Tại phiên thảo luận dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) ngày 17/6, nhiều ĐBQH đã đưa ý kiến sôi nổi về các nội dung cần giải quyết trong công tác quản lý đất đai.
Thể hiện mong muốn sớm được Quốc hội thông qua, ĐBQH Tôn Thị Ngọc Hạnh, đoàn Đắk Nông cho rằng, Luật đất đai sửa đổi sẽ là cơ sở giải quyết những vấn đề nổi cộm về kinh tế-xã hội hiện nay với tinh thần “thận trọng trước vấn đề lớn của quốc gia”.
Đối với nhóm từ "kiểm đếm bắt buộc" ở Điều 71, liên quan đến cưỡng chế, thu hồi đất, bà Hạnh đặt câu hỏi: Tại sao phải "kiểm đếm bắt buộc" và để làm gì? Do đó, bà đề nghị cần phải giải thích thêm.
Về vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, bà Hạnh ý kiến: “Nhà nước cần chịu trách nhiệm đa dạng hình thức trả tiền bồi thường cho chủ sở hữu quyền sử dụng đất, có thể nhận tiền bồi thường một lần và cũng có thể nhận tiền bồi thường nhiều lần”.
ĐBQH Nguyễn Thanh Thụy, đoàn Bình Định thì cho rằng, quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu. Do đó các quy định Nhà nước thực hiện quyền thu hồi đất là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên đối với các trường hợp thu hồi đất có nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Nhà nước phải trưng mua, bởi chúng thuộc quyền sở hữu của tổ chức và cá nhân thì Nhà nước không thể thu hồi lại, càng không thể coi đây là việc bồi thường tài sản gắn liền với đất là hệ quả của quyết định thu hồi đất.
"Tôi đề nghị quy định cụ thể trong luật "nhà nước thực hiện thu hồi đất và trưng mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trong các trường hợp sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội” - bà Nguyễn Thanh Thụy nói.
Tán thành với quy định thu hồi đất phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia… nhưng bà Thụy cũng đề nghị, với trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội (tại Điều 62) cần có những quy định chặt chẽ hơn để chứng minh được các dự án vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, còn những dự án mang tính kinh tế đơn thuần hay vì lợi ích của nhà đầu tư thì để nhà đầu tư thỏa thuận với người sử dụng đất để nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.
Góp ý thêm về vấn đề giá đất, bà Thụy cho rằng bảng giá đất của UBND cấp tỉnh ban hành thường thấp hơn rất nhiều so với thị trường, chỉ bằng khoảng 40% giá thị trường. Cá biệt, tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chỉ bằng 18-30% giá thị trường.
Bà Thụy phản ánh: “Do công tác quản lý Nhà nước còn buông lỏng và giá thuê đất quá thấp nên nhiều doanh nghiệp giữ đất sử dụng đất sai mục đích và cho thuê lại đất để hưởng chênh lệch địa tô diễn ra khá phổ biến. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp mới thành lập thì khả năng tiếp cận trực tiếp đất của Nhà nước rất khó khăn, thường phải đi thuê lại của doanh nghiệp trước đó với giá rất cao. Nếu quy định giá đất thuê như dự thảo luật sẽ không đảm bảo cân đối thu chi ngân sách nhà nước từ đất đai”.
ĐBQH Lê Thị Công, đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu lại có ý kiến: Các dự án phát triển kinh tế - xã hội mà để chủ đầu tư tự thỏa thuận với người dân về giá sẽ không thực hiện được, kéo dài thời gian triển khai dự án, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
“Giá đất khi xây dựng phải phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của các loại đất cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, đấu giá quyền sử dụng đất thành công hoặc phù hợp với việc sử dụng đất đối với trường hợp được xác định thu nhập” – ĐB Công đề nghị.
Ở khía cạnh khác, ĐB Trần Ngọc Vinh, đoàn TP Hải Phòng đề cập: “Cần phải bảo đảm hài hòa mục tiêu đất để phát triển kinh tế - xã hội với vấn đề an dân. Nếu coi nhẹ vấn đề an dân thì mục đích phát triển kinh tế - xã hội cũng khó có thể đạt được. Vì lòng dân chưa thuận sẽ tiếp tục tình trạng khiếu kiện tranh chấp về đất đai, tình trạng hoang phí, lãng phí đất đai tiếp tục tồn tại. Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu thấu đáo vấn đề này để bảo đảm phát triển kinh tế ổn định và bền vững”.
