Thị trường bất động sản dường như chưa có dấu hiệu khởi sắc dù đã là thời điểm cuối năm. Điều này được thể hiện ở việc, bên cung (nhà đầu tư) thì mở rộng cửa, tung ra hàng loạt dự án giảm giá, song bên cầu (người tiêu dùng) lại tỏ ra không hào hứng, kể cả khi có sự ưu ái từ gói cho vay của các ngân hàng…
Trái lại với quy luật, năm nay, cuối năm thị trường bất động sản dường như không chuyển động
Nở rộ ưu đãi cho vay mua nhà
Trái với quy luật hàng năm, năm nay, càng về cuối năm nhu cầu bán căn hộ càng tăng cao. Khác với thời điểm "sốt” nhà đất, thời điểm này, hòa cùng không khí của thị trường bất động sản, giá cả các dự án cũng được hạ nhiệt trông thấy. Đặc biệt, cùng với việc hạ giá sản phẩm của nhiều chủ đầu tư, hệ thống các ngân hàng thương mại cũng đồng loạt đưa ra các gói cho vay với lãi suất ưu đãi lớn cho khách hàng, vậy nhưng bên cầu vẫn có vẻ "lặng như tờ”.
Nhiều ngày qua, thị trường chứng kiến hàng loạt ngân hàng đua nhau hạ lãi suất các gói cho vay mua nhà. Đầu tiên phải kể đến các ngân hàng lớn như Vietinbank, BIDV, Teckcombank… cùng lúc khởi động các gói cho vay mua nhà xoay quanh mức lãi suất 12% trong vòng 3 -6 tháng đầu. Eximbank cũng vừa công bố gói cho vay 5.000 tỷ đồng dành cho khách mua nhà, sửa chữa nhà để ở. Lãi suất cố định trong 2 năm ở mức 12% một năm. Sau thời gian này, lãi suất cho vay mua nhà sẽ bằng lãi suất tiết kiệm 13 tháng cộng 2,5 điểm phần trăm. Mức cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo.
Và như một làn sóng hạ lãi suất, trên hệ thống ngân hàng, nhiều ngân hàng thương mại khác cũng đã "nhập cuộc” tung ra các gói cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi trông thấy. Đơn cử như HDBank tung ra gói 1000 tỷ đồng và cho khách hàng vay với lãi suất cực hời, chỉ 8,6% một năm, áp dụng trong 3 tháng đầu tiên. Song, có một điều lạ là, dù đã được bơm tín dụng với các gói lãi suất vô cùng ưu đãi, thêm vào đó, nhiều dự án nhà ở cũng được các chủ đầu tư thi nhau xuống giá, song thị trường bất động sản cũng không có nhiều biến chuyển. Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, hiện thị trường bất động sản vẫn tồn kho tới 70.000 căn hộ. Song theo giới chuyên gia, con số thực còn lớn hơn nhiều, xấp xỉ 100.000 căn. Tồn kho lớn như vậy, song không khí ở thị trường này vẫn vô cùng trầm lắng bởi giao dịch hầu như không có động tĩnh.
Giá nhà ở: Chưa bao giờ trở về giá trị thực
Lý do khiến người tiêu dùng không màng đến thị trường căn hộ, cho dù đã được sự ưu ái từ phía ngân hàng và cả sự "xuống nước” của các chủ đầu tư, được nhấn vào yếu tố tâm lý.
Anh Hoàng Trung Thành (Lê Văn Lương, Hà Nội) cho hay, tiếng là đã hạ lãi suất xuống 12%, nhưng ngân hàng chỉ cho vay với mức lãi suất này trong 6 tháng đến 1 năm đầu là cùng, còn về sau, lãi suất lại điều chỉnh theo thị trường. Như vậy, sau một năm ấy, mức lãi suất lên cao bao nhiêu, khách hàng khó có thể lường trước được.
Đây có lẽ là băn khoăn chung của nhiều khách hàng hiện nay khi muốn tiếp cận với nguồn vốn vay mua nhà từ các ngân hàng. Một chuyên gia trong ngành bất động sản nhận định, lãi suất ngân hàng cho vay mua nhà nếu kéo về mức 11-12% như hiện nay thì người mua có thể chấp nhận được, nhưng nó chỉ tồn tại trong năm đầu tiên, từ năm thứ hai trở đi lãi suất lại điều chỉnh, như vậy sẽ làm khó khách hàng. Đó là lý do vì sao, cung tiền đã mở, nhưng cầu lại không màng.
Ngoài ra, còn một lý do nữa, mà theo đánh giá của giới chuyên gia kinh tế, đang khiến giá của thị trường bất động sản không thể trở về với giá trị thực. Đó là, liên tục nhiều năm liền, giá bất động sản luôn ở tình trạng vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần, nói như ông Nguyễn Ngọc Thành- Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Hải Phòng, giá bất động sản ở Việt Nam đang cao gấp 20 lần trong khi mức giới hạn đầu tư chỉ ở mức 5-10 lần.
Bởi vậy nên, kể cả khi đã được giảm sâu, bất động sản vẫn không thể trở về với giá trị đích thực của nó. Và như vậy cũng có nghĩa người tiêu dùng sẽ chẳng bao giờ mua được sản phẩm ở thị trường này với giá thấp như kỳ vọng của họ.Có lẽ đây cũng là yếu tố chính đã và đang tác động rất lớn đến tâm lý người mua nhà. Và giới chuyên gia cho rằng, chỉ khi những nút thắt đó được tháo gỡ, giao dịch trên thị trường bất động sản mới có thể ấm lại.
