Theo GS Đặng Hùng Võ, việc cấp giấy phép xây dựng mà không cần “sổ đỏ” sẽ phát sinh những tranh chấp dân sự và rất khó xử lý.
Bình luận về bản dự thảo lần thứ 5 Nghị định về giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng vừa Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ, trong đó, có đề xuất cấp giấy phép xây dựng mà không cần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, quy định như vậy sẽ phát sinh những tranh chấp dân sự và rất khó xử lý.
Thưa ông, dự thảo Nghị định có quy định cho phép hộ gia đình, cá nhân không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) theo quy định vẫn được cấp giấy phép xây dựng nếu được UBND xã xác nhận đó là đất không có tranh chấp. Là người hoạt động trong lĩnh vực quản lý đất đai nhiều năm qua, ông có ý kiến gì về nội dung quy định này?
Theo tôi, đây là một nội dung không phù hợp vì để xây dựng hợp pháp trên một thửa đất thì ít nhất phải được thừa nhận về quyền sử dụng chính thức đối với thửa đất đó. Nếu chưa được thừa nhận quyền sử dụng chính thức, dễ dẫn tới những tranh chấp về quyền đối với đất đai và quyền đối với tài sản đã đầu tư trên đất. Đặc biệt, những tranh chấp phát sinh sau này là những việc rất khó xử lý.
Vậy theo ông, cách xử lý tốt nhất trường hợp này là gì?
Tôi cho rằng, chúng ta không vội vàng gì mà bỏ qua việc xác lập quyền sử dụng đất trước khi xác lập quyền đầu tư phát triển trên đất. Theo tôi, việc cần làm là tập trung đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu cần thiết thì phải có hình thức xử lý nghiêm với những trường hợp gây “ùn tắc” trong khâu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Không nên vì khâu này còn chậm mà việc cấp giấy phép xây dựng lại “vượt lên trước”. Có như vậy, mới đảm bảo trật tự của pháp luật.
Hơn nữa, việc cấp phép xây dựng trên đất chưa được cấp chứng nhận quyền sử dụng sẽ thể hiện sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước không tốt, hoạt động theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Nếu cơ quan quản lý nào cũng cứ làm theo cách của mình thì đâu còn một hệ thống hành chính thống nhất nữa. Vì vậy, không nên đưa ra quy định này vì chắc chắn sẽ dẫn đến những hệ lụy rất khó lường và tạo ra những rắc rối không cần thiết trong hệ thống các cơ quan quản lý.
Câu chuyện này lại gợi nhớ đến việc tranh chấp quyền cấp “sổ đỏ”, “sổ hồng” giữa cơ quan quản lý đất đai và cơ quan quản lý xây dựng trong một thời gian dài. Vậy đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên, thưa ông?
Đó chính là căn bệnh thường xuyên của hệ thống cơ quan quản lý, tính cát cứ trong quản lý của các bộ, ngành. Câu chuyện trên cho thấy tính phối hợp, đồng thuận giữa các cơ quan quản lý ở trung ương với nhau không tốt.
Xung quanh việc quản lý đất đai và quản lý đầu tư phát triển trên đất là cuộc tranh cãi kéo dài gần 20 năm nay. Sau khi Luật Đất đai 1993 đưa ra nguyên tắc cấp một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tất cả các loại đất, trên giấy đó ghi đầy đủ các nội dung về mục đích sử dụng đất, về chủ sử dụng đất, các quyền được thực hiện…, thì ngay sau đó, năm 1994, ngành xây dựng đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 60/CP quy định một hệ thống giấy chứng nhận riêng cho đất ở tại đô thị. Đến năm 2009, khi Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản thì mới có được một quy định thống nhất là cấp một loại giấy thống nhất cho quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
Tôi cho rằng, chúng ta cần phải thay đổi tư duy quản lý, các bộ cần có sự đồng thuận để làm sao cho hệ thống quản lý chung về hành chính của nước ta được tốt nhất, được thống nhất, thì trên cơ sở đó, các địa phương thực thi pháp luật được thống nhất. Nếu các bộ còn thiếu thống nhất thì địa phương cũng sẽ có nhiều cách tiếp cận, nhiều cách tư duy, nhận thức pháp luật khác nhau, dẫn đến việc thực thi pháp luật tại địa phương nảy sinh nhiều vấn đề, mà vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng vừa qua là một ví dụ điển hình
Thưa ông, dự thảo Nghị định có quy định cho phép hộ gia đình, cá nhân không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) theo quy định vẫn được cấp giấy phép xây dựng nếu được UBND xã xác nhận đó là đất không có tranh chấp. Là người hoạt động trong lĩnh vực quản lý đất đai nhiều năm qua, ông có ý kiến gì về nội dung quy định này?