ĐBQH đề nghị cần phải bảo đảm hài hòa mục tiêu đất để phát triển kinh tế-xã hội với vấn đề an dân.
Đối với nhóm từ "kiểm đếm bắt buộc" ở Điều 71, liên quan đến cưỡng chế, thu hồi đất, bà Hạnh đặt câu hỏi: Tại sao phải "kiểm đếm bắt buộc" và để làm gì? Do đó, bà đề nghị cần phải giải thích thêm.
Về vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, bà Hạnh ý kiến: “Nhà nước cần chịu trách nhiệm đa dạng hình thức trả tiền bồi thường cho chủ sở hữu quyền sử dụng đất, có thể nhận tiền bồi thường một lần và cũng có thể nhận tiền bồi thường nhiều lần”.
ĐBQH Nguyễn Thanh Thụy, đoàn Bình Định thì cho rằng, quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu. Do đó các quy định Nhà nước thực hiện quyền thu hồi đất là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên đối với các trường hợp thu hồi đất có nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Nhà nước phải trưng mua, bởi chúng thuộc quyền sở hữu của tổ chức và cá nhân thì Nhà nước không thể thu hồi lại, càng không thể coi đây là việc bồi thường tài sản gắn liền với đất là hệ quả của quyết định thu hồi đất.
"Tôi đề nghị quy định cụ thể trong luật "nhà nước thực hiện thu hồi đất và trưng mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trong các trường hợp sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội” - bà Nguyễn Thanh Thụy nói.
Tán thành với quy định thu hồi đất phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia… nhưng bà Thụy cũng đề nghị, với trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội (tại Điều 62) cần có những quy định chặt chẽ hơn để chứng minh được các dự án vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, còn những dự án mang tính kinh tế đơn thuần hay vì lợi ích của nhà đầu tư thì để nhà đầu tư thỏa thuận với người sử dụng đất để nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.
Góp ý thêm về vấn đề giá đất, bà Thụy cho rằng bảng giá đất của UBND cấp tỉnh ban hành thường thấp hơn rất nhiều so với thị trường, chỉ bằng khoảng 40% giá thị trường. Cá biệt, tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chỉ bằng 18-30% giá thị trường.
Bà Thụy phản ánh: “Do công tác quản lý Nhà nước còn buông lỏng và giá thuê đất quá thấp nên nhiều doanh nghiệp giữ đất sử dụng đất sai mục đích và cho thuê lại đất để hưởng chênh lệch địa tô diễn ra khá phổ biến. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp mới thành lập thì khả năng tiếp cận trực tiếp đất của Nhà nước rất khó khăn, thường phải đi thuê lại của doanh nghiệp trước đó với giá rất cao. Nếu quy định giá đất thuê như dự thảo luật sẽ không đảm bảo cân đối thu chi ngân sách nhà nước từ đất đai”.
ĐBQH Lê Thị Công, đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu lại có ý kiến: Các dự án phát triển kinh tế - xã hội mà để chủ đầu tư tự thỏa thuận với người dân về giá sẽ không thực hiện được, kéo dài thời gian triển khai dự án, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
“Giá đất khi xây dựng phải phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của các loại đất cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, đấu giá quyền sử dụng đất thành công hoặc phù hợp với việc sử dụng đất đối với trường hợp được xác định thu nhập” – ĐB Công đề nghị.
Ở khía cạnh khác, ĐB Trần Ngọc Vinh, đoàn TP Hải Phòng đề cập: “Cần phải bảo đảm hài hòa mục tiêu đất để phát triển kinh tế - xã hội với vấn đề an dân. Nếu coi nhẹ vấn đề an dân thì mục đích phát triển kinh tế - xã hội cũng khó có thể đạt được. Vì lòng dân chưa thuận sẽ tiếp tục tình trạng khiếu kiện tranh chấp về đất đai, tình trạng hoang phí, lãng phí đất đai tiếp tục tồn tại. Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu thấu đáo vấn đề này để bảo đảm phát triển kinh tế ổn định và bền vững”.
Theo Infonet