Trái với quy luật hàng năm, năm nay, càng về cuối năm nhu cầu bán căn hộ càng tăng cao. Khác với thời điểm "sốt” nhà đất, thời điểm này, hòa cùng không khí của thị trường bất động sản, giá cả các dự án cũng được hạ nhiệt trông thấy. Đặc biệt, cùng với việc hạ giá sản phẩm của nhiều chủ đầu tư, hệ thống các ngân hàng thương mại cũng đồng loạt đưa ra các gói cho vay với lãi suất ưu đãi lớn cho khách hàng, vậy nhưng bên cầu vẫn có vẻ "lặng như tờ”.
Nhiều ngày qua, thị trường chứng kiến hàng loạt ngân hàng đua nhau hạ lãi suất các gói cho vay mua nhà. Đầu tiên phải kể đến các ngân hàng lớn như Vietinbank, BIDV, Teckcombank… cùng lúc khởi động các gói cho vay mua nhà xoay quanh mức lãi suất 12% trong vòng 3 -6 tháng đầu. Eximbank cũng vừa công bố gói cho vay 5.000 tỷ đồng dành cho khách mua nhà, sửa chữa nhà để ở. Lãi suất cố định trong 2 năm ở mức 12% một năm. Sau thời gian này, lãi suất cho vay mua nhà sẽ bằng lãi suất tiết kiệm 13 tháng cộng 2,5 điểm phần trăm. Mức cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo.
Và như một làn sóng hạ lãi suất, trên hệ thống ngân hàng, nhiều ngân hàng thương mại khác cũng đã "nhập cuộc” tung ra các gói cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi trông thấy. Đơn cử như HDBank tung ra gói 1000 tỷ đồng và cho khách hàng vay với lãi suất cực hời, chỉ 8,6% một năm, áp dụng trong 3 tháng đầu tiên. Song, có một điều lạ là, dù đã được bơm tín dụng với các gói lãi suất vô cùng ưu đãi, thêm vào đó, nhiều dự án nhà ở cũng được các chủ đầu tư thi nhau xuống giá, song thị trường bất động sản cũng không có nhiều biến chuyển. Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, hiện thị trường bất động sản vẫn tồn kho tới 70.000 căn hộ. Song theo giới chuyên gia, con số thực còn lớn hơn nhiều, xấp xỉ 100.000 căn. Tồn kho lớn như vậy, song không khí ở thị trường này vẫn vô cùng trầm lắng bởi giao dịch hầu như không có động tĩnh.
Thị trường nhà ở vẫn đóng băng
Giá nhà ở: Chưa bao giờ trở về giá trị thực
Lý do khiến người tiêu dùng không màng đến thị trường căn hộ, cho dù đã được sự ưu ái từ phía ngân hàng và cả sự "xuống nước” của các chủ đầu tư, được nhấn vào yếu tố tâm lý.
Anh Hoàng Trung Thành (Lê Văn Lương, Hà Nội) cho hay, tiếng là đã hạ lãi suất xuống 12%, nhưng ngân hàng chỉ cho vay với mức lãi suất này trong 6 tháng đến 1 năm đầu là cùng, còn về sau, lãi suất lại điều chỉnh theo thị trường. Như vậy, sau một năm ấy, mức lãi suất lên cao bao nhiêu, khách hàng khó có thể lường trước được.
Đây có lẽ là băn khoăn chung của nhiều khách hàng hiện nay khi muốn tiếp cận với nguồn vốn vay mua nhà từ các ngân hàng. Một chuyên gia trong ngành bất động sản nhận định, lãi suất ngân hàng cho vay mua nhà nếu kéo về mức 11-12% như hiện nay thì người mua có thể chấp nhận được, nhưng nó chỉ tồn tại trong năm đầu tiên, từ năm thứ hai trở đi lãi suất lại điều chỉnh, như vậy sẽ làm khó khách hàng. Đó là lý do vì sao, cung tiền đã mở, nhưng cầu lại không màng.
Ngoài ra, còn một lý do nữa, mà theo đánh giá của giới chuyên gia kinh tế, đang khiến giá của thị trường bất động sản không thể trở về với giá trị thực. Đó là, liên tục nhiều năm liền, giá bất động sản luôn ở tình trạng vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần, nói như ông Nguyễn Ngọc Thành- Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Hải Phòng, giá bất động sản ở Việt Nam đang cao gấp 20 lần trong khi mức giới hạn đầu tư chỉ ở mức 5-10 lần.
Bởi vậy nên, kể cả khi đã được giảm sâu, bất động sản vẫn không thể trở về với giá trị đích thực của nó. Và như vậy cũng có nghĩa người tiêu dùng sẽ chẳng bao giờ mua được sản phẩm ở thị trường này với giá thấp như kỳ vọng của họ.Có lẽ đây cũng là yếu tố chính đã và đang tác động rất lớn đến tâm lý người mua nhà. Và giới chuyên gia cho rằng, chỉ khi những nút thắt đó được tháo gỡ, giao dịch trên thị trường bất động sản mới có thể ấm lại.
Theo Đại Đoàn Kết