêu? Càng ngày xã hội càng phát triển, con người càng đòi hỏi tiện nghi cao hơn.
Trong khi, các nước phát triển quy định diện tích nhà ở bình quân trên đầu người là 50m2 thì chúng ta lại làm ngược lại. Điều này liệu có phù hợp và lâu dài được không? Theo tôi nghĩ chúng ta nên có chính sách nhà ở xã hội dài hơi hơn".
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng bộ TN&MT thừa nhận, với tình thế hiện tại thì người thu nhập thấp rất ít có khả năng để mua được nhà xã hội. Bởi, giá nhà mang tính kinh doanh chứ chưa mang tính thực tế. Thiết kế nhà thiếu đi sự tiết kiệm, không áp dụng khoa học kỹ thuật, không áp dụng công nghệ xanh nên giá thành bị đẩy lên. Người dân cũng chưa được hưởng nhiều hỗ trợ về kinh tế để mua nhà.
Vì vậy, theo GS. Võ trong bài toán nhà ở xã hội cần đặc biệt có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các chính sách xã hội. Không nên để tình trạng không bán được nhà rồi mới đưa ra các quy định chữa cháy. Những quy định trong tình thế ấy không dựa trên lợi ích lâu dài của cộng đồng mà chỉ dựa trên thế bế tắc của thị trường.
Một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản phân tích, thực tế có thể tính toán rõ ràng được các chi phí đầu tư cho NTNT. Những khoản phát sinh chắc chắn là chi phí “bôi trơn”. Và nếu có những khoản như thế thì nhà đầu tư phải dám nói ra thì sau này mới không có tình trạng NTNT vì bị lồng vào những chi phí ảo khiến giá cao hơn cả nhà thương mại.
Những sản phẩm không thật như thế người TNT có rất ít cơ hội hoặc không bao giờ có cơ hội sở hữu căn nhà mà đáng lẽ ra theo chính sách là sẽ dành cho mình.
Theo Người đưa tin