Chuyên gia cho rằng, người dân đã mua nhà, có sổ đỏ thì phải được quyền quyết định mọi giao dịch.
Bộ Xây dựng vừa hoàn tất và chuẩn bị trình Chính phủ dự thảo Nghị định về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước. Theo đó, nếu chung cư nào bị cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng kết luận là xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng, có nguy cơ sập sẽ không được đem bán. Bên cạnh đó, nhà ở xã hội, nhà cho sinh viên, nhà công vụ, nhà nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng công trình trọng điểm của Nhà nước... cũng nằm trong danh mục thực hiện quy định trên.
Ngoài ra, trong dự thảo lần này, Bộ Xây dựng cũng thắt chặt các điều kiện bán đối với nhà ở xã hội. Cụ thể, dự thảo nêu rõ, loại nhà này chỉ được phép bán khi cơ quan đại diện chủ sở hữu có nhu cầu bán để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác. Hoạt động này phải xin ý kiến của Bộ xây dựng và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Giá bán của nhà ở xã hội cũng được quy định phải đảm bảo thu hồi vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong dự án mới.
Theo đó, Bộ Xây dựng sẽ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở, hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng và việc phân bổ hệ số các tầng khi chuyển quyền sử dụng đất của nhà ở cũ đang cho thuê.
Liên quan đến dự thảo Nghị định này, nhiều người băn khoăn về tính công bằng, khách quan trong việc kiểm định chất lượng nhà ở. Anh Quang Tuấn ở khu tập thể Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) cho rằng: “Từ trước tới nay, mỗi khi người dân kêu than về tình trạng chung cư cũ hỏng hóc, xuống cấp, Sở xây dựng lại lập các đoàn thanh kiểm tra. Sau đó, cơ quan chức năng tuyên bố rằng nhà này, nhà kia nguy hiểm để cho một số đại gia đầu tư vào khu đất đó, buộc người phải di dời. Người dân bị rơi vào tình cảnh, nhà của mình nhưng lại không thể làm chủ. Nhiều khu chung cư cũ, điển hình như nhà 6D Giảng Võ, tôi có đến xem và thấy vị trí của nó vô cùng đắc địa. Các nhà quản lý nâng cấp chung cư rốt cuộc dựa vào tình trạng hạ tầng hay vị trí của nó?”.
Cùng quan điểm với anh Tuấn, anh Nguyễn Văn Đức (Nghĩa Tân, Hà Nội) cho rằng: “Thực tế, các chung cư cũ đang lạc hậu về mặt kiến trúc, mỹ quan, chật chội về không gian. Nếu cơ quan quản lý muốn cải tạo thì cứ cải tạo, hoặc dỡ đi để làm cái mới. Không thể cứ lấy lý do hư hỏng, nguy hiểm đểâ áp dụng các quy định di dân. Kết quả ai cũng thấy, chỉ các chung cư gần đường, vị trí đẹp mới được cải tạo, mới được quan tâm”.
Trao đổi với PV Người đưa tin, TS Phạm Sĩ Liêm, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: Quy định này sẽ làm khó người dân. Họ đã mua nhà, có sổ đỏ thì hoàn toàn có quyền quyết định mọi hoạt động giao dịch. Tôi ví dụ, Nhà nước cho anh mua nhà giá rẻ. Nhưng khi cuộc sống phát triển, người ta lấy vợ sinh con, thị hoàn toàn có quyền bán nhà cũ, mua nhà mới tốt hơn, rộng hơn. Vấn đề này không nên thực hiện theo kiểu mệnh lệnh máy móc mà nên tôn trọng quy luật của thị trường. Xu hướng di chuyển chỗ ở của người dân là có thật, muốn bán chỗ cũ, mua chỗ mới tốt hơn cũng là điều thường tình. Nếu cấm họ bán nhà xuống cấp là khó thực hiện.
“Còn khi kiểm tra thấy thật sự nguy hiểm, hỏng hóc thì cần kiên quyết dỡ bỏ, di dân để đảm bảo an toàn, chứ không chỉ dừng lại ở việc cho bán hay không. Tránh tình trạng bảo nguy hiểm nhưng đến 5 năm sau vẫn không có động tĩnh. Sự an toàn đối với người dân suốt 5 năm sẽ như thế nào. Chỉ dựa vào một kết luận là nhà xuống cấp, nguy hiểm và cấm bán thì không hợp lý” - ông Liêm nhấn mạnh.
