Đầu tư hàng chục tỉ đồng để phục vụ các hoạt động thể dục thể thao, nhưng Khu liên hợp thể dục thể thao (TDTT) đạt tiêu chuẩn quốc gia của thị trấn Trảng Bom, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai lại đang bị hoang hóa, xuống cấp và trở thành nơi để… chăn thả trâu, bò.
Nhà thi đấu đa năng đang bị hoang hóa.
Thành nơi… chăn bò
Nằm ngay giữa trung tâm thị trấn huyện Trảng Bom và được bao bọc bởi 3 mặt tiền đường, gần khu dân cư đông đúc, giáp QL1A, gần các trụ sở cơ quan hành chính huyện, nhưng Khu liên hợp TDTT huyện Trảng Bom lại đang bị “ghẻ lạnh”, xuống cấp và gần như bị bỏ hoang. Khu vực nhà thi đấu đa năng, hầu như tất cả các cửa kính đều bị bể nát. Những mảnh kính vỡ cùng rác rưởi, những quân bài... vung vãi khắp nơi trước cửa chính vào khu nhà thi đấu, nhưng không được thu dọn. Nhiều mảng tường bị bong tróc, vẽ bậy, còn cửa vào nhà đa năng thì “im ỉm khóa”.
Bên trong, một số bàn bóng bàn được bọc bạt vì không có người chơi. Bên ngoài, cỏ dại mọc um tùm, cao tới cả mét bao bọc lấy nhà thi đấu. 3 nhà bảo vệ đặt ở 3 cổng ra vào cũng bị bỏ hoang từ lâu. Cỏ mọc cao trong khu liên hợp, khu vực gần sân vận động trở thành nơi người dân chăn thả trâu, bò.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại 4 sân tennis, người dân địa phương ít chơi mà chỉ thỉnh thoảng có đoàn từ dưới TP.Biên Hòa hay từ tỉnh Tây Ninh lên chơi. Bể bơi thì ngày thường vắng vẻ, vào 2 ngày cuối tuần mới có người bơi. Nhiều dụng cụ của các môn thể thao như bóng bàn, bóng rổ, cầu lông... trị giá hàng trăm triệu đồng cũng phải nằm trong kho. Sân vận động, sân tập khiêu vũ thể thao - aerobic cũng trong tình trạng “ế” khách. Đã thế, khu vực trong khuôn viên bể bơi lại cho tư nhân thuê lại mặt bằng để bán càphê. Một khu nhà gần sân tennis đang bị biến thành nơi ăn ở, sinh hoạt của một gia đình.
Ông Vũ Đức An - GĐ Trung tâm Văn hóa - thể thao huyện Trảng Bom - cho biết, hiện nay bên ngoài đã hình thành rất nhiều sân bóng đá mini, sân bóng bàn, tennis, cầu lông... nên đã “hút” hết người dân sang bên đó. Khu liên hợp không thu hút được người dân tham gia TDTT, mà chủ yếu phục vụ một số hoạt động thể thao của huyện. Nguồn thu của khu liên hợp TDTT mỗi năm chỉ đạt khoảng 400 triệu đồng.
“Chúng tôi chỉ là người tiếp nhận quản lý công trình khu liên hợp TDTT này, nên cũng không biết chính xác giá trị đầu tư là bao nhiêu, nhưng cũng lên tới con số hàng chục tỉ đồng, riêng hạng mục bể bơi được đưa vào sử dụng năm 2004 cũng đã là 4 tỉ đồng” - ông An cho biết thêm.
Làm không được thì sẽ giải thể!
Khu liên hợp TDTT huyện Trảng Bom có diện tích 73.000m2, được xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng với rất nhiều hạng mục: 2 hồ bơi, gồm: Hồ bơi lớn với diện tích mặt nước 21mx50m với 8 đường bơi, độ sâu từ 1,2m - 1,8m, đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc gia, 2 bên có khán đài mái che và các công trình phụ trợ như nhà thay đồ, 4 phòng nhỏ và 1 phòng lớn phục vụ làm việc, hội họp; hồ bơi nhỏ diện tích mặt nước 130m2 dùng cho trẻ em.
Nhà thi đấu đa năng đạt tiêu chuẩn quốc gia, có khán đài 600 chỗ ngồi phục vụ các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, bóng rổ. Sân vận động đạt tiêu chuẩn quốc gia, gồm 2 khán đài A, B có sức chứa 5.000 người, 4 sân tennis đạt tiêu chuẩn cấp quốc gia, trong đó 1 sân có mái che. Tất cả các hạng mục này được đầu tư dàn trải, trong đó bể bơi được đưa vào sử dụng từ năm 2004, các hạng mục còn lại được đưa vào sử dụng từ năm 2009.
Ông Nguyễn Văn Lai - Trưởng phòng Nội vụ huyện Trảng Bom - cho biết, Khu liên hợp TDTT Trảng Bom thuộc Trung tâm Văn hóa - thể thao huyện. Hiện bộ máy nhân sự đang “phình” to ra so với chỉ tiêu biên chế được giao (34 người/14 chỉ tiêu), nhưng làm việc thiếu hiệu quả. Trong khi hàng tháng huyện vẫn phải chi cho bộ máy này thì nguồn thu lại quá khiêm tốn.
