Lo trần sập, cháy nổ, điện giật, rồi xếp hàng đi vệ sinh… là số ít trong hàng vạn nỗi khổ của các hộ dân sống trong các khu tập thể cũ nát.
Như đã phản ánh, tình trạng xuống cấp nghiêm trọng tại các khu chung cư cũ nát ở Hà Nội khiến nhiều người dân chung sống tại đây lo lắng. Mỗi lần kể chuyện sinh hoạt, họ đều mong ước căn hộ của mình sớm được cải tạo.
Vốn là một cán bộ trong ngành y tế, ông Nguyễn Văn Thiều (SN 1941) được phân về sống ở phòng 308, khu tập thể A2 Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội) từ năm 1964, ngôi nhà được thiết kế ở tập thể nên không có phòng bếp, nhà tắm và nhà vệ sinh được bố trí ở cuối hành lang để sinh hoạt chung.
Gánh trên mình những 'chuồng cọp', ngôi nhà tập thể vốn cũ kỹ nay càng xập xệ hơn.
Về sau những người kia chuyển đi, ông đưa vợ con lên ở cùng, đến nay con trai ông đã lấy vợ, có thêm cháu, 5 người trong gia đình 3 thế hệ sinh hoạt trong căn nhà 25m2, tính ra mỗi người được 5m2.
Không có bếp, ban đầu nhà ông và các gia đình nấu ăn ngoài hành lang nhưng về sau, nhiều gia đình làm lồng ở phía sau, gia đình ông cũng làm thêm để làm khu nấu ăn mặc dù “bị phường phạt nhưng chấp nhận chịu phạt vì không biết làm thế nào”.
Thế nhưng, khi gia đình ông và các hộ khác xây thêm “chuồng cọp”, ngôi nhà tồn tại mấy chục năm vốn đã xuống cấp này còn bộc rõ sự nguy hiểm khi từng mảng trần trong nhà rơi xuống bất kể lúc nào, khi gia đình đang ăn cơm hay đang ngủ.
“Có khi đang ăn cơm thì trần rơi xuống, may mà không rơi giữa mâm cơm. Từ đó mỗi lần chuẩn bị ăn hay đêm nằm ngủ, nhìn lên trần ai cũng lo sợ có ngày trần rơi trúng người” – ông Thiều chia sẻ.
Sợ trần rơi là một nhẽ, nhưng cái ông Thiều cho rằng khổ nhất vẫn là việc mấy hộ chung nhau một nhà tắm, nhà vệ sinh công cộng ở cuối hành lang.
“Sáng sớm hay chiều, khi mọi người tập trung tắm giặt hay vệ sinh đều phải xếp hàng chờ nhau, con cháu muộn làm, muộn học đôi khi chỉ vì lý do đợi lấy nước đánh răng. Khu vệ sinh ở xa, bóng đèn thì leo lét, người già chúng tôi đêm hôm đi vệ sinh cũng không yên tâm, lúc nào cũng lo sợ” – ông Thiều kể.
Nhà vệ sinh chung nên chuyện vệ sinh không được đảm bảo, cả mấy hộ phải bàn nhau giao cho mỗi gia đình một ô, mua ổ khóa khóa lại để bảo quản cho nên ngoài chìa khóa nhà ra, nhà nào cũng có thêm một chìa khóa ở nhà vệ sinh.
Khu nhà vệ sinh công cộng được phân cho mỗi hộ dân mua khóa tự bảo quản.
“Có khi đang vội mà lại không nhớ chìa khóa nhà vệ sinh để đâu, lại phải đi mượn chìa khóa nhà hàng xóm, chuyện thật mà cứ như đùa” – ông Thiều cho hay.
Theo ông Thiều, mong mỏi lớn nhất của gia đình cũng như những hộ dân ở khu tập thể Giảng Võ hiện nay là được cải tạo, phá nhà cũ xây mới, không mong rộng hơn, chỉ mong khép kín để tiện sinh hoạt.
"Đã nhiều lần các công ty phát phiếu đến từng hộ thăm dò ý kiến. Mỗi lần như vậy, tôi và các hộ dân đều đặt nhiều hy vọng nhưng lấy ý kiến xong họ cũng không quay lại. Không biết tôi có còn sống đến ngày cải tạo nhà hay không?” – ông Thiều trăn trở.
Có mặt tại căn hộ số 40, tầng 3 của khu tập thể E4, Đại học Y Hà Nội, bà Bùi Thị Lịch (chủ hộ) cho biết, căn hộ của gia đình bà chỉ vẻn vẹn 15m2. Ngoài phần diện tích cơi nới để làm nhà vệ sinh và khu bếp, trong căn phòng chật chội, nhà bà Lịch xây dựng thêm gác xép để làm chỗ ngủ cho hai vợ chồng con trai.
“Gác xép chỉ để nằm và bò lên bò xuống chứ không đủ chiều cao để ngồi, bất tiện nhưng vợ chồng chúng nó còn có chút không gian riêng tư” – bà Lịch chia sẻ.
