Theo ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), đến thời điểm hiện tại, khung giá đất đã tỏ ra mất hiệu quả.
Ông Cường cho biết, theo Luật Đất đai hiện hành, có 3 công cụ định giá đất. Chính phủ quyết định khung giá đất chung cho cả nước tương ứng với từng loại đất và vị trí đất. Căn cứ khung giá đất này, UBND cấp tỉnh quyết định bảng giá. Trong trường hợp bảng giá chưa sát, UBND quyết định giá cụ thể.
Đến thời điểm hiện nay, khung giá đất đã tỏ ra mất hiệu quả. Khung giá xây dựng rất công phu và sửa rất khó, phức tạp.
Với thực tiễn thị trường và kinh nghiệm điều hành chính sách đất đai trong nhiều năm, Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thống nhất bỏ khung giá đất. Sau khi bỏ khung giá, Chính phủ sẽ quy định phương pháp, nguyên tắc để UBND được xác định giá. Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và môi trường có văn bản hướng dẫn, UBND căn cứ giá thực tế chuyển nhượng để quyết định bảng giá. Bảng giá đất này sẽ làm “kỹ” hơn bảng hiện nay.
Để sát thị trường hơn, trong trường hợp bảng giá không sát giá thị trường, UBND cấp tỉnh có thể quyết định một mức giá cụ thể bằng cách sử dụng tư vấn, sau đó, đưa ra hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
Theo số liệu của hệ thống thuế, thu từ thuê đất trong năm 2010 là 3.000 tỷ đồng, nếu chia số này cho khoảng 200.000 doanh nghiệp thuê đất, thì mỗi doanh nghiệp đóng bình quân 1,5 tỷ đồng/năm. Nếu tính theo diện tích trên một mét vuông thì bình quân, thì cả nước chỉ thu tiền thuê đất là 2.316 đồng/m2. Cá biệt nhiều doanh nghiệp chỉ đóng từ 800-1.000 đồng/m2.
“Ví như, giá đất ở Lý Thường Kiệt (Hà Nội) cũng mới chỉ gần 1 tỷ đồng/m2, nhưng đấy là giá đất được bồi thường trong điều kiện chỉ còn duy nhất một hộ, toàn bộ đã xong hết và đây chỉ là trường hợp cá biệt, vì vậy chúng ta không tính đến những trường hợp cá biệt như vậy. Đối với Hà Nội, nếu bỏ khung giá đất thì giá đất thành phố này sẽ được tính cao hơn, và khi người cho thuê đất hay giao đất họ không phải tính theo khung nữa mà sẽ áp mức giá cao hơn nhiều”, ông Cường cho hay.
Theo dự thảo đề án khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản Nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, sẽ có hai phương án thu ngân sách từ đất đai.
Phương án 1, tổng số thu NSNN từ đất (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất) bình quân là 81.646 tỉ đồng/năm.
Phương án 2, tổng số thu NSNN từ đất bình quân là 98.624 tỉ đồng/năm với giả định giá đất tăng 20% (không tính trượt giá) và có dự kiến phát sinh thêm khoản thu đối với thuế tài sản.
Với các con số trên, và theo phương án nào thì con số dự kiến thu từ đất sẽ đạt 4-5 tỷ USD/năm. Các nguồn chính từ việc tăng thêm này bao gồm đất khu công nghiệp (tăng 128 ngàn héc ta), đất ở đô thị (68 ngàn héc ta) và một số loại đất phi nông nghiệp khác (210 ngàn héc ta) trong giai đoạn từ nay đến 2020.
Đến thời điểm hiện nay, khung giá đất đã tỏ ra mất hiệu quả. Khung giá xây dựng rất công phu và sửa rất khó, phức tạp.
Với thực tiễn thị trường và kinh nghiệm điều hành chính sách đất đai trong nhiều năm, Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thống nhất bỏ khung giá đất. Sau khi bỏ khung giá, Chính phủ sẽ quy định phương pháp, nguyên tắc để UBND được xác định giá. Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và môi trường có văn bản hướng dẫn, UBND căn cứ giá thực tế chuyển nhượng để quyết định bảng giá. Bảng giá đất này sẽ làm “kỹ” hơn bảng hiện nay.
Để sát thị trường hơn, trong trường hợp bảng giá không sát giá thị trường, UBND cấp tỉnh có thể quyết định một mức giá cụ thể bằng cách sử dụng tư vấn, sau đó, đưa ra hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
Theo số liệu của hệ thống thuế, thu từ thuê đất trong năm 2010 là 3.000 tỷ đồng, nếu chia số này cho khoảng 200.000 doanh nghiệp thuê đất, thì mỗi doanh nghiệp đóng bình quân 1,5 tỷ đồng/năm. Nếu tính theo diện tích trên một mét vuông thì bình quân, thì cả nước chỉ thu tiền thuê đất là 2.316 đồng/m2. Cá biệt nhiều doanh nghiệp chỉ đóng từ 800-1.000 đồng/m2.
“Ví như, giá đất ở Lý Thường Kiệt (Hà Nội) cũng mới chỉ gần 1 tỷ đồng/m2, nhưng đấy là giá đất được bồi thường trong điều kiện chỉ còn duy nhất một hộ, toàn bộ đã xong hết và đây chỉ là trường hợp cá biệt, vì vậy chúng ta không tính đến những trường hợp cá biệt như vậy. Đối với Hà Nội, nếu bỏ khung giá đất thì giá đất thành phố này sẽ được tính cao hơn, và khi người cho thuê đất hay giao đất họ không phải tính theo khung nữa mà sẽ áp mức giá cao hơn nhiều”, ông Cường cho hay.
Theo dự thảo đề án khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản Nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, sẽ có hai phương án thu ngân sách từ đất đai.
Phương án 1, tổng số thu NSNN từ đất (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất) bình quân là 81.646 tỉ đồng/năm.
Phương án 2, tổng số thu NSNN từ đất bình quân là 98.624 tỉ đồng/năm với giả định giá đất tăng 20% (không tính trượt giá) và có dự kiến phát sinh thêm khoản thu đối với thuế tài sản.
Với các con số trên, và theo phương án nào thì con số dự kiến thu từ đất sẽ đạt 4-5 tỷ USD/năm. Các nguồn chính từ việc tăng thêm này bao gồm đất khu công nghiệp (tăng 128 ngàn héc ta), đất ở đô thị (68 ngàn héc ta) và một số loại đất phi nông nghiệp khác (210 ngàn héc ta) trong giai đoạn từ nay đến 2020.
Theo Đô thị