Để giải quyết bài toán về lượng hàng tồn kho đối với phân khúc chung cư, nhiều doanh nghiệp xây dựng thiết tha đề đạt cơ quan quản lý sớm đưa ra quyết định về căn hộ có quy mô nhỏ từ 25m2 trở lên.
Theo thống kê của một đơn vị tư vấn, Hà Nội đang tồn khoảng 40.000 căn hộ. Ở TP HCM con số này là 20.000 căn hộ, nâng mức tồn cả nước lên tới 60.000 căn tương đương gần 3 tỷ USD. Đây là một con số không nhỏ.
Đáng chú ý, tại hầu hết các dự án thì lượng căn hộ tồn đọng đều có diện tích lớn 100 - 150 m2. Điều này đồng nghĩa với việc giá căn hộ cao vượt quá khả năng chi trả của nguồn cầu có khả năng thanh toán.
Theo ước tính của Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, để có thể mua được 1 căn hộ có giá trị khoảng 1,5 -2 tỷ đồng những người làm công ăn lương phải mất tới 20 năm không tiêu dùng gì hoặc mất hơn 5 năm nếu như cả gia đình 4 người có thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng không tiêu dùng. Mức chênh lệch theo vùng miền còn làm cho bức tranh thêm khập khiễng.
Ông Nguyễn Mạnh Hà - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho rằng, một trong những điểm bất cập nhất đối với thị trường đó chính là cơ cấu hàng hóa bất động sản bị mất cân đối. Thị trường nhà ở những năm trước phát triển mất cân đối, các doanh nghiệp chú trọng nhiều vào đầu tư loại nhà cao cấp. Đến nay thị trường căn hộ cao cấp đã rơi vào bão hòa. Nhà xây nhiều trong khi nhu cầu có khả năng thanh toán thực tế thấp.
Để giải quyết bài toán này, theo đề xuất của nhiều doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cần sớm chấp thuận việc cho doanh nghiệp được chia nhỏ diện tích căn hộ.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó GĐ công ty Đất Lành cho rằng trong bối cảnh khó khăn hiện nay các doanh nghiệp nên chấp nhận lỗ 50% để tồn tại với cách thức giảm giá bán, bán dự án giá thấp để giải quyết triệt để hàng tồn kho. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tính chuyện xin chia nhỏ sản phẩm, chấp nhận giảm mật độ xây dựng, diện tích xây dựng, giảm tầng xây dựng (15 tầng xuống 12 tầng).
“Căn hộ siêu nhỏ trên thực tế đã được bán ra thị trường được người dân chấp nhận vì hợp túi tiền nhưng lại vướng về pháp lý” ông Đực cho biết.
Nếu có phong trào xây dựng nhà siêu nhỏ từ sự cởi mở chính sách, nhiều doanh nghiệp có đất sẽ tham gia. “Tại Hà Nội vàTP HCM chung cư trên 15 tầng giá nên khoảng10-12 triệu đồng/m2 căn hộ dưới 400 triệu đồng. Chung cư 5 tầng giá 6-9 trđ/m2 căn hộ từ 200 đến 300 triệu đồng”, ông Đực đề xuất.
Đại diện Hiệp hội bất động sản Việt Nam cũng đề xuất việc sớm ban hành các nghị định Nhà ở có quy mô nhỏ từ 25 m2 trở lên. Cùng với việc thị trường đang đại hạ giá, tổng tiền mua bất động sản sẽ giảm phù hợp với khả năng thanh toán của người mua.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải tự chủ động để tái cơ cầu hàng hóa bất động sản. Các địa phương tiến hành rà soát các dự án đô thị, phát triển chương trình nhà ở đang được triển khai và đã giao dự án nhưng chưa triển khai để phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, các dự án tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Đáng chú ý, tại hầu hết các dự án thì lượng căn hộ tồn đọng đều có diện tích lớn 100 - 150 m2. Điều này đồng nghĩa với việc giá căn hộ cao vượt quá khả năng chi trả của nguồn cầu có khả năng thanh toán.
Theo ước tính của Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, để có thể mua được 1 căn hộ có giá trị khoảng 1,5 -2 tỷ đồng những người làm công ăn lương phải mất tới 20 năm không tiêu dùng gì hoặc mất hơn 5 năm nếu như cả gia đình 4 người có thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng không tiêu dùng. Mức chênh lệch theo vùng miền còn làm cho bức tranh thêm khập khiễng.
Ông Nguyễn Mạnh Hà - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho rằng, một trong những điểm bất cập nhất đối với thị trường đó chính là cơ cấu hàng hóa bất động sản bị mất cân đối. Thị trường nhà ở những năm trước phát triển mất cân đối, các doanh nghiệp chú trọng nhiều vào đầu tư loại nhà cao cấp. Đến nay thị trường căn hộ cao cấp đã rơi vào bão hòa. Nhà xây nhiều trong khi nhu cầu có khả năng thanh toán thực tế thấp.
Để giải quyết bài toán này, theo đề xuất của nhiều doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cần sớm chấp thuận việc cho doanh nghiệp được chia nhỏ diện tích căn hộ.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó GĐ công ty Đất Lành cho rằng trong bối cảnh khó khăn hiện nay các doanh nghiệp nên chấp nhận lỗ 50% để tồn tại với cách thức giảm giá bán, bán dự án giá thấp để giải quyết triệt để hàng tồn kho. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tính chuyện xin chia nhỏ sản phẩm, chấp nhận giảm mật độ xây dựng, diện tích xây dựng, giảm tầng xây dựng (15 tầng xuống 12 tầng).
“Căn hộ siêu nhỏ trên thực tế đã được bán ra thị trường được người dân chấp nhận vì hợp túi tiền nhưng lại vướng về pháp lý” ông Đực cho biết.
Nếu có phong trào xây dựng nhà siêu nhỏ từ sự cởi mở chính sách, nhiều doanh nghiệp có đất sẽ tham gia. “Tại Hà Nội vàTP HCM chung cư trên 15 tầng giá nên khoảng10-12 triệu đồng/m2 căn hộ dưới 400 triệu đồng. Chung cư 5 tầng giá 6-9 trđ/m2 căn hộ từ 200 đến 300 triệu đồng”, ông Đực đề xuất.
Đại diện Hiệp hội bất động sản Việt Nam cũng đề xuất việc sớm ban hành các nghị định Nhà ở có quy mô nhỏ từ 25 m2 trở lên. Cùng với việc thị trường đang đại hạ giá, tổng tiền mua bất động sản sẽ giảm phù hợp với khả năng thanh toán của người mua.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải tự chủ động để tái cơ cầu hàng hóa bất động sản. Các địa phương tiến hành rà soát các dự án đô thị, phát triển chương trình nhà ở đang được triển khai và đã giao dự án nhưng chưa triển khai để phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, các dự án tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Theo VnMedia