Ngoài nguyên nhân khách quan do suy thoái kinh tế toàn cầu, các yếu tố cơ chế - chính sách như thủ tục hành chính rườm rà, bất cập, tiền sử dụng đất quá cao… góp phần khiến thị trường BĐS khó khăn chồng chất khó khăn.
ĐTTC trích ghi một số kiến nghị của các doanh nghiệp BĐS gửi đến cơ quan chức năng nhằm tháo gỡ khó khăn cho BĐS.
Ông Lê Thanh Liêm, Tổng giám đốc CTCP BĐS Dệt May Việt Nam:Thủ tục cần gọn nhẹ và đúng hẹn
Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo công văn của Sở Tài chính, bước tiếp theo doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) tại Sở Tài nguyên-Môi trường (TNMT). Biên nhận của Sở TNMT ghi rõ doanh nghiệp sẽ được nhận GCN QSDĐ trong vòng 2 tháng, nhưng thực tế phải mất 4-5 tháng.
Điều này gây thiệt hại cho doanh nghiệp vì trong thời gian này mặt pháp lý doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính nhưng chưa có “giấy” nên không thể thực hiện các bước đầu tư tiếp theo. Do đó, kiến nghị UBND TP xem xét lại quy trình cấp GCN QSDĐ.
Đề nghị Sở Tài chính có sự phối hợp với Sở TNMT về thời hạn cấp GCN QSDĐ cho doanh nghiệp. Sự phối hợp này nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Có thể 5 ngày sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính doanh nghiệp có thể được cấp GCN QSDĐ. Một vấn đề khác là sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với khu đất được giao và có GCN QSDĐ (chưa phê duyệt dự án và cấp phép xây dựng), hồ sơ được công chứng thì doanh nghiệp được chuyển nhượng QSDĐ theo Luật Đất đai.
Nhưng thực tế, chúng tôi nộp hồ sơ chuyển nhượng tại Văn phòng Đăng ký sử dụng đất, được hẹn trả kết quả trong vòng 2 tháng nhưng đến 9 tháng sau vẫn chưa có kết quả. Do đó cần phải làm đúng quy trình, đúng hẹn để doanh nghiệp không mất quá nhiều thời gian, ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh.
Bà Võ Thị Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Hai Thành: Tiền sử dụng đất quá cao
Trong quy định về việc khấu trừ tiền bồi thường giải phóng mặt bằng bằng tiền sử dụng đất, doanh nghiệp chỉ được khấu trừ trong trường hợp phương án bồi thường được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
Trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc tự thỏa thuận bồi thường, giải phóng mặt bằng, khi được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện đầu tư dự án thì không được khấu trừ mà nộp tiền sử dụng đất theo chênh lệch giữa giá đất theo mục đích sử dụng mới với giá đất theo mục đích sử dụng trước khi chuyển mục đích sử dụng đất tại cùng thời điểm được chuyển mục đích sử dụng đất.
Như vậy việc nộp tiền sử dụng đất theo giá thị trường là quá cao, hơn nữa việc nộp tiền sử dụng đất trên cơ sở chênh lệch giữa giá theo mục đích sử dụng mới với giá đất theo mục đích sử dụng trước khi chuyển mục đích sử dụng đất cùng thời điểm được chuyển mục đích sử dụng đất là bất hợp lý, gây khó khăn, rủi ro cho doanh nghiệp.
Bởi lẽ, doanh nghiệp bỏ tiền mua đất từ người dân sau đó phải đóng 100% tiền sử dụng đất sát giá thị trường để chuyển mục đích sử dụng đất, chẳng khác nào mua đất hai lần. Làm cho giá thành sản phẩm quá cao, chẳng những doanh nghiệp khó khăn mà người dân cũng không được lợi.
