Đây là ví dụ mà Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đưa ra để người dân có thể mua một căn hộ 30m2 tại Hà Nội chỉ với 50 triệu đồng đặt trước, dĩ nhiên phải đủ điều kiện tiếp cận vốn vay.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng, bất động sản “tồn kho” chủ yếu là các căn hộ nằm ngoài khả năng thanh toán của người dân.
30.000 tỷ không phải để cứu thị trường
Ngày 11/6, tại cuộc đối thoại trực tuyến về hỗ trợ nhà ở xã hội, đại diện Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đã giải đáp nhiều câu hỏi liên quan đến gói tín dụng 30.000 tỷ đồng – giúp doanh nghiệp “vượt ải” trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng, giúp người dân có thể hiện thực hóa mong ước sở hữu căn hộ tại các đô thị lớn.
“Chúng ta không hy vọng với quy mô gói 30.000 tỷ đồng sẽ đáp ứng hoàn toàn nhu cầu nhà ở xã hội cho người dân mà là để tạo cú hích ban đầu, còn lâu dài phải kết hợp các nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân… Thực tế, hiện nhà ở cho sinh viên, công nhân ở khu công nghiệp do người dân tự xây chiếm tới 70-80%”, ông Nam nói.
Về tỷ lệ “chia” gói 30.000 tỷ này cho doanh nghiệp và người mua nhà, đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định, không có chuyện trong gói này sẽ dành ưu đãi quá nhiều cho doanh nghiệp, sẽ đảm bảo kiểm soát được ở mức 30%. “Chúng tôi đã có phương án để kiểm soát. Tuy nhiên, trong từng thời điểm, tỷ lệ này có thể thay đổi, nhưng tổng toàn bộ gói 30.000 tỷ đồng này chỉ có 9.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp”, ông Mạnh thông tin.
Nhà ở xã hội, cao nhất 12 triệu/m2
Lãnh đạo Bộ Xây dựng tuyên bố rằng, các dự án nhà ở xã hội ở Hà Nội bắt đầu triển khai với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng thì sẽ có giá dưới 12 triệu đồng/m2. Cụ thể dự án của HUD tại Tây Nam Linh Đàm, dự án nằm trong khu đô thị kiểu mẫu với hạ tầng cơ sở tốt nhưng giá dưới 12 triệu đồng/m2, giá nhà dự án của Viglacera tại Đặng Xá là 8,5 triệu đồng/m2, các dự án nhà ở xã hội ở Hưng Yên, Thái Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh đều có giá dưới 7 triệu đồng/m2.
Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Trần Nam cũng nói về khả năng mua căn hộ của một gia đình chỉ có thu nhập 5 triệu đồng/tháng cũng có thể thành hiện thực. Ông nói: “Trên thực tế đã có những căn hộ 30m2 trên thị trường mà công năng được thiết kế rất tốt, phù hợp với vợ chồng trẻ, hoặc thậm chí 2 vợ chồng và 1 con nhỏ. Chúng ta có thể có những gói nhỏ như vậy, vì với đối tượng nghèo thì phải phát triển từng bước, sau 5-7 năm kinh tế phát triển, lương cao lên, số người trong gia đình đông lên, có điều kiện thì chuyển lên những căn hộ lớn hơn và chuyển căn hộ nhỏ đó lại cho những đôi vợ chồng trẻ khác”.
“Ví dụ Viglacera vừa mới khởi công nhà ở khu Đặng Xá, rất nhiều vợ chồng trẻ sang mua và hài lòng với giá 8,5 triệu đồng/m2. Như vậy, với 30m2, giá toàn bộ căn hộ là 250 triệu đồng. Khi mua phải đặt cọc, tức là tự lo khoảng 50 triệu đồng (20%), vay 80% là 200 triệu đồng, trả trong 10 năm, mỗi năm trả 20 triệu đồng tiền gốc, mỗi tháng trả 1,8 triệu đồng, lãi năm đầu tiên là 12 triệu đồng. Như các ngân hàng công bố, có thể vay 15 năm, 200 triệu đồng trong 15 năm thì con số trả hàng tháng còn giảm đi nữa”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng phân tích.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước cũng gặp nhiều câu hỏi của người dân băn khoăn về khả năng tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận được căn hộ ở giá gốc, các thủ tục tương đối phức tạp. “Những đối tượng mua nhà ở xã hội phải có đủ 2 điều kiện là khó khăn về nhà ở và thu nhập thấp. Nhưng để được hưởng thụ từ gói 30.000 tỷ này, người dân phải đảm bảo có khả năng trả nợ nữa”, ông Nam giải thích.
Ngày 11/6, tại cuộc đối thoại trực tuyến về hỗ trợ nhà ở xã hội, đại diện Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đã giải đáp nhiều câu hỏi liên quan đến gói tín dụng 30.000 tỷ đồng – giúp doanh nghiệp “vượt ải” trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng, giúp người dân có thể hiện thực hóa mong ước sở hữu căn hộ tại các đô thị lớn.
