TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam vừa khẳng định như vậy trước việc UBND TP. Hà Nội đề xuất đánh thuế các biệt thự bỏ hoang, không đưa vào sử dụng.
Ông Liêm cho rằng biện pháp đánh thuế các biệt thự bỏ hoang là không khả thi và đặt loạt câu hỏi: Tại sao phải xử lý bằng thuế? Thuế ở đây là thuế gì và mức thuế bao nhiêu?
“Nếu chỉ cần nộp thuế đầy đủ thôi thì các biệt thự đó vẫn tồn tại và chưa thể giải quyết triệt để” - Ông Liêm nói.
Ông Liêm chia biệt thự bỏ hoang thành ba loại. Loại thứ nhất đang xây dựng dở dang thì ngừng lại do kinh tế khó khăn, nhưng đây không phải là biệt thự bỏ hoang mà là công trình dở dang. “Nếu xử phạt đối tượng này thì không đúng vì nhiều biệt thự nằm trong các dự án. Dự án này lại còn nhiều công trình khác chứ không riêng gì biệt thự” - Ông Liêm nói.
Loại thứ hai là biệt thự biệt thự xây dựng hoàn chỉnh xong nhưng đóng cửa để đấy. “Đó là quyền của người ta, người ta tạm vắng để đi du lịch, đi ở chỗ khác nên không được đánh thuế” - Ông Liêm nhấn mạnh.
Loại thứ ba là biệt thự bỏ hoang thực sự là những ngôi nhà được xây dựng từ thời Pháp thuộc bỏ không chỉ có trên các khu Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng)…
Ông Liêm cho hay, có lẽ loại UBND TP Hà Nội đề xuất chính là những công trình biệt thự dở dang mới được xây thô, bỏ trống dần dần xuống cấp xung quanh những vùng đất tương đối hoàn thiện. Những nơi ấy người ta thường đổ rác thải, tụ tập các tệ nạn xã hội như hút chích ma túy, mại dâm, đánh bạc… gây hại đến môi trường sống xung quanh nên cần phải được dẹp bỏ.
Chính vì thế, theo ông Liêm cần phải có số liệu thống kê đầy đủ về số lượng, thực trạng, vị trí cũng như tìm ra ai là chủ sở hữu của những căn biệt thự bạc tỉ đó. Từ đó mới có thể xác định đâu là đối tượng cần phải xử lý.
Để giải quyết vấn đề này, ông Liêm lấy ví dụ ở nhiều nước trên thế giới, các công trình xây dựng không riêng gì biệt thự, nếu xây dựng dở dang đều phải được thu dọn gọn gàng và làm báo cáo nộp cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng, đồng thời phải có người bảo vệ, canh gác.
“Nhà xây xong rồi không ở cũng phải được bảo trì chứ không được để cho nó xuống cấp như để tường mốc xanh, bong tróc… Điều này ở các nước trên thế giới đã được luật pháp quy định chứ không phải quy định bằng cách xử phạt” - Ông Liêm nói.
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã đề xuất với Bộ Tài chính thực hiện việc đánh thuế hoặc xử phạt các chủ sở hữu của nhà bỏ hoang, không đưa vào sử dụng.
Hà Nội kiến nghị cần có các mức thuế cụ thể áp dụng cho từng trường hợp, tùy theo thời gian bỏ hoang. Mức thuế áp dụng với biệt thự bỏ hoang 3 tháng có thể áp thuế khoảng 5% trên giá trị hợp đồng, còn sau một năm mà biệt thự đó vẫn bỏ hoang thì sẽ bị tính thuế 10% trên tổng giá trị biệt thự.
Ngoài ra, Hà Nội còn kiến nghị áp dụng thu thuế cao lũy tiến đối với người mua nhà từ ngôi nhà thứ hai trở lên…
Theo UBND TP, tính đến 30/6/2012, Hà Nội có khoảng 655 căn biệt thự và 574 căn hộ liền kề đã xây hoàn thành phần thô hoặc mặt ngoài nhưng chưa đưa vào sử dụng./.
“Nếu chỉ cần nộp thuế đầy đủ thôi thì các biệt thự đó vẫn tồn tại và chưa thể giải quyết triệt để” - Ông Liêm nói.
Biệt thự bỏ hoang ở Hà Nội
Ông Liêm chia biệt thự bỏ hoang thành ba loại. Loại thứ nhất đang xây dựng dở dang thì ngừng lại do kinh tế khó khăn, nhưng đây không phải là biệt thự bỏ hoang mà là công trình dở dang. “Nếu xử phạt đối tượng này thì không đúng vì nhiều biệt thự nằm trong các dự án. Dự án này lại còn nhiều công trình khác chứ không riêng gì biệt thự” - Ông Liêm nói.
Loại thứ hai là biệt thự biệt thự xây dựng hoàn chỉnh xong nhưng đóng cửa để đấy. “Đó là quyền của người ta, người ta tạm vắng để đi du lịch, đi ở chỗ khác nên không được đánh thuế” - Ông Liêm nhấn mạnh.
Loại thứ ba là biệt thự bỏ hoang thực sự là những ngôi nhà được xây dựng từ thời Pháp thuộc bỏ không chỉ có trên các khu Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng)…
Ông Liêm cho hay, có lẽ loại UBND TP Hà Nội đề xuất chính là những công trình biệt thự dở dang mới được xây thô, bỏ trống dần dần xuống cấp xung quanh những vùng đất tương đối hoàn thiện. Những nơi ấy người ta thường đổ rác thải, tụ tập các tệ nạn xã hội như hút chích ma túy, mại dâm, đánh bạc… gây hại đến môi trường sống xung quanh nên cần phải được dẹp bỏ.
Chính vì thế, theo ông Liêm cần phải có số liệu thống kê đầy đủ về số lượng, thực trạng, vị trí cũng như tìm ra ai là chủ sở hữu của những căn biệt thự bạc tỉ đó. Từ đó mới có thể xác định đâu là đối tượng cần phải xử lý.
Để giải quyết vấn đề này, ông Liêm lấy ví dụ ở nhiều nước trên thế giới, các công trình xây dựng không riêng gì biệt thự, nếu xây dựng dở dang đều phải được thu dọn gọn gàng và làm báo cáo nộp cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng, đồng thời phải có người bảo vệ, canh gác.
“Nhà xây xong rồi không ở cũng phải được bảo trì chứ không được để cho nó xuống cấp như để tường mốc xanh, bong tróc… Điều này ở các nước trên thế giới đã được luật pháp quy định chứ không phải quy định bằng cách xử phạt” - Ông Liêm nói.
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã đề xuất với Bộ Tài chính thực hiện việc đánh thuế hoặc xử phạt các chủ sở hữu của nhà bỏ hoang, không đưa vào sử dụng.
Hà Nội kiến nghị cần có các mức thuế cụ thể áp dụng cho từng trường hợp, tùy theo thời gian bỏ hoang. Mức thuế áp dụng với biệt thự bỏ hoang 3 tháng có thể áp thuế khoảng 5% trên giá trị hợp đồng, còn sau một năm mà biệt thự đó vẫn bỏ hoang thì sẽ bị tính thuế 10% trên tổng giá trị biệt thự.
Ngoài ra, Hà Nội còn kiến nghị áp dụng thu thuế cao lũy tiến đối với người mua nhà từ ngôi nhà thứ hai trở lên…
Theo UBND TP, tính đến 30/6/2012, Hà Nội có khoảng 655 căn biệt thự và 574 căn hộ liền kề đã xây hoàn thành phần thô hoặc mặt ngoài nhưng chưa đưa vào sử dụng./.
Theo Tổ quốc