Có rất nhiều thửa đất được giao trái thẩm quyền từ năm 1994 ở dọc tuyến đường 35 liên xã Đại Thịnh - Thanh Lâm thuộc huyện Mê Linh (Hà Nội).
Một số hộ dân đã xây dựng nhà ở kiên cố mặc dù không có giấy tờ chứng thực quyền sử dụng đất hợp pháp. Thậm chí, có những hộ nhảy dù "cắm" đất ven đường, gây bức xúc trong dư luận.
Một công trình nhà ở đang được xây dựng không phép tại xã Đại ThịnhỒ ạt xây dựng không phép
Con đường 35 đi qua thôn Thường Lệ thuộc xã Đại Thịnh chạy song song với con sông nhỏ, người dân quen gọi là "ải". Một bên đường là khu đất ao thùng vũng, phía còn lại là rìa đường thuộc bờ ải đã bị nhiều hộ dân lấn chiếm từ nhiều năm trước, tiến hành xây dựng nhà ở kiên cố sinh sống. Năm 1994, HTX Đại Đường, xã Đại Thịnh đã bán khu ao thùng vũng còn lại cho một số hộ dân để lấy kinh phí trả nợ cho nhà thầu xây dựng đường dân sinh tại xã Đại Thịnh. Nhưng đến nay, diện tích đất nêu trên vẫn chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng, làm sổ đỏ.
Chẳng hạn, gia đình bà Nguyễn Minh Phương thôn Thường Lệ, xã Đại Thịnh đã xây dựng nhà cao tầng kiên cố trái phép khi chưa có sổ đỏ cũng như giấy phép xây dựng. Khi tổ chức thi công phần móng nhà, UBND xã Đại Thịnh đã kiểm tra, nhắc nhở và yêu cầu bà Phương dừng thi công cho đến khi có đủ giấy tờ, thủ tục hành chính cần thiết theo pháp luật mới được phép xây dựng tiếp. Tuy nhiên, gia đình bà Phương vẫn cố tình xây dựng và mở rộng công trình. Chính vì vậy, ngày 25/4/2014, UBND xã Đại Thịnh đã ra Quyết định số 57 đình chỉ công trình trên của gia đình do vi phạm trật tự xây dựng. Thế nhưng, đến nay, công trình xây dựng của hộ bà Phương đã thành nhà cao tầng kiên cố.
Lý sự... cùn?
Khi trao đổi với chúng tôi về những vấn đề trên, ông Bùi Quốc Tuấn - Chủ tịch UBND xã Đại Thịnh cho rằng: Những trường hợp xây dựng trên khu đất được bán trái thẩm quyền trước kia không thể nói họ lấn chiếm, mà người dân chỉ xây dựng khi chưa có giấy phép, không có sổ đỏ. Việc xử lý các trường hợp đất bán trái thẩm quyền tồn tại là do lịch sử để lại, hiện, UBND xã cũng đã báo cáo UBND huyện Mê Linh để tìm cách tháo gỡ.
Khi được hỏi về công tác theo dõi, quản lý trật tự xây dựng của xã dẫn đến việc một hộ dân coi thường pháp luật khi xây dựng không phép, đại diện UBND xã Đại Thịnh giải thích: UBND xã luôn kiểm tra xử lý, tuyên truyền về pháp luật, chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng vì là khu vực nông thôn, nhận thức người dân về các thủ tục còn hạn chế. Do vậy, việc cưỡng chế đối với các trường hợp vi phạm là khó. Hơn nữa, UBND xã cũng gặp khó khăn trong công tác kiểm tra, quản lý trật tự xây dựng do địa bàn rộng, cộng đồng dân cư đông, lực lượng thanh tra xây dựng mỏng…
Ông Đào Văn Tuấn - cán bộ địa chính xã Đại Thịnh biện giải thêm: "Ngay cả các hộ dân cố tình lấn chiếm đất công nằm dọc ven bờ ải thuộc rìa đường 35 cũng đã tồn tại từ rất lâu, nhưng vì các hộ dân lấn chiếm đất đó đều thuộc diện không có đất sinh sống. Việc cưỡng chế phá bỏ các công trình này mà không sắp xếp tái định cư sẽ gây khó khăn cho họ nên xã vẫn tạm thời để họ sinh sống và báo cáo huyện để tìm phương hướng xử lý".