Ông Nguyễn Xuân Quang, Tổng giám đốc CTCP Nam Long: Ổn định tiền sử dụng đất từ 3-5 năm
Tiền sử dụng đất phải được cố định ít nhất từ 3-5 năm. Tiền sử dụng đất nên quy định theo khung giá nhà nước được tiệm cận với giá thị trường. Tỷ lệ tiền sử dụng đất Nhà nước thu cố định từ 10-20%. Về diện tích tính tiền thuê đất hàng năm: Doanh nghiệp chỉ đóng tiền thuê đất đối với phần đất khai thác kinh doanh, không đóng tiền thuê đất phần hạ tầng giao thông, công trình công cộng…
Xem xét thành lập một cơ quan chuyên trách trực thuộc Chính phủ để hoạch định các chính sách phát triển BĐS, phát triển nhà ở một cách toàn diện
Ông Lê Thanh Liêm, Tổng giám đốc CTCP BĐS Dệt May Việt Nam:Thủ tục cần gọn nhẹ và đúng hẹn
Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo công văn của Sở Tài chính, bước tiếp theo doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) tại Sở Tài nguyên-Môi trường (TNMT). Biên nhận của Sở TNMT ghi rõ doanh nghiệp sẽ được nhận GCN QSDĐ trong vòng 2 tháng, nhưng thực tế phải mất 4-5 tháng.
Thị trường BĐS đang cần được tháo gỡ khó khăn để phát triển.
Điều này gây thiệt hại cho doanh nghiệp vì trong thời gian này mặt pháp lý doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính nhưng chưa có “giấy” nên không thể thực hiện các bước đầu tư tiếp theo. Do đó, kiến nghị UBND TP xem xét lại quy trình cấp GCN QSDĐ.
Đề nghị Sở Tài chính có sự phối hợp với Sở TNMT về thời hạn cấp GCN QSDĐ cho doanh nghiệp. Sự phối hợp này nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Có thể 5 ngày sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính doanh nghiệp có thể được cấp GCN QSDĐ. Một vấn đề khác là sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với khu đất được giao và có GCN QSDĐ (chưa phê duyệt dự án và cấp phép xây dựng), hồ sơ được công chứng thì doanh nghiệp được chuyển nhượng QSDĐ theo Luật Đất đai.
Nhưng thực tế, chúng tôi nộp hồ sơ chuyển nhượng tại Văn phòng Đăng ký sử dụng đất, được hẹn trả kết quả trong vòng 2 tháng nhưng đến 9 tháng sau vẫn chưa có kết quả. Do đó cần phải làm đúng quy trình, đúng hẹn để doanh nghiệp không mất quá nhiều thời gian, ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh.
Bà Võ Thị Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Hai Thành: Tiền sử dụng đất quá cao
Trong quy định về việc khấu trừ tiền bồi thường giải phóng mặt bằng bằng tiền sử dụng đất, doanh nghiệp chỉ được khấu trừ trong trường hợp phương án bồi thường được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
Trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc tự thỏa thuận bồi thường, giải phóng mặt bằng, khi được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện đầu tư dự án thì không được khấu trừ mà nộp tiền sử dụng đất theo chênh lệch giữa giá đất theo mục đích sử dụng mới với giá đất theo mục đích sử dụng trước khi chuyển mục đích sử dụng đất tại cùng thời điểm được chuyển mục đích sử dụng đất.
Như vậy việc nộp tiền sử dụng đất theo giá thị trường là quá cao, hơn nữa việc nộp tiền sử dụng đất trên cơ sở chênh lệch giữa giá theo mục đích sử dụng mới với giá đất theo mục đích sử dụng trước khi chuyển mục đích sử dụng đất cùng thời điểm được chuyển mục đích sử dụng đất là bất hợp lý, gây khó khăn, rủi ro cho doanh nghiệp.
Bởi lẽ, doanh nghiệp bỏ tiền mua đất từ người dân sau đó phải đóng 100% tiền sử dụng đất sát giá thị trường để chuyển mục đích sử dụng đất, chẳng khác nào mua đất hai lần. Làm cho giá thành sản phẩm quá cao, chẳng những doanh nghiệp khó khăn mà người dân cũng không được lợi.
Ông Nguyễn Xuân Quang, Tổng giám đốc CTCP Nam Long: Ổn định tiền sử dụng đất từ 3-5 năm
Tiền sử dụng đất phải được cố định ít nhất từ 3-5 năm. Tiền sử dụng đất nên quy định theo khung giá nhà nước được tiệm cận với giá thị trường. Tỷ lệ tiền sử dụng đất Nhà nước thu cố định từ 10-20%. Về diện tích tính tiền thuê đất hàng năm: Doanh nghiệp chỉ đóng tiền thuê đất đối với phần đất khai thác kinh doanh, không đóng tiền thuê đất phần hạ tầng giao thông, công trình công cộng…
Xem xét thành lập một cơ quan chuyên trách trực thuộc Chính phủ để hoạch định các chính sách phát triển BĐS, phát triển nhà ở một cách toàn diện
Theo ĐTTC