Theo thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, tính đến tháng 12/2011, TP.HCM có 356 sàn giao dịch BĐS đủ điều kiện hoạt động, chiếm 50% trên tổng số sàn giao dịch BĐS của cả nước. Tuy nhiên, sau một thời gian trầm lắng do giao dịch BĐS giảm nên nhiều sàn giao dịch cũng tự nhiên “biến mất”.
Nhiều dự án BĐS im lìm kéo theo nhiều sàn giao dịch “biến mất”.
Nhiều sàn giao dịch BĐS… bất động
Theo quy định của Bộ Xây dựng, các chủ đầu tư đều phải có sàn giao dịch BĐS để là nơi giới thiệu, mua bán các sản phẩm BĐS của mình. Đi đầu trong các hoạt động kinh doanh BĐS nên TP.HCM cũng là nơi có nhiều sàn giao dịch BĐS nhất nước (356/568 sàn của cả nước).
Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực BĐS, dù số liệu thống kê chưa chính thức nhưng ở
TP.HCM số sàn giao dịch BĐS tự đóng cửa cũng không dưới 100 sàn.
Dạo một vòng qua khu vực đường Trần Não (Q.2) chúng tôi thấy rất rõ cảnh im lìm, đìu hiu của các sàn giao dịch BĐS. Anh Trần Văn Chúc một nhân viên “cò” cho nhiều sàn giao dịch BĐS ở khu vực này cho biết, cách đây vài năm khi thị trường nhà đất nóng sốt thì nơi đây đúng là một cái chợ BĐS. Khi ấy, số lượng các sàn giao dịch và trung tâm môi giới BĐS mọc lên từng ngày san sát nhau. Có thể nói đây là con đường có số lượng sàn giao dịch BĐS nhiều nhất TP.HCM.
Vậy mà bây giờ đi qua khu chợ này chúng tôi thấy nhiều sàn đã biến mất do các ông chủ trả lại mặt bằng; nhiều sàn chuyển sang kinh doanh, dịch vụ… Thay vào đó là những cửa hàng thời trang, VLXD và tạp hóa.
Sàn BĐS thật, sàn BĐS “ảo”
Theo chân một số “cò” nhà đất, chúng tôi còn phát hiện ra một cách môi giới “lách sàn giao dịch BĐS” khá phổ biến. Đó là cứ 2 người trên một xe gắn máy mang theo hồ dán và các tờ giấy khổ A4 in sẵn sản phẩm nhà đất, số điện thoại cần giao dịch. Hồ dán các tờ giấy này được đổ sẵn vào chai nhựa (có đục sẵn 5 - 6 lỗ dưới đáy chai) và chỉ 2 lần miết nhẹ đáy chai và nhanh tay là giấy đã nằm trên cột điện hay tường nhà khắp hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn.
Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi nhiều Cty vẫn duy trì khá tốt các hoạt động của sàn giao dịch BĐS dù gần như chẳng có giao dịch nào trong suốt thời gian qua. Giám đốc một sàn giao dịch có văn phòng tại Q.1 nói rằng, số lượng các sàn tham gia vào thị trường thời gian vừa qua khá nhiều, nhưng trong số đó rất ít sàn có quy mô, bài bản và có uy tín để đủ sức trụ lại thị trường trong thời điểm hiện nay. Thực tế cho thấy trong số các dịch vụ như giao dịch mua bán, môi giới, định giá, tư vấn, quảng cáo, đấu giá và quản lý BĐS, rất ít các sàn giao dịch BĐS cung cấp đủ các dịch vụ trên, phần lớn tập trung vào dịch vụ môi giới.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh BĐS thì tính đến nay cả nước đã có 80 cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận đủ điều kiện hoạt động đào tạo môi giới, định giá BĐS và quản lý điều hành sàn giao dịch BĐS. Tuy nhiên, lý do khiến hiệu quả giao dịch qua sàn chưa cao là do tính chuyên nghiệp tại các sàn còn yếu. Phần lớn các sàn giao dịch do chủ đầu tư tự thành lập để bán sản phẩm của chính mình. Vì vậy tính cạnh tranh thấp, nhu cầu chia sẻ thông tin chưa cao, các sàn không xây dựng chiến lược lâu dài và chỉ mang tính chất đối phó.
Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn là các chủ đầu tư các dự án BĐS vẫn chưa muốn giao dịch qua sàn nên họ đã tìm mọi cách để “lách luật” nhằm mang lại lợi nhuận tối đa. Các giao dịch ngầm như thế này khiến nhà nước thất thu thuế và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng khi mua các sản phẩm kém chất lượng.