“Chúng ta không hy vọng với quy mô gói 30.000 tỷ đồng sẽ đáp ứng hoàn toàn nhu cầu nhà ở xã hội cho người dân mà là để tạo cú hích ban đầu, còn lâu dài phải kết hợp các nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân… Thực tế, hiện nhà ở cho sinh viên, công nhân ở khu công nghiệp do người dân tự xây chiếm tới 70-80%”, ông Nam nói.
Về tỷ lệ “chia” gói 30.000 tỷ này cho doanh nghiệp và người mua nhà, đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định, không có chuyện trong gói này sẽ dành ưu đãi quá nhiều cho doanh nghiệp, sẽ đảm bảo kiểm soát được ở mức 30%. “Chúng tôi đã có phương án để kiểm soát. Tuy nhiên, trong từng thời điểm, tỷ lệ này có thể thay đổi, nhưng tổng toàn bộ gói 30.000 tỷ đồng này chỉ có 9.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp”, ông Mạnh thông tin.
Nhà ở xã hội, cao nhất 12 triệu/m2
Lãnh đạo Bộ Xây dựng tuyên bố rằng, các dự án nhà ở xã hội ở Hà Nội bắt đầu triển khai với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng thì sẽ có giá dưới 12 triệu đồng/m2. Cụ thể dự án của HUD tại Tây Nam Linh Đàm, dự án nằm trong khu đô thị kiểu mẫu với hạ tầng cơ sở tốt nhưng giá dưới 12 triệu đồng/m2, giá nhà dự án của Viglacera tại Đặng Xá là 8,5 triệu đồng/m2, các dự án nhà ở xã hội ở Hưng Yên, Thái Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh đều có giá dưới 7 triệu đồng/m2.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam (giữa) giải thích về cơ hội mua nhà với thu nhập thấp.
Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Trần Nam cũng nói về khả năng mua căn hộ của một gia đình chỉ có thu nhập 5 triệu đồng/tháng cũng có thể thành hiện thực. Ông nói: “Trên thực tế đã có những căn hộ 30m2 trên thị trường mà công năng được thiết kế rất tốt, phù hợp với vợ chồng trẻ, hoặc thậm chí 2 vợ chồng và 1 con nhỏ. Chúng ta có thể có những gói nhỏ như vậy, vì với đối tượng nghèo thì phải phát triển từng bước, sau 5-7 năm kinh tế phát triển, lương cao lên, số người trong gia đình đông lên, có điều kiện thì chuyển lên những căn hộ lớn hơn và chuyển căn hộ nhỏ đó lại cho những đôi vợ chồng trẻ khác”.
“Ví dụ Viglacera vừa mới khởi công nhà ở khu Đặng Xá, rất nhiều vợ chồng trẻ sang mua và hài lòng với giá 8,5 triệu đồng/m2. Như vậy, với 30m2, giá toàn bộ căn hộ là 250 triệu đồng. Khi mua phải đặt cọc, tức là tự lo khoảng 50 triệu đồng (20%), vay 80% là 200 triệu đồng, trả trong 10 năm, mỗi năm trả 20 triệu đồng tiền gốc, mỗi tháng trả 1,8 triệu đồng, lãi năm đầu tiên là 12 triệu đồng. Như các ngân hàng công bố, có thể vay 15 năm, 200 triệu đồng trong 15 năm thì con số trả hàng tháng còn giảm đi nữa”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng phân tích.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước cũng gặp nhiều câu hỏi của người dân băn khoăn về khả năng tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận được căn hộ ở giá gốc, các thủ tục tương đối phức tạp. “Những đối tượng mua nhà ở xã hội phải có đủ 2 điều kiện là khó khăn về nhà ở và thu nhập thấp. Nhưng để được hưởng thụ từ gói 30.000 tỷ này, người dân phải đảm bảo có khả năng trả nợ nữa”, ông Nam giải thích.
Ông Trần Xuân Hoàng - Phó Tổng Giám đốc BIDV: “Thu nhập 4-5 triệu đồng mỗi tháng thì không thể vay 500 triệu đồng mà mua nhà được”. Ông Nguyễn Đức Hùng - Tổng Giám đốc HUD: “Dự kiến đầu năm 2015, các căn hộ thuộc dự án dự án nhà ở xã hội ở Tây Nam Linh Đàm có thể đưa ra phục vụ người thu nhập thấp với giá 12 triệu đồng/m2. Đến 2020, HUD sẽ xây 20.000 căn.” Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam: “Nhà nước cố gắng lo chỗ ở cho người dân, chứ không cố gắng lo sở hữu nhà cho người dân”. Ông Nguyễn Viết Mạnh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cho biết: “30.000 tỷ không phải là gói giải cứu thị trường bất động sản mà nó nằm trong tổng thể các giải pháp của Nghị quyết 02 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, chỉ là một trong những giải pháp nhắm tới những đối tượng theo chiến lược nhà ở”. Thứ trưởng Bộ Xây Dựng, ông Nguyễn Trần Nam cũng nhấn mạnh rằng giải pháp khắc phục khó khăn thị trường bất động sản chủ yếu là hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp thực tiễn là chính, chứ không dùng nguồn tiền, vì chúng ta cũng không đủ nguồn lực. |
Theo Gia Đình