Trao đổi với Infonet bên lề phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), ông Trần Ngọc Vinh, đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng đã phân tích sự cần thiết của việc Nhà nước trưng mua quyền sử dụng đất.
Ông Trần Ngọc Vinh, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng. Ảnh. Xuân Hải.
Thưa ông, phát biểu tại hội trường ông cho rằng về cơ chế thu hồi đất, Ban soạn thảo chưa tiếp thu cơ chế trưng mua quyền sử dụng đất là không hợp lý vì những lý do như thế nào?
Về cơ chế thu hồi tại Mục 1, Chương VI, dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), lý do Ban soạn thảo đưa ra để không tiếp thu, áp dụng cơ chế trưng mua quyền sử dụng đất theo quan điểm cá nhân của tôi là chưa hợp lý và thiếu tính thuyết phục.
Thứ nhất, tôi cho rằng chúng ta đang có sự nhầm lẫn trong các lý giải việc trưng mua đất và trưng mua quyền sử dụng đất. Tôi hoàn toàn đồng ý với Ban soạn thảo là đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, do đó không thể dùng cơ chế trưng mua đất được, nhưng trưng mua quyền sử dụng đất lại khác.
Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) năm 1992 Điều 58 quy định "quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ", còn Bộ luật Dân sự năm 2005 thì quyền tài sản là tài sản, do đó có đầy đủ các quyền như mua, bán, tặng, cho, thế chấp.
Vì vậy, khi Nhà nước đã giao quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân thì quyền sử dụng đất cần được bảo hộ và trường hợp cần thiết vì lý do phát triển kinh tế Nhà nước sẽ trưng mua lại quyền sử dụng đất đã giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng trước đó. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là trưng mua quyền sử dụng đất chứ không phải là trưng mua đất.
Thứ hai, doanh nghiệp và người dân đều là những chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai. Vì vậy, các chủ thể này phải được đối xử bình đẳng trước pháp luật, cả về quyền lợi và nghĩa vụ, nếu chúng ta chỉ quy định thu hồi đất thì rõ ràng chúng ta đang đối xử không công bằng với người dân, lợi ích chính đáng của họ trước pháp luật chưa được tôn trọng và bảo vệ, người dân vẫn sống trong cảnh thụ động với tâm lý có thể bị tước đoạt tài sản bất cứ lúc nào.
Thứ ba, đối với tài sản gắn liền với đất như nhà ở, các công trình kiến trúc, đây là tài sản thuộc sở hữu của người dân, họ phải đổ mồ hôi, công sức và cả tính mạng để xây dựng lên, không phải sở hữu của Nhà nước như lâu nay chúng ta đã đánh đồng 2 làm 1 là thu hồi tất.
Vậy, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ cơ sở pháp lý nào để chúng ta thu hồi cả tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của người dân. Tại sao chúng ta không dùng cơ chế trưng mua hay cơ chế thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người dân về giá bồi thường đối với loại tài sản này? Nếu tiếp tục quy định thu hồi đất đối với loại tài sản này có vi hiến hay không?
Thứ tư, cần phải bảo đảm hài hòa mục tiêu đất để phát triển kinh tế-xã hội với vấn đề an dân. Nếu coi nhẹ vấn đề an dân thì mục đích phát triển kinh tế-xã hội cũng khó có thể đạt được. Vì lòng dân chưa thuận sẽ tiếp tục tình trạng khiếu kiện tranh chấp về đất đai, tình trạng hoang phí, lãng phí đất đai tiếp tục tồn tại. Vì vậy, tôi đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu thấu đáo vấn đề này để bảo đảm phát triển kinh tế ổn định và bền vững.
Vậy còn những trường hợp thu hồi đất về lợi ích phát triển kinh tế xã hội, theo ông cần phải quy định như thế nào?
Thu hồi vì lợi ích phát triển kinh tế xã hội có hai phần, một phần là do Nhà nước thu hồi để xây dựng các công trình về kinh tế, một phần để cho các doanh nghiệp thu hồi để kinh doanh nhưng cũng để phục vụ xã hội, tuy nhiên thu hồi để cho các doanh nghiệp kinh doanh thì lại phải tính khác.
