Thảo luận tại phiên họp sáng 17.9 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về luật Đất đai sửa đổi, các đại biểu đều thống nhất nút thắt cần gỡ nhất là vấn đề giá đất. Song quy định giá đất thế nào cho hợp lí vẫn gây nhiều tranh luận.
Theo dự thảo luật, định giá đất là một trong 8 nội dung Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai. Nhà nước sẽ quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất; ban hành khung giá các loại đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể. Giá đất do Nhà nước quyết định phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp với giá thị trường.
Chủ nhiệm ủy ban Tài chính và ngân sách Phùng Quốc Hiển thắc mắc: "Luật hiện hành nói giá đất được xác định sát giá thị trường thì còn dễ hiểu, nhưng dự thảo luật sửa đổi lại nói hợp lí theo giá thị trường là thế nào? Căn cứ nào để thấy đó là hợp lí? Quy định vậy thuận lợi gì cho xác định đền bù, tính thuế?".
Trưởng ban Công tác đại biêu Nguyễn Thị Nương cũng nêu câu hỏi như thế nào là giá thị trường? Bởi theo bà Nương, hiện có giá do nhà nước quy định, giá thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nông dân (như tại các dự án khu kinh tế)… Bà Nương cho rằng, cơ chế giá đất đang tồn tại nhiều vấn đề, như còn nhiều loại giá: giá nhà nước, giá thỏa thuận…như trên trong khi không có một cơ quan nào xác định giá thị trường trong cùng với đó là sự quản lí không tốt trong bất động sản đã góp phần gây bất ổn nền kinh tế trong cả quản lí đất đai và vấn đề xã hội. “Quy định hiện chưa đảm bảo hài hòa lợi ích nhà đầu tư - nhà nước - nông dân, trong đó nông dân thường thiệt thòi. Họ bất bình vì giá thu hồi đất với giá đất của nhà đầu tư bán ra rất xa nhau, trong khi chi phí bỏ ra của nhà đầu tư không lớn, ngược lại, chi phí của nông dân thì rất lớn như chi phí khai hoang, bồi đắp hàng năm”, bà Nương bức xúc.
Chia sẻ với đại biểu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thừa nhận: tồn tại lớn nhất trong vấn đề đất đai hiện vẫn là giá, đền bù. Về vấn đề định giá, chủ tịch nói: nguyên tắc định giá là theo giá của thị trường, nhưng là thị trường nào? Theo ông, có rất nhiều loại thị trường: thị trường lúc định giá (nhà nước định giá trên sổ sách), thị trường lúc thu hồi, thị trường tính trên quy hoạch sử dụng đất, thị trường khi xây dựng dự án…
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chỉ ra nghịch lý là cứ có quy hoạch sử dụng đất là y như rằng tiến hành thu hồi đất, áp giá đền bù. “Song lúc đó đã có giá thị trường đâu mà tính vì quy hoạch sử dụng đất mới chỉ nói “đại thể”, tức là có bao nhiêu hecta vào mục đích gì thôi. Chỉ khi có quy hoạch giao thông mới có con đường chạy, khi có quy hoạch xây dựng mới có khu đô thị…lúc đó thị trường mới hình thành. Vậy giá ấn định trên giấy mà nhà nước quyết với giá hình thành lúc có quy hoạch đã khác nhau rồi. Hay nói cách khác, lúc đền bù thì đã hình thành một mức giá thị trường mới rồi. Lúc đó, phải trả cho dân theo giá thị trường mới hay theo giá trên giấy. Vì thế nên mới xẩy ra câu chuyện khiếu kiện”, Chủ tịch phân tích.
Tỏ vẻ không hài lòng với ban soạn thảo dự án luật, Chủ tịch Quốc hội tiếp tục: “Các đồng chí cứ nói thị trường nhưng là thị trường nào? Từ chỗ định giá đến lúc đền bù đã là thị trường khác nhau. Đến khi dân đi mua đất mới để sống cũng là thị trường khác nhau nữa rồi. Khi anh treo dự án lên nó mới hình thành giá thị trường, còn giá trong sổ nhà nước thường cách giá thị trường thậm chí 2-3 năm”.
Chủ tịch nhấn mạnh: Tôi thấy nguyên tắc chưa rõ, chưa đúng. Nguyên tắc hình thành giá để định giá chỉ nói mơ hồ là “phù hợp giá thị trường” nhưng không có giá thị trường thì phù hợp cái gì! Vậy, “cần nguyên tắc gì để định giá chứ không chỉ “phù hợp thị trường?". Chú tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: "Tôi đang sử dụng đất trồng lúa, được giao 50 năm thì phải tính trong 50 năm ấy tôi thu được bao nhiêu lúa, tức thu nhập của tôi trong 50 năm ấy, đó mới là giá thị trường. Nhưng cũng là đất này mà năm sau anh thu hồi để làm đô thị, làm nhà máy xung quanh thì giá đất nó khác rồi, lúc này lại không thể tính theo giá trồng lúa được”.
