"Nếu muốn bơm tiền để xây thêm nhà mới thì cũng chẳng sao. Càng nhiều tồn kho thì cơ hội “vỡ” bong bong càng nhiều, giá sẽ xuống và người tiêu dùng sẽ lợi thêm" - Chuyên gia kinh tế TS. Alan Phan cho biết.
30.000 tỷ sẽ không ảnh hưởng gì đến thị trường BĐS
NHNN triển khai gói tín dụng kích cầu 30.000 tỷ đã được hơn 1 tháng, nhưng mới chỉ có 2 khách hàng ở BIDV và 6 khách hàng ở Vietcombank tiếp cận được gói này. Trong khi đó đã có 2 doanh nghiệp được giải ngân vốn và 10 doanh nghiệp khác đã được ký kết cho vay 30% của gói 30.000 tỷ. Ông có nhận xét gì về diễn biến này?
Tôi đã nói nhiều lần là những gói kích cầu BĐS hoàn toàn không tạo ra một hiệu ứng gì lâu dài cho khủng hoảng BĐS hay nợ xấu. Một vài doanh nghiệp có thể hưởng lợi, nhưng nói chung, gói 30.000 tỷ này sẽ không ảnh hưởng gì đến giá thị trường của BĐS hay lực mua của người thu nhập thấp.
Tôi đã tránh né bình luận nhưng đây là lối xài tiền cho một chuyện bất khả thi, đòi hỏi tài chánh từ nhiều bộ ngành.
Bên cạnh đó, nhóm lợi ích của ngân hàng cũng đã đưa ra nhiều gói cứu trợ dài suốt mấy năm qua, và Ngân hàng Nhà nước đã hết sức giúp, nhiều khi quá khả năng mình, nhưng đâu vẫn vào đấy: tỷ lệ nợ xấu vẫn quá cao, các báo cáo tài chánh vẫn che giấu nhiều “bộ xương”, sở hữu chéo vẫn lùm xùm, vốn vẫn teo tóp và tổng số tín dụng vẫn yếu kém.
Tôi cho rằng, lý do phần lớn các gói cứu trợ thất bại là vì có quá nhiều vòi bạch tuộc nhảy vào băm xẻ miếng bánh "tiền người khác" nên mục tiêu ban đầu thường bị lãng quên và mọi người liên quan chỉ muốn kiếm phần chia càng lớn càng tốt.
Thực trạng kinh tế hiện tại có thể xem là một cơ hội vàng cho các nhóm lợi ích, vì nhìn đâu cũng thấy nhu cầu cứu trợ: bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, doanh nghiệp sản xuất, nông hải sản, doanh nghiệp nhà nước...
Có ý kiến cho rằng: "Coi chừng gói 30.000 tỷ hiện nay người dân không vay được. Coi chừng những thủ tục cho người dân vay khó quá rồi cuối cùng tập trung cho DN vay. Cho DN vay có thể có rất nhiều quyền lợi cho ngành xây dựng và ngân hàng. Cho dân vay thì rất khó, lấy tiền của người dân là người ta la lên ngay. Nhưng cho DN vay thì đảm bảo gói này không dưới 10%". Là một chuyên gia kinh tế, ông có đánh giá gì về ý kiến này?
Có quá nhiều mâu thuẫn và thủ tục trong gói kích cầu để nó có thể được triển khai nhanh chóng và hiệu quả. Chính phủ rót 30.000 tỷ đồng chỉ cứu được một vài đối tượng. Thị trường bất động sản Việt Nam chỉ cầm máu một chút và vết thương sẽ không khỏi.
Ngoài ra, khi bơm tiền ra sẽ có ít nhất vài ba chục phần trăm lượng tiền biến mất vì phí quản lý, sự không minh bạch, thiếu kiểm soát nghiêm túc. Phải nhớ rằng, ở đâu cũng thế, tiền của người khác thì ta luôn có sự cẩu thả trong tiêu xài. Không có sự kiểm soát chặt chẽ thì luôn có những đối tượng lợi dụng, đó là tình trạng chung của mọi xã hội.
Ở Mỹ (2007) hay ở Thái (1997) , Chính phủ không cứu BĐS mà để giá địa ốc xuống ồ ạt. Khi ngân hàng lớn lâm nguy, Chính phủ phải rót tiền vào để có thăng bằng nhưng sau đó chính ngân hàng phải tự tìm vốn để bù vào. Sau khi có thêm nguồn vốn mới, ngân hàng phải trả lại Chính phủ.
Càng nhiều tồn kho thì vỡ bong bóng càng nhiều, người dân càng lợi
Mới đây, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành đã khẳng định: Hiệu ứng đổ vỡ BĐS mới chỉ bắt đầu. Ông nghĩ thế nào về nhận định này?
Tôi không nắm rõ toàn thể câu nói của ông Đực nên không trả lời được. Tuy nhiên, bong bong BĐS đã xì hơi từ 2 năm nay, và chánh phủ cùng các công ty BDS đang cố gắng “bơm” trở lại. Họ sẽ không thành công.
