Sau một thời gian cố thủ, nhiều chủ đầu tư dự án tại Hà Nội đã “xuống nước” hạ giá bán các dự án chung cư để hút dòng tiền về tiếp tục triển khai dự án.
Nếu không chọn gói nội thất, giá bán căn hộ dự án Golden Palace chỉ còn 27-29 triệu đồng/m2.
Cuối năm 2011, thị trường BĐS đã chứng kiến làn sóng giảm giá mạnh mẽ của phân khúc chung cư. Đi đầu là dự án chung cư VP 3 Linh Đàm và dự án CT3 Cầu Bươu do Cty Bemes làm chủ đầu tư với mức giảm tương ứng khoảng 7 triệu đồng/m2. Đây được đánh giá là đợt giảm giá có một không hai trên thị trường BĐS Hà Nội. Bởi từ trước đến nay, việc giảm giá chỉ diễn ra mạnh tại thị trường TPHCM, còn tại Hà Nội các chủ đầu tư thường rất ngại nhắc đến cụm từ “giảm giá” mà chỉ đưa ra các phương án giảm giá gián tiếp như khuyến mãi tặng quà, tặng sổ tiết kiệm, hỗ trợ lãi suất...
Tuy nhiên, tình hình đã thực sự thay đổi. Sau màn pháo hiệu giảm giá sốc của Cty Bemes, các chủ đầu tư dự án đã bắt đầu chạy đua giảm giá trực tiếp. Đơn cử, mới đây dự án Golden Palace (Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) do CTCP Đầu tư Mai Linh đã đưa ra chiến lược giảm giá gần 400 triệu đồng/căn hộ cho khách hàng mua dự án. Theo đó, khách hàng chọn gói nội thất hoàn hảo cho căn hộ thì giá bán mỗi mét vuông sẽ khoảng 30-33 triệu đồng/m2. Nếu khách hàng không chọn gói nội thất, chủ đầu tư sẽ trừ tiền từ mức 180-320 triệu đồng/căn cho khách hàng. Giá bán lúc đó sẽ chỉ còn khoảng 27-29 triệu đồng/m2.
Theo ông Trần Đăng Khoa - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Mai Linh, không có gì đáng xấu hổ khi nói đến giảm giá cả. Nhiều khi giảm giá không chỉ là giảm lãi mà còn còn mất hoàn toàn lợi nhuận. “Tại dự án Golden Palace, việc giảm giá cũng đồng nghĩa với lỗ nhưng để thoát hàng, Cty vẫn phải chấp nhận vì hợp đồng với nhà thầu đã ký, nguyên liệu đã mua, nếu dự án không triển khai thì chủ đầu tư cũng chết. Vì vậy, chúng tôi chấp nhận giảm giá, giảm giá để bán được hàng thu tiền về triển khai, dự án hiện đã xây đến tầng 1 hi vọng khi dự án tiếp tục xây dựng lên cao hơn, khách hàng nhìn thấy họ sẽ muốn mua còn hơn là chọn cách đắp chiếu dự án” - ông Khoa nói.
“Thời gian vừa qua, đã có nhiều chủ đầu tư thất hứa, bội tín khiến cho niềm tin của khách hàng bị lung lay. Trong khi đó, bản thân Cty còn đang thực hiện rất nhiều dự án vì vậy chúng tôi không muốn làm mất lòng tin của khách hàng” - ông Khoa nhấn mạnh.
Theo phân tích của ông Nguyễn Hữu Cường - Ủy viên Hiệp hội BĐS Việt Nam, thị trường BĐS ngày càng xuất hiện nhiều hơn các hình thức khuyến mãi. Thông thường, chủ đầu tư không muốn giảm giá trực tiếp mà họ hay lựa chọn hình thức gián tiếp bởi họ không muốn gây ảnh hưởng đến những khách hàng mua đã mua trước đó. Tuy nhiên, các chủ đầu tư bây giờ đều "chơi rất đẹp" khi áp dụng chiến lược giảm giá họ cũng cam kết giảm cho cả các khách hàng mua trước. Vì vậy, phần thua thiệt của các chủ đầu tư là rất lớn.