BĐS ở TP.HCM: Cung đang vượt cầu
Theo số liệu nghiên cứu thị trường của Cty Cushman & Wakefield, TP.HCM sẽ có thêm khoảng 13 nghìn căn hộ được đưa vào thị trường trong năm nay. Với cơ cấu dân số hiện tại ở TP.HCM thì nguồn cung này sẽ đáp ứng nhu cầu của người mua trong 3 năm tới.
Theo quy định của Bộ Xây dựng, các chủ đầu tư đều phải có sàn giao dịch BĐS để là nơi giới thiệu, mua bán các sản phẩm BĐS của mình. Đi đầu trong các hoạt động kinh doanh BĐS nên TP.HCM cũng là nơi có nhiều sàn giao dịch BĐS nhất nước (356/568 sàn của cả nước).
Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực BĐS, dù số liệu thống kê chưa chính thức nhưng ở
TP.HCM số sàn giao dịch BĐS tự đóng cửa cũng không dưới 100 sàn.
Dạo một vòng qua khu vực đường Trần Não (Q.2) chúng tôi thấy rất rõ cảnh im lìm, đìu hiu của các sàn giao dịch BĐS. Anh Trần Văn Chúc một nhân viên “cò” cho nhiều sàn giao dịch BĐS ở khu vực này cho biết, cách đây vài năm khi thị trường nhà đất nóng sốt thì nơi đây đúng là một cái chợ BĐS. Khi ấy, số lượng các sàn giao dịch và trung tâm môi giới BĐS mọc lên từng ngày san sát nhau. Có thể nói đây là con đường có số lượng sàn giao dịch BĐS nhiều nhất TP.HCM.
Vậy mà bây giờ đi qua khu chợ này chúng tôi thấy nhiều sàn đã biến mất do các ông chủ trả lại mặt bằng; nhiều sàn chuyển sang kinh doanh, dịch vụ… Thay vào đó là những cửa hàng thời trang, VLXD và tạp hóa.
Sàn BĐS thật, sàn BĐS “ảo”
Theo chân một số “cò” nhà đất, chúng tôi còn phát hiện ra một cách môi giới “lách sàn giao dịch BĐS” khá phổ biến. Đó là cứ 2 người trên một xe gắn máy mang theo hồ dán và các tờ giấy khổ A4 in sẵn sản phẩm nhà đất, số điện thoại cần giao dịch. Hồ dán các tờ giấy này được đổ sẵn vào chai nhựa (có đục sẵn 5 - 6 lỗ dưới đáy chai) và chỉ 2 lần miết nhẹ đáy chai và nhanh tay là giấy đã nằm trên cột điện hay tường nhà khắp hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn.
Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi nhiều Cty vẫn duy trì khá tốt các hoạt động của sàn giao dịch BĐS dù gần như chẳng có giao dịch nào trong suốt thời gian qua. Giám đốc một sàn giao dịch có văn phòng tại Q.1 nói rằng, số lượng các sàn tham gia vào thị trường thời gian vừa qua khá nhiều, nhưng trong số đó rất ít sàn có quy mô, bài bản và có uy tín để đủ sức trụ lại thị trường trong thời điểm hiện nay. Thực tế cho thấy trong số các dịch vụ như giao dịch mua bán, môi giới, định giá, tư vấn, quảng cáo, đấu giá và quản lý BĐS, rất ít các sàn giao dịch BĐS cung cấp đủ các dịch vụ trên, phần lớn tập trung vào dịch vụ môi giới.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh BĐS thì tính đến nay cả nước đã có 80 cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận đủ điều kiện hoạt động đào tạo môi giới, định giá BĐS và quản lý điều hành sàn giao dịch BĐS. Tuy nhiên, lý do khiến hiệu quả giao dịch qua sàn chưa cao là do tính chuyên nghiệp tại các sàn còn yếu. Phần lớn các sàn giao dịch do chủ đầu tư tự thành lập để bán sản phẩm của chính mình. Vì vậy tính cạnh tranh thấp, nhu cầu chia sẻ thông tin chưa cao, các sàn không xây dựng chiến lược lâu dài và chỉ mang tính chất đối phó.
Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn là các chủ đầu tư các dự án BĐS vẫn chưa muốn giao dịch qua sàn nên họ đã tìm mọi cách để “lách luật” nhằm mang lại lợi nhuận tối đa. Các giao dịch ngầm như thế này khiến nhà nước thất thu thuế và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng khi mua các sản phẩm kém chất lượng.
BĐS ở TP.HCM: Cung đang vượt cầu
Theo số liệu nghiên cứu thị trường của Cty Cushman & Wakefield, TP.HCM sẽ có thêm khoảng 13 nghìn căn hộ được đưa vào thị trường trong năm nay. Với cơ cấu dân số hiện tại ở TP.HCM thì nguồn cung này sẽ đáp ứng nhu cầu của người mua trong 3 năm tới.
Theo Báo Xây dựng