Rất nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta đang đi lệch hướng Nghị quyết 02, khi hàng tồn kho cũ chưa được giải quyết thì lại tiếp tục xây dựng thêm rất nhiều nhà ở xã hội mới. Xin ông cho biết ý kiến của mình về vấn đề này?
Tôi không biết gì về các Nghị Quyết của chánh phủ. Nếu họ muốn bơm tiền để xây thêm nhà mới thì cũng chẳng sao. Càng nhiều tồn kho thì cơ hội “vỡ” bong bong càng nhiều, giá càng xuống và người tiêu dùng sẽ lợi thêm.
Với kiến thức của một chuyên gia và kinh nghiệm của một người đã từng hoạt động trong lĩnh vực BĐS, theo ông, chúng ta cần phải làm gì để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS hiện nay ạ?
Nói ra thì “cực kỳ thiếu văn hóa”, nhưng tôi vẫn cho giải pháp duy nhất là hãy để các zombies chết đi.
Dĩ nhiên khi bong bóng BĐS nổ, vài chục ngân hàng thương mại khốn đốn vì nợ xấu, chỉ số chứng khoán sẽ rơi chút đỉnh và các nhà giàu sẽ thấm thía bài học của kinh tế thị trường.
Đổi lại, phần lớn người dân sẽ vỗ tay, vì cơ hội làm chủ một căn nhà có thể thành hiện thực. Và những ảnh hưởng tích cực từ hiệu ứng trên sẽ quay về giúp nền kinh tế tiến về một định hướng bền vững hơn.
Giá nhà sẽ giảm thêm 30-50% để “bắt kịp” thu nhập của người dân và sẽ tạo ra một tầng lớp trung lưu có đủ điều kiện mua nhà. Người dân sẽ có thêm niềm tin và đây chính là một cú hích tạo ra sự kích cầu lớn. Giống như nền kinh tế Mỹ nợ ngập đầu nhưng vẫn rất năng động, bởi người dân phải “kéo cày” làm việc tới 10-15 tiếng mỗi ngày để trả nợ khi sở hữu nhà xe.
Ngay tại Mỹ. mỗi tuần đều có vài ngân hàng phá sản họ cũng thấy không sao, miễn là Chính phủ bảo đảm người dân sẽ không mất tiền khi gởi dưới giới hạn (bên Mỹ là 100 ngàn đô). Vài ngân hàng chết, chứng khoán sẽ tụt nhưng sau đó niềm tin sẽ lấy lại và đi tới một chu kỳ kinh tế mới.
Xin chân thành cảm ơn ông!
NHNN triển khai gói tín dụng kích cầu 30.000 tỷ đã được hơn 1 tháng, nhưng mới chỉ có 2 khách hàng ở BIDV và 6 khách hàng ở Vietcombank tiếp cận được gói này. Trong khi đó đã có 2 doanh nghiệp được giải ngân vốn và 10 doanh nghiệp khác đã được ký kết cho vay 30% của gói 30.000 tỷ. Ông có nhận xét gì về diễn biến này?
Tôi đã nói nhiều lần là những gói kích cầu BĐS hoàn toàn không tạo ra một hiệu ứng gì lâu dài cho khủng hoảng BĐS hay nợ xấu. Một vài doanh nghiệp có thể hưởng lợi, nhưng nói chung, gói 30.000 tỷ này sẽ không ảnh hưởng gì đến giá thị trường của BĐS hay lực mua của người thu nhập thấp.
Tôi đã tránh né bình luận nhưng đây là lối xài tiền cho một chuyện bất khả thi, đòi hỏi tài chánh từ nhiều bộ ngành.
Bên cạnh đó, nhóm lợi ích của ngân hàng cũng đã đưa ra nhiều gói cứu trợ dài suốt mấy năm qua, và Ngân hàng Nhà nước đã hết sức giúp, nhiều khi quá khả năng mình, nhưng đâu vẫn vào đấy: tỷ lệ nợ xấu vẫn quá cao, các báo cáo tài chánh vẫn che giấu nhiều “bộ xương”, sở hữu chéo vẫn lùm xùm, vốn vẫn teo tóp và tổng số tín dụng vẫn yếu kém.
Tôi cho rằng, lý do phần lớn các gói cứu trợ thất bại là vì có quá nhiều vòi bạch tuộc nhảy vào băm xẻ miếng bánh "tiền người khác" nên mục tiêu ban đầu thường bị lãng quên và mọi người liên quan chỉ muốn kiếm phần chia càng lớn càng tốt.
Thực trạng kinh tế hiện tại có thể xem là một cơ hội vàng cho các nhóm lợi ích, vì nhìn đâu cũng thấy nhu cầu cứu trợ: bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, doanh nghiệp sản xuất, nông hải sản, doanh nghiệp nhà nước...