“Mọi thứ đều tuân theo quy luật của thị trường, khi chiếc phao cứu sinh duy nhất là ngân hàng không thể tiếp cận được thì chủ đầu tư không có cách nào khác là phải tự cứu mình. Vì vậy để kích cầu, các chủ đầu tư đã áp dụng các hình thức khuyến mãi khác nhau sao cho giá bán giảm xuống. Từ giờ đến cuối năm, thị trường BĐS sẽ ngày càng có nhiều những sản phẩm khuyến mãi giảm giá và sự thua thiệt của chủ đầu tư sẽ ngày càng rõ ràng hơn” - ông Cường nói.
Tuy nhiên, cũng theo ông Cường, BĐS là hàng hóa đặc biệt có giá trị lớn, nếu như khách hàng cứ giữ tâm lý chờ đợi giá giảm nữa rồi mới mua là hết sức sai lầm. Bởi, vị trí BĐS luôn là yếu tố số 1 để quyết định giá bán. Nếu mua trong lúc này, khách hàng sẽ có quyền lựa chọn vị trí, hướng nhà... đẹp và giá rẻ. Trong khi, nếu chờ đợi giá sẽ giảm nhưng những vị trí đẹp sẽ không còn. Trong trường hợp khi thị trường tốt lên, những căn hộ, mảng đất thuộc dự án có vị trí đẹp, hướng đẹp sẽ tăng nhanh còn những căn nhà vị trí xấu sẽ thực sự khó bán và khó tăng giá. Như vậy, việc chờ thị trường giảm nữa không hẳn hiệu quả.
Ở góc độ này, chuyên gia Đặng Hùng Võ nhìn nhận, BĐS ở vị trí thuận lợi, đủ cho một không gian sống thỏa mãn, mức độ tiện lợi gắn với hạ tầng xã hội, phong thủy sẽ chi phối ham muốn sở hữu BĐS hơn là vấn đề giá. Nếu đi buôn thì câu chuyện giá sẽ được đặt lên hàng đầu, còn với nhu cầu tiêu dùng thì đây là lúc lựa chọn những nơi thích hợp.
“BĐS đã có giá trị sử dụng tốt thì lúc này chờ hay mua thì cũng vậy thôi, còn những khu chưa đủ các điều kiện như trên thì giá sẽ xuống tiếp nữa” - ông Võ nhận định.
Tuy nhiên, tình hình đã thực sự thay đổi. Sau màn pháo hiệu giảm giá sốc của Cty Bemes, các chủ đầu tư dự án đã bắt đầu chạy đua giảm giá trực tiếp. Đơn cử, mới đây dự án Golden Palace (Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) do CTCP Đầu tư Mai Linh đã đưa ra chiến lược giảm giá gần 400 triệu đồng/căn hộ cho khách hàng mua dự án. Theo đó, khách hàng chọn gói nội thất hoàn hảo cho căn hộ thì giá bán mỗi mét vuông sẽ khoảng 30-33 triệu đồng/m2. Nếu khách hàng không chọn gói nội thất, chủ đầu tư sẽ trừ tiền từ mức 180-320 triệu đồng/căn cho khách hàng. Giá bán lúc đó sẽ chỉ còn khoảng 27-29 triệu đồng/m2.
Theo ông Trần Đăng Khoa - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Mai Linh, không có gì đáng xấu hổ khi nói đến giảm giá cả. Nhiều khi giảm giá không chỉ là giảm lãi mà còn còn mất hoàn toàn lợi nhuận. “Tại dự án Golden Palace, việc giảm giá cũng đồng nghĩa với lỗ nhưng để thoát hàng, Cty vẫn phải chấp nhận vì hợp đồng với nhà thầu đã ký, nguyên liệu đã mua, nếu dự án không triển khai thì chủ đầu tư cũng chết. Vì vậy, chúng tôi chấp nhận giảm giá, giảm giá để bán được hàng thu tiền về triển khai, dự án hiện đã xây đến tầng 1 hi vọng khi dự án tiếp tục xây dựng lên cao hơn, khách hàng nhìn thấy họ sẽ muốn mua còn hơn là chọn cách đắp chiếu dự án” - ông Khoa nói.