Theo tôi, quan trọng là luật phải phải quy định rõ, đối với các dự án đã được giao đất rồi nhưng chậm không được đưa vào sử dụng, để hoang hóa rất nhiều thì phải xử lý thu hồi. Bởi đây là một sự lãng phí vô cùng thì trong luật kỳ này lại quy định khi dự án đã hết hạn sử dụng rồi lại cho phép tiếp tục gia hạn thêm 24 tháng nữa. Quy định này tôi không đồng tình.
Nếu có gia hạn cho doanh nghiệp thì chỉ gia hạn thêm 12 tháng nữa và phải thu giá tiền thuê đất quá hạn gấp đôi so với quy định để tránh tình trạng doanh nghiệp “om” để đất không, đất trống. Những trường hợp tiếp tục quá hạn, không triển khai nữa thì phải thu hồi, không có đền bù gì.
Trước phiên họp này nhiều ý kiến cho rằng Luật Đất đai (sửa đổi) chưa thể bao trùm hết yêu cầu của việc sửa đổi và không nên thông qua ở thời điểm này. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Tôi thì không nghĩ như vậy. Luật Đất đai đã được Chính phủ dành thời gian rất dài để tiếp thu chỉnh lý một cách tối đa. Thứ hai là hiện bức xúc, khiếu kiện của nhân dân có đến 70-75% rơi vào đất đai mà lại thường kéo dài nên để giải quyết cần thiết phải thông qua luật sớm.
Thứ 3 là kỳ này Ban soạn thảo đã tiếp thu một cách tương đối đầy đủ. Đặc biệt, tôi rất phấn khởi là kỳ này Ban soạn thảo đã xây dựng được 3 nghị định để hướng dẫn thi hành luật khi luật có hiệu lực. Đây là một sự cố gắng của Ban soạn thảo.
Nếu chúng ta cứ để kéo dài tình trạng này thì khiếu kiện đông người sẽ lại tiếp tục xảy ra nữa. Do vậy tôi thấy rằng không cầu toàn và thông qua luật trong kỳ này, còn những hạn chế khi áp dụng thì chúng ta sẽ tiếp tục có những nghị định, thông tư dưới luật để điều chỉnh cho hợp lý.
Xin cảm ơn ông!
Về cơ chế thu hồi tại Mục 1, Chương VI, dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), lý do Ban soạn thảo đưa ra để không tiếp thu, áp dụng cơ chế trưng mua quyền sử dụng đất theo quan điểm cá nhân của tôi là chưa hợp lý và thiếu tính thuyết phục.
Thứ nhất, tôi cho rằng chúng ta đang có sự nhầm lẫn trong các lý giải việc trưng mua đất và trưng mua quyền sử dụng đất. Tôi hoàn toàn đồng ý với Ban soạn thảo là đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, do đó không thể dùng cơ chế trưng mua đất được, nhưng trưng mua quyền sử dụng đất lại khác.
Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) năm 1992 Điều 58 quy định "quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ", còn Bộ luật Dân sự năm 2005 thì quyền tài sản là tài sản, do đó có đầy đủ các quyền như mua, bán, tặng, cho, thế chấp.
Vì vậy, khi Nhà nước đã giao quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân thì quyền sử dụng đất cần được bảo hộ và trường hợp cần thiết vì lý do phát triển kinh tế Nhà nước sẽ trưng mua lại quyền sử dụng đất đã giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng trước đó. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là trưng mua quyền sử dụng đất chứ không phải là trưng mua đất.
Thứ hai, doanh nghiệp và người dân đều là những chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai. Vì vậy, các chủ thể này phải được đối xử bình đẳng trước pháp luật, cả về quyền lợi và nghĩa vụ, nếu chúng ta chỉ quy định thu hồi đất thì rõ ràng chúng ta đang đối xử không công bằng với người dân, lợi ích chính đáng của họ trước pháp luật chưa được tôn trọng và bảo vệ, người dân vẫn sống trong cảnh thụ động với tâm lý có thể bị tước đoạt tài sản bất cứ lúc nào.