Có ý kiến cho rằng: "Coi chừng gói 30.000 tỷ hiện nay người dân không vay được. Coi chừng những thủ tục cho người dân vay khó quá rồi cuối cùng tập trung cho DN vay. Cho DN vay có thể có rất nhiều quyền lợi cho ngành xây dựng và ngân hàng. Cho dân vay thì rất khó, lấy tiền của người dân là người ta la lên ngay. Nhưng cho DN vay thì đảm bảo gói này không dưới 10%". Là một chuyên gia kinh tế, ông có đánh giá gì về ý kiến này?
Có quá nhiều mâu thuẫn và thủ tục trong gói kích cầu để nó có thể được triển khai nhanh chóng và hiệu quả. Chính phủ rót 30.000 tỷ đồng chỉ cứu được một vài đối tượng. Thị trường bất động sản Việt Nam chỉ cầm máu một chút và vết thương sẽ không khỏi.
Ngoài ra, khi bơm tiền ra sẽ có ít nhất vài ba chục phần trăm lượng tiền biến mất vì phí quản lý, sự không minh bạch, thiếu kiểm soát nghiêm túc. Phải nhớ rằng, ở đâu cũng thế, tiền của người khác thì ta luôn có sự cẩu thả trong tiêu xài. Không có sự kiểm soát chặt chẽ thì luôn có những đối tượng lợi dụng, đó là tình trạng chung của mọi xã hội.
Ở Mỹ (2007) hay ở Thái (1997) , Chính phủ không cứu BĐS mà để giá địa ốc xuống ồ ạt. Khi ngân hàng lớn lâm nguy, Chính phủ phải rót tiền vào để có thăng bằng nhưng sau đó chính ngân hàng phải tự tìm vốn để bù vào. Sau khi có thêm nguồn vốn mới, ngân hàng phải trả lại Chính phủ.
Càng nhiều tồn kho thì vỡ bong bóng càng nhiều, người dân càng lợi
Mới đây, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành đã khẳng định: Hiệu ứng đổ vỡ BĐS mới chỉ bắt đầu. Ông nghĩ thế nào về nhận định này?
Tôi không nắm rõ toàn thể câu nói của ông Đực nên không trả lời được. Tuy nhiên, bong bong BĐS đã xì hơi từ 2 năm nay, và chánh phủ cùng các công ty BDS đang cố gắng “bơm” trở lại. Họ sẽ không thành công.
Rất nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta đang đi lệch hướng Nghị quyết 02, khi hàng tồn kho cũ chưa được giải quyết thì lại tiếp tục xây dựng thêm rất nhiều nhà ở xã hội mới. Xin ông cho biết ý kiến của mình về vấn đề này?
Tôi không biết gì về các Nghị Quyết của chánh phủ. Nếu họ muốn bơm tiền để xây thêm nhà mới thì cũng chẳng sao. Càng nhiều tồn kho thì cơ hội “vỡ” bong bong càng nhiều, giá càng xuống và người tiêu dùng sẽ lợi thêm.
Với kiến thức của một chuyên gia và kinh nghiệm của một người đã từng hoạt động trong lĩnh vực BĐS, theo ông, chúng ta cần phải làm gì để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS hiện nay ạ?
Nói ra thì “cực kỳ thiếu văn hóa”, nhưng tôi vẫn cho giải pháp duy nhất là hãy để các zombies chết đi.
Dĩ nhiên khi bong bóng BĐS nổ, vài chục ngân hàng thương mại khốn đốn vì nợ xấu, chỉ số chứng khoán sẽ rơi chút đỉnh và các nhà giàu sẽ thấm thía bài học của kinh tế thị trường.
Đổi lại, phần lớn người dân sẽ vỗ tay, vì cơ hội làm chủ một căn nhà có thể thành hiện thực. Và những ảnh hưởng tích cực từ hiệu ứng trên sẽ quay về giúp nền kinh tế tiến về một định hướng bền vững hơn.
Giá nhà sẽ giảm thêm 30-50% để “bắt kịp” thu nhập của người dân và sẽ tạo ra một tầng lớp trung lưu có đủ điều kiện mua nhà. Người dân sẽ có thêm niềm tin và đây chính là một cú hích tạo ra sự kích cầu lớn. Giống như nền kinh tế Mỹ nợ ngập đầu nhưng vẫn rất năng động, bởi người dân phải “kéo cày” làm việc tới 10-15 tiếng mỗi ngày để trả nợ khi sở hữu nhà xe.
Ngay tại Mỹ. mỗi tuần đều có vài ngân hàng phá sản họ cũng thấy không sao, miễn là Chính phủ bảo đảm người dân sẽ không mất tiền khi gởi dưới giới hạn (bên Mỹ là 100 ngàn đô). Vài ngân hàng chết, chứng khoán sẽ tụt nhưng sau đó niềm tin sẽ lấy lại và đi tới một chu kỳ kinh tế mới.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Theo Đất Việt