Sau lễ khánh thành hoành tráng, công trình 200 tỉ trung tâm thương mại Phú Lộc (TTTM Phú Lộc, phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn) được đầu tư xây dựng với kỳ vọng là khu thương mại, mua sắm lớn bậc nhất tỉnh Lạng Sơn, địa phương chỉ để… ngắm hơn 6 năm nay.
Mặc dù nằm ở vị trí đắc địa giữa Trung tâm thành phố Lạng Sơn, giao thông thuận tiện nhưng TTTM Phú Lộc, vắng hoe không một bóng người. Theo quan sát của chúng tôi, sau 6 năm bỏ không, TTTM này đã có dấu hiệu xuống cấp, nhiều thiết bị, hạng mục công trình hoen gỉ thậm chí bị hỏng hóc.
Toàn cảnh thiết kế TTTM Phú Lộc, Lạng Sơn - nguồn: internetĐược biết, tháng 6-2006, Công ty Cổ phần bất động sản Hà Nội bắt đầu triển khai xây dựng TTTM Phú Lộc với tổng kinh phí hơn 200 tỉ đồng. Sau hai năm thi công, đến tháng 8-2008 công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Công trình được đưa vào sử dụng tháng 8-2008 - hình minh họaĐây là trung tâm thương mại, mua sắm lớn bậc nhất của tỉnh Lạng Sơn, với thiết kế gồm khu nhà liên hợp ba tầng lầu, diện tích mỗi tầng hơn 7.000m2, 10 cầu thang máy và 10 cầu thang bộ, các công trình phụ trợ xung quanh có thể đáp ứng khoảng hơn 900 ki-ốt kinh doanh.Tuy nhiên, sau khi khánh thành, TTTM Phú Lộc chỉ hoạt động cầm chừng được vài tháng rồi đóng cửa bỏ không vì các tiểu thương "rút” hết ra ngoài.
Lúc mới khai trương, Trung tâm thương mại cũng đã
đi vào hoạt động được một thời gian ngắn - hình minh họaTrao đổi với chúng tôi, chị Hoàng Thị Vân (sống sát khu TTTM Phú Lộc) cho biết: "Thời điểm năm 2008, mới khai trương, giá mỗi ki ốt kinh doanh 12 m2 tại tầng một, thu hơn 40 triệu đồng. Vì nằm ở vị trí giữa trung tâm thành phố, kinh doanh hứa hẹn sẽ thuận lợi nên chỉ thời gian ngắn các tiểu thương đã ào ào đến thuê. Tuy nhiên, sau đó, TTTM lại rất vắng khách khiến hàng hóa ếm ẩm. Kinh doanh thua lỗ, các hộ kinh doanh bỏ dần, rồi rút hết ra ngoài, khiến TTTM đóng cửa hẳn.
"Hàng ngày nhìn công trình hoành tráng bỏ không chúng tôi thấy xót quá. Nếu mà TTTM hoạt động không hiệu quả thì chuyển đổi thành trường học, bệnh viện hoặc công trình phục vụ lợi ích công cộng tốt biết mấy…” - anh Vi Minh Nam (một người dân) tiếc rẻ.
Lý giải về vấn đề này, ông Vi Kim Hận, Phó Ban quản lý TTTM Phú Lộc cho biết, nguyên nhân trung tâm thương mại đóng cửa là do TTTM khá hiện đại trong khi đó người mua sắm chưa có thói quen đến nơi mới mua sắm. Mặt khác, do khủng hoảng kinh tế nên lượng khách du lịch đến Lạng Sơn ít, và nhu cầu mua sắm của người dân địa phương giảm, trong khi đó trên địa bàn lại có các khu chợ lớn được coi là "thiên đường mua sắm” của khách du lịch như chợ Tân Thanh, Kỳ Lừa. Thời gian qua, mặc dù Ban quản lý đã có nhiều biện pháp khuyến khích các tiểu thương đến mở quầy kinh doanh như hỗ trợ, miễn phí địa điểm, điện, nước...tuy nhiên cũng chẳng có ai đến kinh doanh vì không có khách đến mua sắm.
Công trình 200 tỷ đóng cửa bỏ không nhiều năm
do thói quen của tiểu thương và người dân khu vực này - hình minh họaCũng theo ông Hận, việc TTTM bỏ không nhiều năm, các thiết bị, nhà cửa xuống cấp gây thiệt hại lớn cho công ty, mỗi năm công ty phải bỏ ra ít nhất khoảng 600 triệu đồng để bảo dưỡng, bảo trì và thuê nhân viên bảo vệ, trông coi. Bàn về việc có thể chuyển mục đích sử dụng thì ông Hận cho rằng "rất khó” chuyển đổi vì khu vực này tỉnh Lạng Sơn đã quy hoạch thành khu TTTM.
Một công trình ngốn cả "núi tiền” mà bỏ hoang trên một tỉnh miền núi biên giới nghèo thì thật là lãng phí.
Toàn cảnh thiết kế TTTM Phú Lộc, Lạng Sơn - nguồn: internet
Công trình được đưa vào sử dụng tháng 8-2008 - hình minh họa
đi vào hoạt động được một thời gian ngắn - hình minh họa
"Hàng ngày nhìn công trình hoành tráng bỏ không chúng tôi thấy xót quá. Nếu mà TTTM hoạt động không hiệu quả thì chuyển đổi thành trường học, bệnh viện hoặc công trình phục vụ lợi ích công cộng tốt biết mấy…” - anh Vi Minh Nam (một người dân) tiếc rẻ.
Lý giải về vấn đề này, ông Vi Kim Hận, Phó Ban quản lý TTTM Phú Lộc cho biết, nguyên nhân trung tâm thương mại đóng cửa là do TTTM khá hiện đại trong khi đó người mua sắm chưa có thói quen đến nơi mới mua sắm. Mặt khác, do khủng hoảng kinh tế nên lượng khách du lịch đến Lạng Sơn ít, và nhu cầu mua sắm của người dân địa phương giảm, trong khi đó trên địa bàn lại có các khu chợ lớn được coi là "thiên đường mua sắm” của khách du lịch như chợ Tân Thanh, Kỳ Lừa. Thời gian qua, mặc dù Ban quản lý đã có nhiều biện pháp khuyến khích các tiểu thương đến mở quầy kinh doanh như hỗ trợ, miễn phí địa điểm, điện, nước...tuy nhiên cũng chẳng có ai đến kinh doanh vì không có khách đến mua sắm.
Công trình 200 tỷ đóng cửa bỏ không nhiều năm
do thói quen của tiểu thương và người dân khu vực này - hình minh họa
Một công trình ngốn cả "núi tiền” mà bỏ hoang trên một tỉnh miền núi biên giới nghèo thì thật là lãng phí.
Theo Đại đoàn kết