Thời gian qua, chuyên mục "Đất đai, pháp luật và người dân”, từ những bài phân tích cho đến các bài nêu vụ việc đã phản ánh nhiều bất cập về chính sách pháp luật đất đai, thi hành luật đất đai.
Nhiều vấn đề đã được đề cập như giao đất cho người nông dân, thu hồi đất nông nghiệp, quyền sử dụng, sở hữu đất nông nghiệp v..v... trong đó cấp thiết sửa đổi Luật Đất đai đã được đặt ra. Xin giới thiệu loạt bài của GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường về vấn đề sửa đổi Luật Đất đai.
Ảnh minh họa: Internet
Luật Đất đai là một sắc luật điển hình nhất về yêu cầu sửa đổi thường xuyên. Nhiều điều thấy phải sửa nhưng rồi không dễ thống nhất khi bàn thảo nên để lại. Từng bước ngắn đổi mới đã tạo nên một khung cảnh pháp lý rất phức tạp. Từ Luật Đất đai đầu tiên năm 1987 tới năm 2013 có 4 lần ban hành luật mới và 2 lần sửa đổi bổ sung, chỉ có Luật 2003 đứng được 10 năm nhưng cũng phải thay bằng luật mới sẽ ban hành trước 15-10-2013. Ngay sau năm 2003, trung bình khoảng 1,5 năm lại sửa nghị định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư một lần.
Một điểm rất dễ nhìn thấy là các Luật Đất đai đều được ban hành trước khi Nhà nước thực hiện một chính sách lớn về đất đai. Luật Đất đai đầu tiên được Quốc hội thông qua năm 1987 thì năm 1988, Bộ Chính trị quyết định cơ chế khoán 10, một chính sách dẫn đường cho việc giao đất của hợp tác xã cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài. Chính sách này đã tạo động lực to lớn cho phát triển nông nghiệp Việt Nam, đưa nước ta từ tình trạng thiếu lương thực trở thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Luật Đất đai 1987 khô cứng trên giấy với chính sách Nhà nước bao cấp về đất đai, không có tác động gì vào cuộc sống thực tiễn của nông thôn đang sôi động với khoán 10, với giao đất cho hộ gia đình, cá nhân.
Luật Đất đai lần thứ hai được Quốc hội thông qua năm 1993, tiếp tục với tư duy đổi mới hơn nữa đất đai nông nghiệp, tập trung vào thiết lập hành lang pháp lý đối với giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định. Năm 1994, Đảng ta ban hành chính sách lớn về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật Đất đai 1993 lại lỡ nhịp trong điều chỉnh quá trình chuyển dịch đất đai mà nội dung chủ yếu là chuyển một diện tích đất ngày càng rộng từ khu vực nông nghiệp sang sử dụng cho các dự án đầu tư.
Luật Đất đai lần thứ ba được Quốc hội thông qua năm 2003 đã tập trung vào điều chỉnh quá trình chuyển dịch đất đai để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật Đất đai 2003 cố gắng xóa đi một bước về ranh giới giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong tiếp cận đất đai cho các dự án đầu tư. Năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới với yêu cầu bình đẳng thực sự giữa các nhà đầu tư trong quá trình hội nhập quốc tế. Luật Đất đai này cũng vẫn phải đi sau những đòi hỏi nhiều hơn đối với tài sản đất đai trong cơ chế thị trường.
Điểm thứ hai cần nhận định là chúng ta vẫn lúng túng giữa lý luận kinh tế chính trị học về đất đai và yêu cầu phát triển của một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh. Những đổi mới về chính sách, pháp luật đất đai luôn đi sau những bước đổi mới về kinh tế. Năm 1991, Đảng và Nhà nước ta quyết định áp dụng cơ chế kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, định hướng xã hội chủ nghĩa. Tới năm 1993, pháp luật đất đai mới cho phép hộ gia đình, cá nhân thực hiện các quyền giao dịch về đất đai và mãi tới năm 1999, Chính phủ mới ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện các quyền giao dịch này. Cũng vào năm 1999, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 mới cho phép các nhà đầu tư trong nước được thực hiện các quyền giao dịch về đất đai khi thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và đổi đất lấy hạ tầng. Mãi đến năm 2004, Luật Đất đai 2003 mới cho phép các nhà đầu tư được thực hiện đầy đủ các quyền giao dịch về đất đai.
Một thể hiện khác của lý luận là vấn đề xác định giá trị đất đai. Luật Đất đai 1987 vẫn quy định đất không có giá. Đến Luật Đất đai 1993, pháp luật mới thừa nhận đất có giá nhưng chưa thừa nhận giá thị trường của đất đai. Mãi tới Luật Đất đai 2003, giá đất thị trường mới được pháp luật thừa nhận. Rõ ràng, quy luật giá trị là một trong những quy luật cơ bản chi phối kinh tế thị trường nhưng phải mất 13 năm sau khi áp dụng cơ chế kinh tế thị trường thì giá trị thị trường của đất đai mới được pháp luật thừa nhận.
Một biểu hiện nữa về vấn đề lý luận là cơ chế Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng để giao trực tiếp cho nhà đầu tư vì lợi ích của nhà đầu tư. Cơ chế này hoàn toàn không phù hợp với cơ chế thị trường nhưng lại được áp dụng theo quy định của pháp luật từ khi có Luật Đất đai cho tới năm 2004, và tiếp tục được áp dụng chủ yếu trên thực tế cho đến hiện nay. Mặc dù Luật Đất đai 2003 đã hạn chế lại phạm vi áp dụng của cơ chế này nhưng thực tế vẫn không hạn chế được. Cơ chế này chính là nguồn gốc của nguy cơ tham nhũng về đất đai và cũng là nguồn gốc của khiếu kiện của dân về đất đai.