Nói thêm về nguyên tắc đền bù theo dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội dù rất đồng tình với quy định phải có nhà (tái định cư), có nghề mới cho người dân mất đất mới được giải tỏa đền bù, song ông cũng nghi ngờ về tính khả thi khi áp dụng quy định này vào thực tế.
Tồn tại lớn nhất trong vấn đề đất đai hiện vẫn là giá, đền bù.
Chủ nhiệm ủy ban Tài chính và ngân sách Phùng Quốc Hiển thắc mắc: "Luật hiện hành nói giá đất được xác định sát giá thị trường thì còn dễ hiểu, nhưng dự thảo luật sửa đổi lại nói hợp lí theo giá thị trường là thế nào? Căn cứ nào để thấy đó là hợp lí? Quy định vậy thuận lợi gì cho xác định đền bù, tính thuế?".
Trưởng ban Công tác đại biêu Nguyễn Thị Nương cũng nêu câu hỏi như thế nào là giá thị trường? Bởi theo bà Nương, hiện có giá do nhà nước quy định, giá thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nông dân (như tại các dự án khu kinh tế)… Bà Nương cho rằng, cơ chế giá đất đang tồn tại nhiều vấn đề, như còn nhiều loại giá: giá nhà nước, giá thỏa thuận…như trên trong khi không có một cơ quan nào xác định giá thị trường trong cùng với đó là sự quản lí không tốt trong bất động sản đã góp phần gây bất ổn nền kinh tế trong cả quản lí đất đai và vấn đề xã hội. “Quy định hiện chưa đảm bảo hài hòa lợi ích nhà đầu tư - nhà nước - nông dân, trong đó nông dân thường thiệt thòi. Họ bất bình vì giá thu hồi đất với giá đất của nhà đầu tư bán ra rất xa nhau, trong khi chi phí bỏ ra của nhà đầu tư không lớn, ngược lại, chi phí của nông dân thì rất lớn như chi phí khai hoang, bồi đắp hàng năm”, bà Nương bức xúc.
Chia sẻ với đại biểu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thừa nhận: tồn tại lớn nhất trong vấn đề đất đai hiện vẫn là giá, đền bù. Về vấn đề định giá, chủ tịch nói: nguyên tắc định giá là theo giá của thị trường, nhưng là thị trường nào? Theo ông, có rất nhiều loại thị trường: thị trường lúc định giá (nhà nước định giá trên sổ sách), thị trường lúc thu hồi, thị trường tính trên quy hoạch sử dụng đất, thị trường khi xây dựng dự án…
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chỉ ra nghịch lý là cứ có quy hoạch sử dụng đất là y như rằng tiến hành thu hồi đất, áp giá đền bù. “Song lúc đó đã có giá thị trường đâu mà tính vì quy hoạch sử dụng đất mới chỉ nói “đại thể”, tức là có bao nhiêu hecta vào mục đích gì thôi. Chỉ khi có quy hoạch giao thông mới có con đường chạy, khi có quy hoạch xây dựng mới có khu đô thị…lúc đó thị trường mới hình thành. Vậy giá ấn định trên giấy mà nhà nước quyết với giá hình thành lúc có quy hoạch đã khác nhau rồi. Hay nói cách khác, lúc đền bù thì đã hình thành một mức giá thị trường mới rồi. Lúc đó, phải trả cho dân theo giá thị trường mới hay theo giá trên giấy. Vì thế nên mới xẩy ra câu chuyện khiếu kiện”, Chủ tịch phân tích.
Tỏ vẻ không hài lòng với ban soạn thảo dự án luật, Chủ tịch Quốc hội tiếp tục: “Các đồng chí cứ nói thị trường nhưng là thị trường nào? Từ chỗ định giá đến lúc đền bù đã là thị trường khác nhau. Đến khi dân đi mua đất mới để sống cũng là thị trường khác nhau nữa rồi. Khi anh treo dự án lên nó mới hình thành giá thị trường, còn giá trong sổ nhà nước thường cách giá thị trường thậm chí 2-3 năm”.
Chủ tịch nhấn mạnh: Tôi thấy nguyên tắc chưa rõ, chưa đúng. Nguyên tắc hình thành giá để định giá chỉ nói mơ hồ là “phù hợp giá thị trường” nhưng không có giá thị trường thì phù hợp cái gì! Vậy, “cần nguyên tắc gì để định giá chứ không chỉ “phù hợp thị trường?". Chú tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: "Tôi đang sử dụng đất trồng lúa, được giao 50 năm thì phải tính trong 50 năm ấy tôi thu được bao nhiêu lúa, tức thu nhập của tôi trong 50 năm ấy, đó mới là giá thị trường. Nhưng cũng là đất này mà năm sau anh thu hồi để làm đô thị, làm nhà máy xung quanh thì giá đất nó khác rồi, lúc này lại không thể tính theo giá trồng lúa được”.
Nói thêm về nguyên tắc đền bù theo dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội dù rất đồng tình với quy định phải có nhà (tái định cư), có nghề mới cho người dân mất đất mới được giải tỏa đền bù, song ông cũng nghi ngờ về tính khả thi khi áp dụng quy định này vào thực tế.
Theo SGTT