UBND huyện Trảng Bom đã có tờ trình gửi UBND tỉnh xin chia tách Trung tâm Văn hóa - thể thao và khu liên hợp TDTT. Nếu được, UBND huyện sẽ “khoán” cho Khu liên hợp TDTT hoạt động theo cơ chế thị trường, tự thu - tự chi, nếu không làm được thì sẽ phải giải thể.
Nằm ngay giữa trung tâm thị trấn huyện Trảng Bom và được bao bọc bởi 3 mặt tiền đường, gần khu dân cư đông đúc, giáp QL1A, gần các trụ sở cơ quan hành chính huyện, nhưng Khu liên hợp TDTT huyện Trảng Bom lại đang bị “ghẻ lạnh”, xuống cấp và gần như bị bỏ hoang. Khu vực nhà thi đấu đa năng, hầu như tất cả các cửa kính đều bị bể nát. Những mảnh kính vỡ cùng rác rưởi, những quân bài... vung vãi khắp nơi trước cửa chính vào khu nhà thi đấu, nhưng không được thu dọn. Nhiều mảng tường bị bong tróc, vẽ bậy, còn cửa vào nhà đa năng thì “im ỉm khóa”.
Bên trong, một số bàn bóng bàn được bọc bạt vì không có người chơi. Bên ngoài, cỏ dại mọc um tùm, cao tới cả mét bao bọc lấy nhà thi đấu. 3 nhà bảo vệ đặt ở 3 cổng ra vào cũng bị bỏ hoang từ lâu. Cỏ mọc cao trong khu liên hợp, khu vực gần sân vận động trở thành nơi người dân chăn thả trâu, bò.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại 4 sân tennis, người dân địa phương ít chơi mà chỉ thỉnh thoảng có đoàn từ dưới TP.Biên Hòa hay từ tỉnh Tây Ninh lên chơi. Bể bơi thì ngày thường vắng vẻ, vào 2 ngày cuối tuần mới có người bơi. Nhiều dụng cụ của các môn thể thao như bóng bàn, bóng rổ, cầu lông... trị giá hàng trăm triệu đồng cũng phải nằm trong kho. Sân vận động, sân tập khiêu vũ thể thao - aerobic cũng trong tình trạng “ế” khách. Đã thế, khu vực trong khuôn viên bể bơi lại cho tư nhân thuê lại mặt bằng để bán càphê. Một khu nhà gần sân tennis đang bị biến thành nơi ăn ở, sinh hoạt của một gia đình.
Ông Vũ Đức An - GĐ Trung tâm Văn hóa - thể thao huyện Trảng Bom - cho biết, hiện nay bên ngoài đã hình thành rất nhiều sân bóng đá mini, sân bóng bàn, tennis, cầu lông... nên đã “hút” hết người dân sang bên đó. Khu liên hợp không thu hút được người dân tham gia TDTT, mà chủ yếu phục vụ một số hoạt động thể thao của huyện. Nguồn thu của khu liên hợp TDTT mỗi năm chỉ đạt khoảng 400 triệu đồng.
“Chúng tôi chỉ là người tiếp nhận quản lý công trình khu liên hợp TDTT này, nên cũng không biết chính xác giá trị đầu tư là bao nhiêu, nhưng cũng lên tới con số hàng chục tỉ đồng, riêng hạng mục bể bơi được đưa vào sử dụng năm 2004 cũng đã là 4 tỉ đồng” - ông An cho biết thêm.
Làm không được thì sẽ giải thể!
Khu liên hợp TDTT huyện Trảng Bom có diện tích 73.000m2, được xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng với rất nhiều hạng mục: 2 hồ bơi, gồm: Hồ bơi lớn với diện tích mặt nước 21mx50m với 8 đường bơi, độ sâu từ 1,2m - 1,8m, đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc gia, 2 bên có khán đài mái che và các công trình phụ trợ như nhà thay đồ, 4 phòng nhỏ và 1 phòng lớn phục vụ làm việc, hội họp; hồ bơi nhỏ diện tích mặt nước 130m2 dùng cho trẻ em.
Nhà thi đấu đa năng đạt tiêu chuẩn quốc gia, có khán đài 600 chỗ ngồi phục vụ các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, bóng rổ. Sân vận động đạt tiêu chuẩn quốc gia, gồm 2 khán đài A, B có sức chứa 5.000 người, 4 sân tennis đạt tiêu chuẩn cấp quốc gia, trong đó 1 sân có mái che. Tất cả các hạng mục này được đầu tư dàn trải, trong đó bể bơi được đưa vào sử dụng từ năm 2004, các hạng mục còn lại được đưa vào sử dụng từ năm 2009.
Ông Nguyễn Văn Lai - Trưởng phòng Nội vụ huyện Trảng Bom - cho biết, Khu liên hợp TDTT Trảng Bom thuộc Trung tâm Văn hóa - thể thao huyện. Hiện bộ máy nhân sự đang “phình” to ra so với chỉ tiêu biên chế được giao (34 người/14 chỉ tiêu), nhưng làm việc thiếu hiệu quả. Trong khi hàng tháng huyện vẫn phải chi cho bộ máy này thì nguồn thu lại quá khiêm tốn.
UBND huyện Trảng Bom đã có tờ trình gửi UBND tỉnh xin chia tách Trung tâm Văn hóa - thể thao và khu liên hợp TDTT. Nếu được, UBND huyện sẽ “khoán” cho Khu liên hợp TDTT hoạt động theo cơ chế thị trường, tự thu - tự chi, nếu không làm được thì sẽ phải giải thể.
Theo Lao động