Ảnh minh họa: Internet
Luật Đất đai là một sắc luật điển hình nhất về yêu cầu sửa đổi thường xuyên. Nhiều điều thấy phải sửa nhưng rồi không dễ thống nhất khi bàn thảo nên để lại. Từng bước ngắn đổi mới đã tạo nên một khung cảnh pháp lý rất phức tạp. Từ Luật Đất đai đầu tiên năm 1987 tới năm 2013 có 4 lần ban hành luật mới và 2 lần sửa đổi bổ sung, chỉ có Luật 2003 đứng được 10 năm nhưng cũng phải thay bằng luật mới sẽ ban hành trước 15-10-2013. Ngay sau năm 2003, trung bình khoảng 1,5 năm lại sửa nghị định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư một lần.
Một điểm rất dễ nhìn thấy là các Luật Đất đai đều được ban hành trước khi Nhà nước thực hiện một chính sách lớn về đất đai. Luật Đất đai đầu tiên được Quốc hội thông qua năm 1987 thì năm 1988, Bộ Chính trị quyết định cơ chế khoán 10, một chính sách dẫn đường cho việc giao đất của hợp tác xã cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài. Chính sách này đã tạo động lực to lớn cho phát triển nông nghiệp Việt Nam, đưa nước ta từ tình trạng thiếu lương thực trở thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Luật Đất đai 1987 khô cứng trên giấy với chính sách Nhà nước bao cấp về đất đai, không có tác động gì vào cuộc sống thực tiễn của nông thôn đang sôi động với khoán 10, với giao đất cho hộ gia đình, cá nhân.
Luật Đất đai lần thứ hai được Quốc hội thông qua năm 1993, tiếp tục với tư duy đổi mới hơn nữa đất đai nông nghiệp, tập trung vào thiết lập hành lang pháp lý đối với giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định. Năm 1994, Đảng ta ban hành chính sách lớn về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật Đất đai 1993 lại lỡ nhịp trong điều chỉnh quá trình chuyển dịch đất đai mà nội dung chủ yếu là chuyển một diện tích đất ngày càng rộng từ khu vực nông nghiệp sang sử dụng cho các dự án đầu tư.
Luật Đất đai lần thứ ba được Quốc hội thông qua năm 2003 đã tập trung vào điều chỉnh quá trình chuyển dịch đất đai để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật Đất đai 2003 cố gắng xóa đi một bước về ranh giới giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong tiếp cận đất đai cho các dự án đầu tư. Năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới với yêu cầu bình đẳng thực sự giữa các nhà đầu tư trong quá trình hội nhập quốc tế. Luật Đất đai này cũng vẫn phải đi sau những đòi hỏi nhiều hơn đối với tài sản đất đai trong cơ chế thị trường.
Điểm thứ hai cần nhận định là chúng ta vẫn lúng túng giữa lý luận kinh tế chính trị học về đất đai và yêu cầu phát triển của một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh. Những đổi mới về chính sách, pháp luật đất đai luôn đi sau những bước đổi mới về kinh tế. Năm 1991, Đảng và Nhà nước ta quyết định áp dụng cơ chế kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, định hướng xã hội chủ nghĩa. Tới năm 1993, pháp luật đất đai mới cho phép hộ gia đình, cá nhân thực hiện các quyền giao dịch về đất đai và mãi tới năm 1999, Chính phủ mới ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện các quyền giao dịch này. Cũng vào năm 1999, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 mới cho phép các nhà đầu tư trong nước được thực hiện các quyền giao dịch về đất đai khi thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và đổi đất lấy hạ tầng. Mãi đến năm 2004, Luật Đất đai 2003 mới cho phép các nhà đầu tư được thực hiện đầy đủ các quyền giao dịch về đất đai.
Một thể hiện khác của lý luận là vấn đề xác định giá trị đất đai. Luật Đất đai 1987 vẫn quy định đất không có giá. Đến Luật Đất đai 1993, pháp luật mới thừa nhận đất có giá nhưng chưa thừa nhận giá thị trường của đất đai. Mãi tới Luật Đất đai 2003, giá đất thị trường mới được pháp luật thừa nhận. Rõ ràng, quy luật giá trị là một trong những quy luật cơ bản chi phối kinh tế thị trường nhưng phải mất 13 năm sau khi áp dụng cơ chế kinh tế thị trường thì giá trị thị trường của đất đai mới được pháp luật thừa nhận.
Một biểu hiện nữa về vấn đề lý luận là cơ chế Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng để giao trực tiếp cho nhà đầu tư vì lợi ích của nhà đầu tư. Cơ chế này hoàn toàn không phù hợp với cơ chế thị trường nhưng lại được áp dụng theo quy định của pháp luật từ khi có Luật Đất đai cho tới năm 2004, và tiếp tục được áp dụng chủ yếu trên thực tế cho đến hiện nay. Mặc dù Luật Đất đai 2003 đã hạn chế lại phạm vi áp dụng của cơ chế này nhưng thực tế vẫn không hạn chế được. Cơ chế này chính là nguồn gốc của nguy cơ tham nhũng về đất đai và cũng là nguồn gốc của khiếu kiện của dân về đất đai.
GS. Đặng Hùng Võ / Theo Đại Đoàn Kết