15m2 vốn đã chật cho 7 người, còn những lúc có khách ở quê lên chơi, cả nhà bà Lịch lại vất vả kê lại đồ để mọi người lấy chỗ nằm.
“Chiều rộng phòng chỉ có 1,8 mét, nên người nào quá cao là không duỗi được thẳng chân. Mấy người họ hàng nói vui, tưởng lên thành phố thích lắm nhưng hóa ra lại không bằng ở quê” - bà Lịch cho biết.
Trong khi đó, cũng như bao ngôi nhà tập thể khác, khu tập thể này đến ngày hết hạn sử dụng, gồng mình gánh các chuồng cọp đủ các thể loại nên hiện tượng lún nứt thường xuyên diễn ra.
Mặt khác, hệ thống ống dẫn nước thải của cả khu nhà đã hỏng nên hiện tại, nước thải cứ chảy lơ lửng, có khi còn tạt vào các căn hộ.
"Vào mùa hè, mùi hôi thối bốc lên từ cống rất khó chịu. Nhiều hộ dân phải dùng bạt, chiếu để bịt kít các ống nhựa thoát nước tránh mùi, nhưng vẫn không khắc phục được” - một người dân ở khu nhà than thở.
Cùng trong nỗi khổ cực khi sống tại khu tập thể, người dân ở khu Kim Liên (quận Đống Đa) cũng chỉ biết ngước mặt lên “kêu trời” mỗi khi gặp phải khó khăn và nguy hiểm do ngôi nhà cũ nát.
Với thiết kế 4 hộ đi chung một lối cửa vào, việc tưởng chừng như đơn giản nhưng thường xuyên gây phiền toái mỗi khi có người bấm chuông cửa là nhà ai cũng tưởng khách của mình. Cũng do lối đi chung nên hàng xóm hay xảy ra va chạm, nảy sinh cãi vã hàng ngày là chuyện bình thường.
Nỗi khổ lớn nhất của người dân khu nhà này là sống chung với nước vệ sinh thấm qua trần từ tầng trên. Gần như trần nhà nào cũng bị thấm.
“Ngày bình thường thì ẩm mốc, ngày mưa thì nước chảy ướt nhà, mùi hôi thối không cách nào dịu đi được” – bà Nguyễn Thị Kim Hải (phòng 322, nhà B16 Kim Liên) cho biết.
Sống khổ cực, những gia đình có điều kiện đều bán căn hộ tập thể để chuyển đi nơi khác, những hộ còn lại đã nghèo lại sống trong cảnh hoang tàn, đổ nát, tính mạng và sức khỏe ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng.
Vốn là một cán bộ trong ngành y tế, ông Nguyễn Văn Thiều (SN 1941) được phân về sống ở phòng 308, khu tập thể A2 Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội) từ năm 1964, ngôi nhà được thiết kế ở tập thể nên không có phòng bếp, nhà tắm và nhà vệ sinh được bố trí ở cuối hành lang để sinh hoạt chung.
Gánh trên mình những 'chuồng cọp', ngôi nhà tập thể vốn cũ kỹ nay càng xập xệ hơn.
Về sau những người kia chuyển đi, ông đưa vợ con lên ở cùng, đến nay con trai ông đã lấy vợ, có thêm cháu, 5 người trong gia đình 3 thế hệ sinh hoạt trong căn nhà 25m2, tính ra mỗi người được 5m2.
Không có bếp, ban đầu nhà ông và các gia đình nấu ăn ngoài hành lang nhưng về sau, nhiều gia đình làm lồng ở phía sau, gia đình ông cũng làm thêm để làm khu nấu ăn mặc dù “bị phường phạt nhưng chấp nhận chịu phạt vì không biết làm thế nào”.
Thế nhưng, khi gia đình ông và các hộ khác xây thêm “chuồng cọp”, ngôi nhà tồn tại mấy chục năm vốn đã xuống cấp này còn bộc rõ sự nguy hiểm khi từng mảng trần trong nhà rơi xuống bất kể lúc nào, khi gia đình đang ăn cơm hay đang ngủ.
Tường và trần nhà mục nát, rơi từng mảng xuống sàn nhà.
“Có khi đang ăn cơm thì trần rơi xuống, may mà không rơi giữa mâm cơm. Từ đó mỗi lần chuẩn bị ăn hay đêm nằm ngủ, nhìn lên trần ai cũng lo sợ có ngày trần rơi trúng người” – ông Thiều chia sẻ.
Sợ trần rơi là một nhẽ, nhưng cái ông Thiều cho rằng khổ nhất vẫn là việc mấy hộ chung nhau một nhà tắm, nhà vệ sinh công cộng ở cuối hành lang.
“Sáng sớm hay chiều, khi mọi người tập trung tắm giặt hay vệ sinh đều phải xếp hàng chờ nhau, con cháu muộn làm, muộn học đôi khi chỉ vì lý do đợi lấy nước đánh răng. Khu vệ sinh ở xa, bóng đèn thì leo lét, người già chúng tôi đêm hôm đi vệ sinh cũng không yên tâm, lúc nào cũng lo sợ” – ông Thiều kể.
