Sáng nay (17/9), Bộ TN&MT trình Thường vụ QH lần đầu dự án luật Đất đai (sửa đổi). Trong báo cáo tình hình thi hành luật Đất đai 2003, nhiều hạn chế, bất cập đã được chỉ rõ, trong đó trọng tâm là vấn đề giá cả, tài chính đất đai…
Chỉ bằng 30%
Theo đánh giá của Chính phủ, sau gần 10 năm, thị trường bất động sản đã tạo lập được cơ chế hoạt động, phát triển tương đối đồng bộ, đưa đất đai trở thành nguồn nội lực, nguồn vốn để phát triển đất nước. Nguồn thu từ đất đai cho ngân sách từ 5.500 tỷ đồng năm 2002 đã lên 67.000 tỷ đồng năm 2010.
Tuy nhiên, con số này hẳn sẽ cao hơn gấp nhiều lần nếu giá đất được tính sát với giá thị trường.
Thực tế, bảng công bố giá tại các địa phương chỉ bằng 30 - 60% giá thị trường. Mức cao nhất trong bảng giá đất của Hà Nội và TP.HCM là 81 triệu đồng/m2, cũng là mức tối đa trong khung giá đất của Chính phủ. Trong khi giá chuyển nhượng trên thị trường là hàng trăm triệu đồng/m2, cá biệt có nơi hàng tỷ đồng/m2.
Báo cáo đánh giá, cách tính chênh lệch như vậy gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Mặt khác, khi dùng mức giá thấp này để tính toán bồi thường cho dân thì người bị thu hồi lại không đồng ý, phát sinh khiếu kiện và ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng.
Đây cũng là bất cập từng được nhiều chuyên gia phân tích tại các hội thảo về đất đai. Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ trong một cuộc trao đổi bên lề với báo chí đã chỉ ra: “Chúng ta thấy rằng từ bảng giá đất thấp như vậy so với giá trị thực của thị trường, khoản thất thu của Nhà nước là rất lớn. Mà hiện nay, điều này lại được thừa nhận như là đương nhiên, kể cả từ thuế sử dụng đất cho tới thuế chuyển quyền, thuế thu nhập từ chuyển quyền”.
Nguyên nhân của tình trạng trên được Bộ TN&MT nhìn nhận là một phần do khung giá các loại đất có biên độ quá rộng, chậm được điều chỉnh. Nhiều nơi chưa tuân thủ nghiêm nguyên tắc tham khảo thị trường khi ban hành bảng giá. Giá thấp như vậy cũng một phần do muốn thu hút đầu tư…
Lợi dụng chức vụ để trục lợi
Một biểu hiện khác của vấn đề thất thoát, lãng phí tài nguyên là vẫn còn phổ biến tình trạng đất được giao cho thuê không đúng mục đích, vi phạm pháp luật, găm giữ đất, chậm đưa vào sử dụng hoặc tùy tiện chuyển nhượng… Những vấn đề này xảy ra ở nhiều địa phương và gây bất bình trong dư luận, báo cáo đánh giá.
Nhiều tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền nhưng sử dụng lãng phí và thiếu trách nhiệm trong quản lý nên dẫn đến nhiều sai phạm.
Nguyên nhân được xác định là do phân cấp chưa đi đôi với giám sát. Nhiều địa phương chạy theo nhà đầu tư trong việc phát triển các dự án đô thị nhỏ lẻ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Một số nhà đầu tư xin đất để xây công trình công cộng nhưng sau đó chuyển sang sử dụng cho mục đích thương mại, song vẫn không bị xử lý.
Bên cạnh đó, chuyện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ… cũng đang là vấn đề phức tạp ở nhiều địa phương. Báo cáo đánh giá, Nhà nước vẫn chưa có cơ chế giải quyết một cách rõ ràng, minh bạch, hài hòa về lợi ích giữa nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư.
Tất cả những bất ổn nói trên dẫn đến tình trạng khiếu kiện, tranh chấp kéo dài. Trong đó, tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng phát triển các khu đô thị chiếm tới 70% .
Thực tế cho thấy, các chế tài xử lý vi phạm đất đai còn quá nhẹ, chưa đủ răn đe. Tình trạng lấn chiếm đất công, sử dụng sai mục đích… tồn tại nhiều năm, diễn ra dưới nhiều hình thức song chưa có chế tài mạnh để ngăn ngừa hay xử lý khiến sai phạm càng kéo dài. Trong khi đó, việc giải quyết tranh chấp đất đai còn mang tính chủ quan, nể nang hoặc chưa thấu tình đạt lý.
Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ rõ, cán bộ quản lý đất đai còn yếu kém cả năng lực lẫn phẩm chất. Vẫn còn hiện tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, tham nhũng…. Quy định của pháp luật chưa làm rõ cơ chế thực hiện quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu đất đai và cũng chưa giải quyết được hài hòa các lợi ích. Quyền của người sử dụng đất chưa được quy định đầy đủ.
“Đất đai là vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm, có tác động trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, sự ổn định và phát triển của đất nước”, báo cáo nêu rõ.