Trước thực trạng nêu trên, dư luận đặt câu hỏi: Liệu có hay không việc cố tình làm ngơ của chính quyền sở tại trước các công trình xây dựng không phép. Vai trò của UBND huyện Mê Linh ở đây như thế nào khi không có giải pháp xử lý? Đề nghị UBND huyện Mê Linh chỉ đạo các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm vào cuộc xử lý kiên quyết và đúng pháp luật các sai phạm, tránh tiền lệ xấu.
Một công trình nhà ở đang được xây dựng không phép tại xã Đại Thịnh
Con đường 35 đi qua thôn Thường Lệ thuộc xã Đại Thịnh chạy song song với con sông nhỏ, người dân quen gọi là "ải". Một bên đường là khu đất ao thùng vũng, phía còn lại là rìa đường thuộc bờ ải đã bị nhiều hộ dân lấn chiếm từ nhiều năm trước, tiến hành xây dựng nhà ở kiên cố sinh sống. Năm 1994, HTX Đại Đường, xã Đại Thịnh đã bán khu ao thùng vũng còn lại cho một số hộ dân để lấy kinh phí trả nợ cho nhà thầu xây dựng đường dân sinh tại xã Đại Thịnh. Nhưng đến nay, diện tích đất nêu trên vẫn chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng, làm sổ đỏ.
Chẳng hạn, gia đình bà Nguyễn Minh Phương thôn Thường Lệ, xã Đại Thịnh đã xây dựng nhà cao tầng kiên cố trái phép khi chưa có sổ đỏ cũng như giấy phép xây dựng. Khi tổ chức thi công phần móng nhà, UBND xã Đại Thịnh đã kiểm tra, nhắc nhở và yêu cầu bà Phương dừng thi công cho đến khi có đủ giấy tờ, thủ tục hành chính cần thiết theo pháp luật mới được phép xây dựng tiếp. Tuy nhiên, gia đình bà Phương vẫn cố tình xây dựng và mở rộng công trình. Chính vì vậy, ngày 25/4/2014, UBND xã Đại Thịnh đã ra Quyết định số 57 đình chỉ công trình trên của gia đình do vi phạm trật tự xây dựng. Thế nhưng, đến nay, công trình xây dựng của hộ bà Phương đã thành nhà cao tầng kiên cố.
Lý sự... cùn?
Khi trao đổi với chúng tôi về những vấn đề trên, ông Bùi Quốc Tuấn - Chủ tịch UBND xã Đại Thịnh cho rằng: Những trường hợp xây dựng trên khu đất được bán trái thẩm quyền trước kia không thể nói họ lấn chiếm, mà người dân chỉ xây dựng khi chưa có giấy phép, không có sổ đỏ. Việc xử lý các trường hợp đất bán trái thẩm quyền tồn tại là do lịch sử để lại, hiện, UBND xã cũng đã báo cáo UBND huyện Mê Linh để tìm cách tháo gỡ.
Khi được hỏi về công tác theo dõi, quản lý trật tự xây dựng của xã dẫn đến việc một hộ dân coi thường pháp luật khi xây dựng không phép, đại diện UBND xã Đại Thịnh giải thích: UBND xã luôn kiểm tra xử lý, tuyên truyền về pháp luật, chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng vì là khu vực nông thôn, nhận thức người dân về các thủ tục còn hạn chế. Do vậy, việc cưỡng chế đối với các trường hợp vi phạm là khó. Hơn nữa, UBND xã cũng gặp khó khăn trong công tác kiểm tra, quản lý trật tự xây dựng do địa bàn rộng, cộng đồng dân cư đông, lực lượng thanh tra xây dựng mỏng…
Ông Đào Văn Tuấn - cán bộ địa chính xã Đại Thịnh biện giải thêm: "Ngay cả các hộ dân cố tình lấn chiếm đất công nằm dọc ven bờ ải thuộc rìa đường 35 cũng đã tồn tại từ rất lâu, nhưng vì các hộ dân lấn chiếm đất đó đều thuộc diện không có đất sinh sống. Việc cưỡng chế phá bỏ các công trình này mà không sắp xếp tái định cư sẽ gây khó khăn cho họ nên xã vẫn tạm thời để họ sinh sống và báo cáo huyện để tìm phương hướng xử lý".
Trước thực trạng nêu trên, dư luận đặt câu hỏi: Liệu có hay không việc cố tình làm ngơ của chính quyền sở tại trước các công trình xây dựng không phép. Vai trò của UBND huyện Mê Linh ở đây như thế nào khi không có giải pháp xử lý? Đề nghị UBND huyện Mê Linh chỉ đạo các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm vào cuộc xử lý kiên quyết và đúng pháp luật các sai phạm, tránh tiền lệ xấu.
Theo KTĐT