“Thời gian vừa qua, đã có nhiều chủ đầu tư thất hứa, bội tín khiến cho niềm tin của khách hàng bị lung lay. Trong khi đó, bản thân Cty còn đang thực hiện rất nhiều dự án vì vậy chúng tôi không muốn làm mất lòng tin của khách hàng” - ông Khoa nhấn mạnh.
Theo phân tích của ông Nguyễn Hữu Cường - Ủy viên Hiệp hội BĐS Việt Nam, thị trường BĐS ngày càng xuất hiện nhiều hơn các hình thức khuyến mãi. Thông thường, chủ đầu tư không muốn giảm giá trực tiếp mà họ hay lựa chọn hình thức gián tiếp bởi họ không muốn gây ảnh hưởng đến những khách hàng mua đã mua trước đó. Tuy nhiên, các chủ đầu tư bây giờ đều "chơi rất đẹp" khi áp dụng chiến lược giảm giá họ cũng cam kết giảm cho cả các khách hàng mua trước. Vì vậy, phần thua thiệt của các chủ đầu tư là rất lớn.
“Mọi thứ đều tuân theo quy luật của thị trường, khi chiếc phao cứu sinh duy nhất là ngân hàng không thể tiếp cận được thì chủ đầu tư không có cách nào khác là phải tự cứu mình. Vì vậy để kích cầu, các chủ đầu tư đã áp dụng các hình thức khuyến mãi khác nhau sao cho giá bán giảm xuống. Từ giờ đến cuối năm, thị trường BĐS sẽ ngày càng có nhiều những sản phẩm khuyến mãi giảm giá và sự thua thiệt của chủ đầu tư sẽ ngày càng rõ ràng hơn” - ông Cường nói.
Tuy nhiên, cũng theo ông Cường, BĐS là hàng hóa đặc biệt có giá trị lớn, nếu như khách hàng cứ giữ tâm lý chờ đợi giá giảm nữa rồi mới mua là hết sức sai lầm. Bởi, vị trí BĐS luôn là yếu tố số 1 để quyết định giá bán. Nếu mua trong lúc này, khách hàng sẽ có quyền lựa chọn vị trí, hướng nhà... đẹp và giá rẻ. Trong khi, nếu chờ đợi giá sẽ giảm nhưng những vị trí đẹp sẽ không còn. Trong trường hợp khi thị trường tốt lên, những căn hộ, mảng đất thuộc dự án có vị trí đẹp, hướng đẹp sẽ tăng nhanh còn những căn nhà vị trí xấu sẽ thực sự khó bán và khó tăng giá. Như vậy, việc chờ thị trường giảm nữa không hẳn hiệu quả.
Ở góc độ này, chuyên gia Đặng Hùng Võ nhìn nhận, BĐS ở vị trí thuận lợi, đủ cho một không gian sống thỏa mãn, mức độ tiện lợi gắn với hạ tầng xã hội, phong thủy sẽ chi phối ham muốn sở hữu BĐS hơn là vấn đề giá. Nếu đi buôn thì câu chuyện giá sẽ được đặt lên hàng đầu, còn với nhu cầu tiêu dùng thì đây là lúc lựa chọn những nơi thích hợp.
“BĐS đã có giá trị sử dụng tốt thì lúc này chờ hay mua thì cũng vậy thôi, còn những khu chưa đủ các điều kiện như trên thì giá sẽ xuống tiếp nữa” - ông Võ nhận định.
Theo Lao động