Chính lúc thị trường trầm lắng sẽ là cơ hội tốt để xác lập mức cân bằng của thị trường bất động sản (BĐS), đưa về đúng với giá trị thật.
Các chuyên gia kỳ vọng, sau những động thái hạ lãi suất từ phía ngân hàng và duy trì ổn định nền kinh tế, thị trường BĐS sẽ sớm được vực dậy.
Tại hội nghị gặp mặt đầu năm với các hội viên và đối tác của Hiệp hội BĐS Việt Nam vừa diễn ra, các chuyên gia cho rằng, thị trường BĐS đang có nhiều cơ hội "hồi phục" sau khi vượt qua căn bệnh đói vốn trong suốt một năm qua, cũng như qua quá trình thanh lọc mạnh mẽ của thị trường trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.
Nhìn nhận về những khó khăn của thị trường bất động sản, ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, năm 2012 vẫn là một năm khó khăn đối với các DN bất động sản do chịu tác động của nền kinh tế từ năm 2011. Nguyên nhân dẫn tới những khó khăn cho thị trường bất động sản, Ông Nam phân tích, tín dụng và tổng phương diện thanh toán M2 đã tăng quá cao từ những năm trước dẫn tới lạm phát cao.
Năm 2011, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước kiểm soát thành công các tăng trưởng này, trong đó tăng trưởng tín dụng khoảng 12% và M2 khoảng 10%. "Nếu lạm phát được kiểm soát tốt trong năm nay và mức tăng trưởng tín dụng đạt từ 15 - 17%, thì nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế sẽ tốt hơn năm 2011" - ông Nguyễn Trần Nam nói.
Ngoài ra, kiều hồi được coi là "cứu cánh" của thị trường BĐS sau khi nguồn kiều hối có tốc độ tăng trưởng rất ổn định trong nhiều năm trở lại đây. Cụ thể, năm 2011 có 9 tỷ USD kiều hối thì có tới hơn 50% đổ vào BĐS. Và năm 2012, kiều hối vẫn là một nguồn bổ sung cho thị trường này. Cùng với đó, vốn ODA cũng là dòng vốn quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng sau khi vốn ODA cam kết 7,4 tỷ USD trong năm 2012. Điều đáng nói, BĐS không chỉ trông chờ vào hai nguồn vốn nói trên mà còn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), từ mua bán sáp nhập…
Bàn về giải pháp tháo gỡ cho thị trường BĐS hiện nay thoát khỏi cơn bĩ cực, các chuyên gia cho rằng, Quỹ tiết kiệm nhà ở, Quỹ tín thác đầu tư, Quỹ đầu tư BĐS đang được xem xét và nghiên cứu. Nếu các mô hình này được áp dụng, sẽ là cơ sở cung cấp những nguồn vốn mới, dồi dào, cho thị trường BĐS hoạt động ổn định trong thời gian tới.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, mục tiêu xây dựng nhà ở là rất lớn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cần cân đối nguồn lực đất từ đất đai, quy hoạch, tài chính cân đối cung cầu lành mạnh có nhiều biện pháp để thực hiện, tập trung triển khai phân khúc nhà ở phục vụ cho nhu cầu thực. "Thị trường BĐS "hồi phục" vào cuối năm nay là điều hoàn toàn có cơ sở" - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam nhận định.
Tại hội nghị gặp mặt đầu năm với các hội viên và đối tác của Hiệp hội BĐS Việt Nam vừa diễn ra, các chuyên gia cho rằng, thị trường BĐS đang có nhiều cơ hội "hồi phục" sau khi vượt qua căn bệnh đói vốn trong suốt một năm qua, cũng như qua quá trình thanh lọc mạnh mẽ của thị trường trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.
Nhìn nhận về những khó khăn của thị trường bất động sản, ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, năm 2012 vẫn là một năm khó khăn đối với các DN bất động sản do chịu tác động của nền kinh tế từ năm 2011. Nguyên nhân dẫn tới những khó khăn cho thị trường bất động sản, Ông Nam phân tích, tín dụng và tổng phương diện thanh toán M2 đã tăng quá cao từ những năm trước dẫn tới lạm phát cao.
Hy vọng trong năm 2012, thị trường bất động sản sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Trong ảnh: Tòa nhà C1, khu Mỹ Đình I
Năm 2011, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước kiểm soát thành công các tăng trưởng này, trong đó tăng trưởng tín dụng khoảng 12% và M2 khoảng 10%. "Nếu lạm phát được kiểm soát tốt trong năm nay và mức tăng trưởng tín dụng đạt từ 15 - 17%, thì nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế sẽ tốt hơn năm 2011" - ông Nguyễn Trần Nam nói.
Ngoài ra, kiều hồi được coi là "cứu cánh" của thị trường BĐS sau khi nguồn kiều hối có tốc độ tăng trưởng rất ổn định trong nhiều năm trở lại đây. Cụ thể, năm 2011 có 9 tỷ USD kiều hối thì có tới hơn 50% đổ vào BĐS. Và năm 2012, kiều hối vẫn là một nguồn bổ sung cho thị trường này. Cùng với đó, vốn ODA cũng là dòng vốn quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng sau khi vốn ODA cam kết 7,4 tỷ USD trong năm 2012. Điều đáng nói, BĐS không chỉ trông chờ vào hai nguồn vốn nói trên mà còn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), từ mua bán sáp nhập…
Bàn về giải pháp tháo gỡ cho thị trường BĐS hiện nay thoát khỏi cơn bĩ cực, các chuyên gia cho rằng, Quỹ tiết kiệm nhà ở, Quỹ tín thác đầu tư, Quỹ đầu tư BĐS đang được xem xét và nghiên cứu. Nếu các mô hình này được áp dụng, sẽ là cơ sở cung cấp những nguồn vốn mới, dồi dào, cho thị trường BĐS hoạt động ổn định trong thời gian tới.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, mục tiêu xây dựng nhà ở là rất lớn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cần cân đối nguồn lực đất từ đất đai, quy hoạch, tài chính cân đối cung cầu lành mạnh có nhiều biện pháp để thực hiện, tập trung triển khai phân khúc nhà ở phục vụ cho nhu cầu thực. "Thị trường BĐS "hồi phục" vào cuối năm nay là điều hoàn toàn có cơ sở" - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam nhận định.
Theo KTĐT