Nhà vệ sinh chung nên chuyện vệ sinh không được đảm bảo, cả mấy hộ phải bàn nhau giao cho mỗi gia đình một ô, mua ổ khóa khóa lại để bảo quản cho nên ngoài chìa khóa nhà ra, nhà nào cũng có thêm một chìa khóa ở nhà vệ sinh.
Khu nhà vệ sinh công cộng được phân cho mỗi hộ dân mua khóa tự bảo quản.
“Có khi đang vội mà lại không nhớ chìa khóa nhà vệ sinh để đâu, lại phải đi mượn chìa khóa nhà hàng xóm, chuyện thật mà cứ như đùa” – ông Thiều cho hay.
Theo ông Thiều, mong mỏi lớn nhất của gia đình cũng như những hộ dân ở khu tập thể Giảng Võ hiện nay là được cải tạo, phá nhà cũ xây mới, không mong rộng hơn, chỉ mong khép kín để tiện sinh hoạt.
"Đã nhiều lần các công ty phát phiếu đến từng hộ thăm dò ý kiến. Mỗi lần như vậy, tôi và các hộ dân đều đặt nhiều hy vọng nhưng lấy ý kiến xong họ cũng không quay lại. Không biết tôi có còn sống đến ngày cải tạo nhà hay không?” – ông Thiều trăn trở.
Có mặt tại căn hộ số 40, tầng 3 của khu tập thể E4, Đại học Y Hà Nội, bà Bùi Thị Lịch (chủ hộ) cho biết, căn hộ của gia đình bà chỉ vẻn vẹn 15m2. Ngoài phần diện tích cơi nới để làm nhà vệ sinh và khu bếp, trong căn phòng chật chội, nhà bà Lịch xây dựng thêm gác xép để làm chỗ ngủ cho hai vợ chồng con trai.
Gác xép được gia đình bà Lịch thiết kế làm chỗ ngủ cho vợ chồng con trai.
“Gác xép chỉ để nằm và bò lên bò xuống chứ không đủ chiều cao để ngồi, bất tiện nhưng vợ chồng chúng nó còn có chút không gian riêng tư” – bà Lịch chia sẻ.
15m2 vốn đã chật cho 7 người, còn những lúc có khách ở quê lên chơi, cả nhà bà Lịch lại vất vả kê lại đồ để mọi người lấy chỗ nằm.
“Chiều rộng phòng chỉ có 1,8 mét, nên người nào quá cao là không duỗi được thẳng chân. Mấy người họ hàng nói vui, tưởng lên thành phố thích lắm nhưng hóa ra lại không bằng ở quê” - bà Lịch cho biết.
Trong khi đó, cũng như bao ngôi nhà tập thể khác, khu tập thể này đến ngày hết hạn sử dụng, gồng mình gánh các chuồng cọp đủ các thể loại nên hiện tượng lún nứt thường xuyên diễn ra.
Mặt khác, hệ thống ống dẫn nước thải của cả khu nhà đã hỏng nên hiện tại, nước thải cứ chảy lơ lửng, có khi còn tạt vào các căn hộ.
Hệ thống điện dễ dàng phát hỏa ở các khu tập thể cũ.
"Vào mùa hè, mùi hôi thối bốc lên từ cống rất khó chịu. Nhiều hộ dân phải dùng bạt, chiếu để bịt kít các ống nhựa thoát nước tránh mùi, nhưng vẫn không khắc phục được” - một người dân ở khu nhà than thở.
Cùng trong nỗi khổ cực khi sống tại khu tập thể, người dân ở khu Kim Liên (quận Đống Đa) cũng chỉ biết ngước mặt lên “kêu trời” mỗi khi gặp phải khó khăn và nguy hiểm do ngôi nhà cũ nát.
Với thiết kế 4 hộ đi chung một lối cửa vào, việc tưởng chừng như đơn giản nhưng thường xuyên gây phiền toái mỗi khi có người bấm chuông cửa là nhà ai cũng tưởng khách của mình. Cũng do lối đi chung nên hàng xóm hay xảy ra va chạm, nảy sinh cãi vã hàng ngày là chuyện bình thường.
Một gia đình sinh hoạt trong một căn hộ chật hẹp.
Nỗi khổ lớn nhất của người dân khu nhà này là sống chung với nước vệ sinh thấm qua trần từ tầng trên. Gần như trần nhà nào cũng bị thấm.
“Ngày bình thường thì ẩm mốc, ngày mưa thì nước chảy ướt nhà, mùi hôi thối không cách nào dịu đi được” – bà Nguyễn Thị Kim Hải (phòng 322, nhà B16 Kim Liên) cho biết.
Sống khổ cực, những gia đình có điều kiện đều bán căn hộ tập thể để chuyển đi nơi khác, những hộ còn lại đã nghèo lại sống trong cảnh hoang tàn, đổ nát, tính mạng và sức khỏe ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng.
Theo VTC News