Theo tôi, đây là một nội dung không phù hợp vì để xây dựng hợp pháp trên một thửa đất thì ít nhất phải được thừa nhận về quyền sử dụng chính thức đối với thửa đất đó. Nếu chưa được thừa nhận quyền sử dụng chính thức, dễ dẫn tới những tranh chấp về quyền đối với đất đai và quyền đối với tài sản đã đầu tư trên đất. Đặc biệt, những tranh chấp phát sinh sau này là những việc rất khó xử lý.
Vậy theo ông, cách xử lý tốt nhất trường hợp này là gì?
Tôi cho rằng, chúng ta không vội vàng gì mà bỏ qua việc xác lập quyền sử dụng đất trước khi xác lập quyền đầu tư phát triển trên đất. Theo tôi, việc cần làm là tập trung đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu cần thiết thì phải có hình thức xử lý nghiêm với những trường hợp gây “ùn tắc” trong khâu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Không nên vì khâu này còn chậm mà việc cấp giấy phép xây dựng lại “vượt lên trước”. Có như vậy, mới đảm bảo trật tự của pháp luật.
Hơn nữa, việc cấp phép xây dựng trên đất chưa được cấp chứng nhận quyền sử dụng sẽ thể hiện sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước không tốt, hoạt động theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Nếu cơ quan quản lý nào cũng cứ làm theo cách của mình thì đâu còn một hệ thống hành chính thống nhất nữa. Vì vậy, không nên đưa ra quy định này vì chắc chắn sẽ dẫn đến những hệ lụy rất khó lường và tạo ra những rắc rối không cần thiết trong hệ thống các cơ quan quản lý.
Câu chuyện này lại gợi nhớ đến việc tranh chấp quyền cấp “sổ đỏ”, “sổ hồng” giữa cơ quan quản lý đất đai và cơ quan quản lý xây dựng trong một thời gian dài. Vậy đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng trên, thưa ông?
Đó chính là căn bệnh thường xuyên của hệ thống cơ quan quản lý, tính cát cứ trong quản lý của các bộ, ngành. Câu chuyện trên cho thấy tính phối hợp, đồng thuận giữa các cơ quan quản lý ở trung ương với nhau không tốt.
Xung quanh việc quản lý đất đai và quản lý đầu tư phát triển trên đất là cuộc tranh cãi kéo dài gần 20 năm nay. Sau khi Luật Đất đai 1993 đưa ra nguyên tắc cấp một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tất cả các loại đất, trên giấy đó ghi đầy đủ các nội dung về mục đích sử dụng đất, về chủ sử dụng đất, các quyền được thực hiện…, thì ngay sau đó, năm 1994, ngành xây dựng đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 60/CP quy định một hệ thống giấy chứng nhận riêng cho đất ở tại đô thị. Đến năm 2009, khi Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản thì mới có được một quy định thống nhất là cấp một loại giấy thống nhất cho quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
Tôi cho rằng, chúng ta cần phải thay đổi tư duy quản lý, các bộ cần có sự đồng thuận để làm sao cho hệ thống quản lý chung về hành chính của nước ta được tốt nhất, được thống nhất, thì trên cơ sở đó, các địa phương thực thi pháp luật được thống nhất. Nếu các bộ còn thiếu thống nhất thì địa phương cũng sẽ có nhiều cách tiếp cận, nhiều cách tư duy, nhận thức pháp luật khác nhau, dẫn đến việc thực thi pháp luật tại địa phương nảy sinh nhiều vấn đề, mà vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng vừa qua là một ví dụ điển hình
Theo ĐTCK