Thứ ba, đối với tài sản gắn liền với đất như nhà ở, các công trình kiến trúc, đây là tài sản thuộc sở hữu của người dân, họ phải đổ mồ hôi, công sức và cả tính mạng để xây dựng lên, không phải sở hữu của Nhà nước như lâu nay chúng ta đã đánh đồng 2 làm 1 là thu hồi tất.
Vậy, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ cơ sở pháp lý nào để chúng ta thu hồi cả tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của người dân. Tại sao chúng ta không dùng cơ chế trưng mua hay cơ chế thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người dân về giá bồi thường đối với loại tài sản này? Nếu tiếp tục quy định thu hồi đất đối với loại tài sản này có vi hiến hay không?
Thứ tư, cần phải bảo đảm hài hòa mục tiêu đất để phát triển kinh tế-xã hội với vấn đề an dân. Nếu coi nhẹ vấn đề an dân thì mục đích phát triển kinh tế-xã hội cũng khó có thể đạt được. Vì lòng dân chưa thuận sẽ tiếp tục tình trạng khiếu kiện tranh chấp về đất đai, tình trạng hoang phí, lãng phí đất đai tiếp tục tồn tại. Vì vậy, tôi đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu thấu đáo vấn đề này để bảo đảm phát triển kinh tế ổn định và bền vững.
Vậy còn những trường hợp thu hồi đất về lợi ích phát triển kinh tế xã hội, theo ông cần phải quy định như thế nào?
Thu hồi vì lợi ích phát triển kinh tế xã hội có hai phần, một phần là do Nhà nước thu hồi để xây dựng các công trình về kinh tế, một phần để cho các doanh nghiệp thu hồi để kinh doanh nhưng cũng để phục vụ xã hội, tuy nhiên thu hồi để cho các doanh nghiệp kinh doanh thì lại phải tính khác.
Theo tôi, quan trọng là luật phải phải quy định rõ, đối với các dự án đã được giao đất rồi nhưng chậm không được đưa vào sử dụng, để hoang hóa rất nhiều thì phải xử lý thu hồi. Bởi đây là một sự lãng phí vô cùng thì trong luật kỳ này lại quy định khi dự án đã hết hạn sử dụng rồi lại cho phép tiếp tục gia hạn thêm 24 tháng nữa. Quy định này tôi không đồng tình.
Nếu có gia hạn cho doanh nghiệp thì chỉ gia hạn thêm 12 tháng nữa và phải thu giá tiền thuê đất quá hạn gấp đôi so với quy định để tránh tình trạng doanh nghiệp “om” để đất không, đất trống. Những trường hợp tiếp tục quá hạn, không triển khai nữa thì phải thu hồi, không có đền bù gì.
Trước phiên họp này nhiều ý kiến cho rằng Luật Đất đai (sửa đổi) chưa thể bao trùm hết yêu cầu của việc sửa đổi và không nên thông qua ở thời điểm này. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Tôi thì không nghĩ như vậy. Luật Đất đai đã được Chính phủ dành thời gian rất dài để tiếp thu chỉnh lý một cách tối đa. Thứ hai là hiện bức xúc, khiếu kiện của nhân dân có đến 70-75% rơi vào đất đai mà lại thường kéo dài nên để giải quyết cần thiết phải thông qua luật sớm.
Thứ 3 là kỳ này Ban soạn thảo đã tiếp thu một cách tương đối đầy đủ. Đặc biệt, tôi rất phấn khởi là kỳ này Ban soạn thảo đã xây dựng được 3 nghị định để hướng dẫn thi hành luật khi luật có hiệu lực. Đây là một sự cố gắng của Ban soạn thảo.
Nếu chúng ta cứ để kéo dài tình trạng này thì khiếu kiện đông người sẽ lại tiếp tục xảy ra nữa. Do vậy tôi thấy rằng không cầu toàn và thông qua luật trong kỳ này, còn những hạn chế khi áp dụng thì chúng ta sẽ tiếp tục có những nghị định, thông tư dưới luật để điều chỉnh cho hợp lý.
Xin cảm ơn ông!