Trong dự thảo sửa Luật Nhà ở, Bộ Xây dựng đề xuất bỏ “sổ hồng” (giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở). Theo Bộ Xây dựng, đề xuất này tránh chồng chéo với Luật Đất đai và thay vào đó chỉ cấp 1 loại “sổ đỏ”.
Ông Đỗ Đức Duy, Chánh văn phòng Bộ Xây dựng cho biết, trước đây, giấy tờ nhà đất gồm 2 loại: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng), giấy chứng nhận sở hữu đất ở (sổ đỏ) bởi trong quy định giữa Luật Đất đai và Luật Nhà ở có sự trùng nhau.
Năm 2003, Luật Đất đai quy định cấp một giấy là giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở và sở hữu tài sản gắn liền với đất. Năm 2005, Luật Nhà ở quy định có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Điều này dẫn tới tình trạng nhà trên đất có 2 loại giấy: “Sổ đỏ” về đất và “sổ hồng” về nhà.
“Bộ Xây dựng sửa Luật Nhà ở lần này nhằm mở rộng không chỉ cấp sổ đỏ cho tài sản trên đất, mà còn cấp cho tài sản trên đất khác như: Văn phòng, trung tâm thương mại...”, ông Duy nói.
Ông Trương Chí Kiên, Phó Tổng giám đốc Cty Cổ phần Him Lam Thủ đô cho rằng, việc sửa Luật Nhà ở lần này của Bộ Xây dựng nhằm tháo gỡ một phần khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS) ở phân khúc văn phòng, trung tâm thương mại. “Trước đây, BĐS văn phòng, trung tâm thương mại muốn vay ngân hàng khó thế chấp bằng chính dự án vì chưa được cấp sổ đỏ”, ông Kiên nói.
Chánh văn phòng Bộ Xây dựng cho biết, những “sổ hồng” đã cấp từ trước vẫn được sử dụng và có tính pháp lý. Sau này nếu có nhu cầu chuyển đổi thì sẽ cấp sổ mới.
Năm 2003, Luật Đất đai quy định cấp một giấy là giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở và sở hữu tài sản gắn liền với đất. Năm 2005, Luật Nhà ở quy định có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Điều này dẫn tới tình trạng nhà trên đất có 2 loại giấy: “Sổ đỏ” về đất và “sổ hồng” về nhà.
“Bộ Xây dựng sửa Luật Nhà ở lần này nhằm mở rộng không chỉ cấp sổ đỏ cho tài sản trên đất, mà còn cấp cho tài sản trên đất khác như: Văn phòng, trung tâm thương mại...”, ông Duy nói.
Ông Trương Chí Kiên, Phó Tổng giám đốc Cty Cổ phần Him Lam Thủ đô cho rằng, việc sửa Luật Nhà ở lần này của Bộ Xây dựng nhằm tháo gỡ một phần khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS) ở phân khúc văn phòng, trung tâm thương mại. “Trước đây, BĐS văn phòng, trung tâm thương mại muốn vay ngân hàng khó thế chấp bằng chính dự án vì chưa được cấp sổ đỏ”, ông Kiên nói.
Chánh văn phòng Bộ Xây dựng cho biết, những “sổ hồng” đã cấp từ trước vẫn được sử dụng và có tính pháp lý. Sau này nếu có nhu cầu chuyển đổi thì sẽ cấp sổ mới.
Theo Tiền phong