Chung cư cũ xuống cấp nhưng vẫn đắt giá
Ngoài ra, trong dự thảo lần này, Bộ Xây dựng cũng thắt chặt các điều kiện bán đối với nhà ở xã hội. Cụ thể, dự thảo nêu rõ, loại nhà này chỉ được phép bán khi cơ quan đại diện chủ sở hữu có nhu cầu bán để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác. Hoạt động này phải xin ý kiến của Bộ xây dựng và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Giá bán của nhà ở xã hội cũng được quy định phải đảm bảo thu hồi vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trong dự án mới.
Theo đó, Bộ Xây dựng sẽ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở, hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng và việc phân bổ hệ số các tầng khi chuyển quyền sử dụng đất của nhà ở cũ đang cho thuê.
Liên quan đến dự thảo Nghị định này, nhiều người băn khoăn về tính công bằng, khách quan trong việc kiểm định chất lượng nhà ở. Anh Quang Tuấn ở khu tập thể Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) cho rằng: “Từ trước tới nay, mỗi khi người dân kêu than về tình trạng chung cư cũ hỏng hóc, xuống cấp, Sở xây dựng lại lập các đoàn thanh kiểm tra. Sau đó, cơ quan chức năng tuyên bố rằng nhà này, nhà kia nguy hiểm để cho một số đại gia đầu tư vào khu đất đó, buộc người phải di dời. Người dân bị rơi vào tình cảnh, nhà của mình nhưng lại không thể làm chủ. Nhiều khu chung cư cũ, điển hình như nhà 6D Giảng Võ, tôi có đến xem và thấy vị trí của nó vô cùng đắc địa. Các nhà quản lý nâng cấp chung cư rốt cuộc dựa vào tình trạng hạ tầng hay vị trí của nó?”.
Cùng quan điểm với anh Tuấn, anh Nguyễn Văn Đức (Nghĩa Tân, Hà Nội) cho rằng: “Thực tế, các chung cư cũ đang lạc hậu về mặt kiến trúc, mỹ quan, chật chội về không gian. Nếu cơ quan quản lý muốn cải tạo thì cứ cải tạo, hoặc dỡ đi để làm cái mới. Không thể cứ lấy lý do hư hỏng, nguy hiểm đểâ áp dụng các quy định di dân. Kết quả ai cũng thấy, chỉ các chung cư gần đường, vị trí đẹp mới được cải tạo, mới được quan tâm”.
Trao đổi với PV Người đưa tin, TS Phạm Sĩ Liêm, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: Quy định này sẽ làm khó người dân. Họ đã mua nhà, có sổ đỏ thì hoàn toàn có quyền quyết định mọi hoạt động giao dịch. Tôi ví dụ, Nhà nước cho anh mua nhà giá rẻ. Nhưng khi cuộc sống phát triển, người ta lấy vợ sinh con, thị hoàn toàn có quyền bán nhà cũ, mua nhà mới tốt hơn, rộng hơn. Vấn đề này không nên thực hiện theo kiểu mệnh lệnh máy móc mà nên tôn trọng quy luật của thị trường. Xu hướng di chuyển chỗ ở của người dân là có thật, muốn bán chỗ cũ, mua chỗ mới tốt hơn cũng là điều thường tình. Nếu cấm họ bán nhà xuống cấp là khó thực hiện.
TS Phạm Sĩ Liêm Nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng
“Còn khi kiểm tra thấy thật sự nguy hiểm, hỏng hóc thì cần kiên quyết dỡ bỏ, di dân để đảm bảo an toàn, chứ không chỉ dừng lại ở việc cho bán hay không. Tránh tình trạng bảo nguy hiểm nhưng đến 5 năm sau vẫn không có động tĩnh. Sự an toàn đối với người dân suốt 5 năm sẽ như thế nào. Chỉ dựa vào một kết luận là nhà xuống cấp, nguy hiểm và cấm bán thì không hợp lý” - ông Liêm nhấn mạnh.
Các hành vi nghiêm cấm trong quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước: -Cho thuê, bán nhà không đúng đối tượng và điều kiện quy định tại Nghị định này. -Tự ý chuyển nhượng hợp đồng cho thuê nhà ở -Sử dụng nhà ở không đúng mục đích -Tự ý sửa chữ, cải tạo nhà ở -Sử dụng tiền thuê, tiền bán nhà ở sai mục đích -Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật |
Theo Người đưa tin