Dự kiến, luật Đất đai (sửa đổi) sẽ đưa ra những quy định mới khắc phục phần nào những hạn chế nêu trên.
Theo đánh giá của Chính phủ, sau gần 10 năm, thị trường bất động sản đã tạo lập được cơ chế hoạt động, phát triển tương đối đồng bộ, đưa đất đai trở thành nguồn nội lực, nguồn vốn để phát triển đất nước. Nguồn thu từ đất đai cho ngân sách từ 5.500 tỷ đồng năm 2002 đã lên 67.000 tỷ đồng năm 2010.
Tuy nhiên, con số này hẳn sẽ cao hơn gấp nhiều lần nếu giá đất được tính sát với giá thị trường.
Tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng phát triển các khu đô thị chiếm tới 70% tranh chấp kéo dài.
Thực tế, bảng công bố giá tại các địa phương chỉ bằng 30 - 60% giá thị trường. Mức cao nhất trong bảng giá đất của Hà Nội và TP.HCM là 81 triệu đồng/m2, cũng là mức tối đa trong khung giá đất của Chính phủ. Trong khi giá chuyển nhượng trên thị trường là hàng trăm triệu đồng/m2, cá biệt có nơi hàng tỷ đồng/m2.
Báo cáo đánh giá, cách tính chênh lệch như vậy gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Mặt khác, khi dùng mức giá thấp này để tính toán bồi thường cho dân thì người bị thu hồi lại không đồng ý, phát sinh khiếu kiện và ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng.
Đây cũng là bất cập từng được nhiều chuyên gia phân tích tại các hội thảo về đất đai. Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ trong một cuộc trao đổi bên lề với báo chí đã chỉ ra: “Chúng ta thấy rằng từ bảng giá đất thấp như vậy so với giá trị thực của thị trường, khoản thất thu của Nhà nước là rất lớn. Mà hiện nay, điều này lại được thừa nhận như là đương nhiên, kể cả từ thuế sử dụng đất cho tới thuế chuyển quyền, thuế thu nhập từ chuyển quyền”.
Nguyên nhân của tình trạng trên được Bộ TN&MT nhìn nhận là một phần do khung giá các loại đất có biên độ quá rộng, chậm được điều chỉnh. Nhiều nơi chưa tuân thủ nghiêm nguyên tắc tham khảo thị trường khi ban hành bảng giá. Giá thấp như vậy cũng một phần do muốn thu hút đầu tư…
Lợi dụng chức vụ để trục lợi
Một biểu hiện khác của vấn đề thất thoát, lãng phí tài nguyên là vẫn còn phổ biến tình trạng đất được giao cho thuê không đúng mục đích, vi phạm pháp luật, găm giữ đất, chậm đưa vào sử dụng hoặc tùy tiện chuyển nhượng… Những vấn đề này xảy ra ở nhiều địa phương và gây bất bình trong dư luận, báo cáo đánh giá.
Nhiều tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền nhưng sử dụng lãng phí và thiếu trách nhiệm trong quản lý nên dẫn đến nhiều sai phạm.
Nguyên nhân được xác định là do phân cấp chưa đi đôi với giám sát. Nhiều địa phương chạy theo nhà đầu tư trong việc phát triển các dự án đô thị nhỏ lẻ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Một số nhà đầu tư xin đất để xây công trình công cộng nhưng sau đó chuyển sang sử dụng cho mục đích thương mại, song vẫn không bị xử lý.
Bên cạnh đó, chuyện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ… cũng đang là vấn đề phức tạp ở nhiều địa phương. Báo cáo đánh giá, Nhà nước vẫn chưa có cơ chế giải quyết một cách rõ ràng, minh bạch, hài hòa về lợi ích giữa nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư.
Tất cả những bất ổn nói trên dẫn đến tình trạng khiếu kiện, tranh chấp kéo dài. Trong đó, tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng phát triển các khu đô thị chiếm tới 70% .
Thực tế cho thấy, các chế tài xử lý vi phạm đất đai còn quá nhẹ, chưa đủ răn đe. Tình trạng lấn chiếm đất công, sử dụng sai mục đích… tồn tại nhiều năm, diễn ra dưới nhiều hình thức song chưa có chế tài mạnh để ngăn ngừa hay xử lý khiến sai phạm càng kéo dài. Trong khi đó, việc giải quyết tranh chấp đất đai còn mang tính chủ quan, nể nang hoặc chưa thấu tình đạt lý.
Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ rõ, cán bộ quản lý đất đai còn yếu kém cả năng lực lẫn phẩm chất. Vẫn còn hiện tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, tham nhũng…. Quy định của pháp luật chưa làm rõ cơ chế thực hiện quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu đất đai và cũng chưa giải quyết được hài hòa các lợi ích. Quyền của người sử dụng đất chưa được quy định đầy đủ.
“Đất đai là vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm, có tác động trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, sự ổn định và phát triển của đất nước”, báo cáo nêu rõ.
Dự kiến, luật Đất đai (sửa đổi) sẽ đưa ra những quy định mới khắc phục phần nào những hạn chế nêu trên.
Theo Vietnamnet