Bộ trưởng Bộ Xây dựng nói về nguyên nhân gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng không thể giải ngân nhanh được.
Nói về gói tín dụng 30.000 tỷ, Bộ trưởng Dũng cho rằng, đây là gói cho vay đầu tư và thuê mua nhà ở xã hội và thương mại giá thấp cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người có thu nhập thấp...
“Đây là gói tín dụng trung hạn, nên không thể giải ngân nhanh gói 30.000 tỷ được, bởi người dân cũng cần phải có thời gian tìm hiểu, cân nhắc các lợi ích, khả năng tài chính, trả nợ…”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Dũng đề nghị các ngân hàng thương mại tạo điều kiện nhanh nhất cho người dân vay mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp để tiếp cận dễ dàng với gói tín dụng này.
Hiện Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản hướng dẫn cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn người mua nhà được tiếp cận gói tín dụng này.
“Thủ tục, điều kiện vay vốn hiện nay chỉ cần xác nhận của cơ quan, thay vì cả chính quyền như trước đây. Cùng với đó, Bộ cũng đã cụ thể hoá các tiêu chuẩn chuyển đổi nhà thương mại để người dân dễ dàng tiếp cận, dễ mua nhà hơn”, Bộ trưởng Dũng nói.
Chỉ trong vòng 10 ngày triển khai việc cho vay gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, Bộ Xây dựng đã phê duyệt danh sách hơn 10 doanh nghiệp được vay 9.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 30% của gói 30.000 tỷ).
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng cho biết, hiện tồn kho bất động sản lên tới 125.000 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 3/2013 tồn kho bất động sản còn tại 55/63 tỉnh thành, tương đương trên 125.000 tỷ đồng, trong đó tồn kho căn hộ chung cư khoảng 65.000 tỷ đồng, đất nền khoảng 60.000 tỷ đồng.
Về nhu cầu nhà ở, Bộ trưởng cũng cho biết, đến năm 2020, hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM cần khoảng 200.000 căn hộ, trong đó khối cán bộ, công chức cần trên 30.000 căn.
Giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản được Bộ trưởng nhấn mạnh là điều chỉnh cơ cấu các loại sản phẩm bất động sản để có thể đến được với người tiêu dùng, phù hợp với khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng
“Đây là gói tín dụng trung hạn, nên không thể giải ngân nhanh gói 30.000 tỷ được, bởi người dân cũng cần phải có thời gian tìm hiểu, cân nhắc các lợi ích, khả năng tài chính, trả nợ…”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Dũng đề nghị các ngân hàng thương mại tạo điều kiện nhanh nhất cho người dân vay mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp để tiếp cận dễ dàng với gói tín dụng này.
Hiện Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản hướng dẫn cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn người mua nhà được tiếp cận gói tín dụng này.
“Thủ tục, điều kiện vay vốn hiện nay chỉ cần xác nhận của cơ quan, thay vì cả chính quyền như trước đây. Cùng với đó, Bộ cũng đã cụ thể hoá các tiêu chuẩn chuyển đổi nhà thương mại để người dân dễ dàng tiếp cận, dễ mua nhà hơn”, Bộ trưởng Dũng nói.
Chỉ trong vòng 10 ngày triển khai việc cho vay gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, Bộ Xây dựng đã phê duyệt danh sách hơn 10 doanh nghiệp được vay 9.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 30% của gói 30.000 tỷ).
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng cho biết, hiện tồn kho bất động sản lên tới 125.000 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 3/2013 tồn kho bất động sản còn tại 55/63 tỉnh thành, tương đương trên 125.000 tỷ đồng, trong đó tồn kho căn hộ chung cư khoảng 65.000 tỷ đồng, đất nền khoảng 60.000 tỷ đồng.
Về nhu cầu nhà ở, Bộ trưởng cũng cho biết, đến năm 2020, hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM cần khoảng 200.000 căn hộ, trong đó khối cán bộ, công chức cần trên 30.000 căn.
Giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản được Bộ trưởng nhấn mạnh là điều chỉnh cơ cấu các loại sản phẩm bất động sản để có thể đến được với người tiêu dùng, phù hợp với khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân.
Theo VTC News